Loading...

CÚNG DƯỜNG TRƯỜNG HẠ CÁC TỈNH MIỀN TÂY – C24

CÚNG DƯỜNG TRƯỜNG HẠ CÁC TỈNH MIỀN TÂY – C24
  • 146.950.000 VNĐ

    Đã thu

  • 146.448.500 VNĐ

    Số tiền cần

  • 88

    Lượt đóng góp

0

Ngày

0

Tiếng

lượt xem: 136

THÔNG TIN CHUNG

Nhân mùa An cư kiết Hạ Phật lịch 2558, trong chương trình thuyết giảng Phát tại các tỉnh miền Tây của TT. Thích Nhật Từ và cũng trong khuôn khổ chương trình từ thiện tháng 6 (lần thứ 24), một số thành viên sáng lập Quỹ cùng các mạnh thường quân và Phật tử Quỹ Từ thiện Đạo Phật Ngày Nay chùa Giác Ngộ, trong hai ngày 29 và 30 tháng 6 đã có mặt tại các tỉnh miền Tây tham dự nghe pháp và cúng dường các Trường hạ.

 Tại các Trường hạ chùa Viên Minh và chùa Bạch Vân (phường 2, tỉnh Bến Tre); chùa Từ Huệ xã Tam Phước, (huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre); Chùa Sắc Tứ Linh Thứu (xã Thạch Phú, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang); chùa Hội Linh phường An Thới (Tp. Cần Thơ); Chùa Bửu Trí (Tp. Cần Thơ); Chùa Phật Ngọc Xá Lợi Vĩnh Long (tỉnh Vĩnh Long).

Trước sự chứng minh của các Ban Trị sự tại các địa phương, các chư Tôn đức Tăng Ni, đoàn đã dâng lời tác bạch và cúng dường các chư Tôn đức Tăng Ni với chút tịnh tài, tịnh vật với tất cả tấm lòng và ý thức trách nhiệm, bổn phận của người Phật tử, đồng thời cũng là cơ hội gieo duyên lành cho người Phật tử. Tổng giá trị của 450 phần quà là 146.448.000 đồng, trị giá mỗi phần quà là 325.000 đồng(bao gồm quà Tứ sự và tiền mặt). Ngoài các phần quà là tịnh tài, Thượng tọa còn trao tặng 1.395 quyển sách Thiền và đời sống, Cẩm nang thực tập chánh niệm và khuyến tu.

Phần thuyết giảng:

Tại Trường hạ chùa Viên Minh (gồm cả Ni tại chùa Bạch Vân) phường 2 Tp. Bến Tre trước sự chứng minh cùa 124 chư Tôn đức Tăng Ni, tại đây TT. Thích Nhật Từ đã có buổi thuyết giảng với chủ đề: Kinh nghiệm hoằng pháp của đức Phật. Chỉ sau 6 tháng Giác Ngộ thành Phật, đức Phật đã độ được cho 1.250 vị Tỳ-kheo thuộc giới trí thức, thương gia, chính trị sau đó đức Phật đã độ cho 55 vị  triệu phú, tỉ phú và 8/16 vị vua, cuối cùng mới là giới bình dân.

Con đường hành đạo của đức Phật làm cho giới chính trị, thương gia, trí thức tự nguyện theo, đây là một kinh nghiệm. Còn cách thức làm đạo của chúng ta ngày nay giống như các tôn giáo nhất thần và đa thần. Chúng ta đã vô tình quay lưng lại với giới trí thức, giới chính trị và thương gia…

 Chúng tôi giới thiệu những bài Kinh gốc của đức Phật về cách thức làm đạo của đức Phật với 6 phương pháp hành đạo và 5 cách thu phục và thuyết pháp của đức Phật.

Phật giáo đã có mặt ở 63/64 tỉnh thành, so sánh với các tôn giáo khác thì Phật giáo là một tôn giáo thuyết giảng ít nhất. Chúng ta chỉ tập chung tu mà bỏ quên mảnh hoằng pháp…

Đối với giới trí thức muốn cho họ tin thì phải có logic, có tính triết lý, không thể cho họ những chiếc bánh vẽ như giới bình dân. Lỗi của chúng ta phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc, lỗi của Trung Quốc là tín ngưỡng… Tu sĩ cần phải truyền bá một đạo Phật minh triết…”

Tại Trường hạ chùa Sắc Tứ Linh Thứu  trước 60 chư Tôn đức Ni với chủ đề bài thuyết giảng: Vai trò Ni giới trong việc hoằng pháp độ sinh; Thượng tọa có hai điều: Thỉnh mời các Tôn đức Ni tham gia đào tạo các cử nhân của học viện và chúng ta phải thay đổi cách thức làm đạo phục vụ cho nhân sinh và có 4 đề nghị:

Đề nghị 1: Chư Tôn đức Ni nên mở nhiều trường mẫu giáo vì giáo dục mẫm giáo quan trọng hơn giáo dục Đại học; Đề nghị 2: Chư Ni phải nên năng động hơn khi hoạt động hoằng pháp, mong muốn rằng trên 16,500 ngôi chùa trong cả nước, chùa nào cũng có thuyết giảng Phật pháp thì Phật giáo mới mong phát triển; Đề nghị 3:  Các chu Tôn Ni, với năng khiếu chọn các sở trường của mình phục vụ cho việc hoằng pháp; Đề nghị 4: Tham gia làm từ thiện kết hợp thuyết giảng pháp”.

 Tại chùa Hội Linh theo yêu của Thượng tọa Trụ trì với chủ đề thuyết giảng: Tứ Diệu Đế;

Thượng tọa đã nhấn mạnh: Tầm quan trọng của Tứ Diệu Đế; Truy tìm nguyên nhân khổ đau; Thừa nhận khổ đau; Giải quyết khổ đau bằng Bát Chánh Đạo; Bản chất của hạnh phúc; Con đường hạnh phúc và Niết-bàn… “Lần đầu tiên sau khi thành đạo, đức Phật đã thuyết giảng cho 5 anh em Kiều Trần Như về Tứ Diệu Đế và bài cuối cùng sau 45 năm thành đạo đức Phật cũng thuyết giảng về  Tứ Diệu Đế… Tu theo Tứ Thánh Đế ai tu đúng sẽ đạt được kết quả…”

 Tại Trường hạ Chùa Bửu Trì trước 125 chư Tôn đức Tăng, Ni với chủ đề thuyết giảng của Thượng tọa là “Pháp sư, những điều nên giảng và không nên giảng”. Tại đây, Thượng tọa đã chia sẻ các nội dung cốt lõi của đạo Phật, nhắc lại những lời Phật dậy và nhấn mạnh các Tu sĩ phải là công cụ là cánh tay nối dài của đức Phật với 5 điều mà Thượng tọa đã đưa ra trong bài thuyết giảng. Đặc biệt Thượng tọa đã nhấn mạnh vào điều 5: có 5 điều mà người tu sĩ nên lưu ý: “Không làm nhiệm vụ của thầy bói về xác định ngày giờ chết định mệnh; Không cho rằng bệnh tật là hậu quả của kiếp trước mà do lối sống của hiện tại sai phương pháp; Không quan trọng thời điểm chết; Không nói về nơi sự chết diễn ra; Không quan trọng về chỗ tái sanh… do vậy các tu sĩ đừng bận tâm vào những việc không nên này”.

 Tại Trường Hạ chùa Xá Lợi Phật Ngọc Vĩnh Long, trước 150 chư Tôn đức Tăng, Ni, Thượng tọa có bài thuyết giảng: Thực phẩm cho người Phật tử tại gia. Thượng tọa nhấn mạnh với các chư Tôn đức Tăng, Ni 7 điều về  phương pháp thu hút và chọn cách hành đạo sao cho người Phật tử tại gia: “Nếu chúng ta không mạnh dạn thay đổi thì đang tư 85% dân số theo đạo Phật này chỉ còn  khoảng 38.5% dân số theo đạo Phật… người đi chùa toàn là phụ nữ từ U45 trở nên đó là một việc rất đau lòng…”

Tâm nguyện của một vị Tu sĩ

 “… Có rất nhiều cách thể hiện lòng yêu nước, đối với người Tu sĩ thì chúng ta thể hiện lòng yêu nước bằng cách đó là: Chống lại sự xâm năng văn hóa của Phật giáo Trung Quốc bằng cách đạo Phật Việt Nam phải quay về với đạo Phật gốc, không truyền bá mê tín và những lời không phải của dức Phật dạy. Phải giữ gìn bản sắc văn hóa Việt Nam. Là người Việt Nam phải thờ các thánh Việt Nam như Thánh Dóng; Trần Hưng Đạo; Hai Bà Trưng, Võ Nguyên Giáp, không thờ các thánh Trung Quốc. Các kinh sách, nghi lễ, sắc phục, các tượng, chữ viết, bảng tên chùa, câu đối  chùa phải là chữ Việt của người Việt không phải là của Trung Quốc. Cái gì hay, đúng thì chúng ta học cái gì không đúng, thì chúng ta phải mạnh dạn loại bỏ…”

 Dẫu biết rằng  việc từ bỏ những cái đã bám dễ và có mặt cả 2.000 năm qua tại Việt Nam không phải là chuyện dễ, đó là một việc rất khó, nhưng không thể không làm. Nếu không làm thì bản sắc Văn hóa của dân tộc, Văn hóa Phật giáo Việt Nam sẽ bị biến mất, điều đó chúng ta sẽ rất khó bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ trước sự xâm năng của Trung Quốc.”

Những cảm xúc về các buổi thuyết giảng

Với hai ngày, 5 buổi thuyết giảng cho 5 địa đỉểm khác nhau tại các tỉnh Bến Tre, Cần Thơ, Vĩnh Long. Ngay sau thời gian bài giảng chính ở các buổi thuyết giảng là phần trả lời các câu hỏi mà các chư Tôn đức Tăng, Ni đưa ra với những câu hỏi có giá trị và rất hay như: “ Với cuộc sống hiện đại thời nay, con người ngày càng có học vấn và sự hiểu biết càng cao. Vậy chúng con phải làm sao để hướng dẫn được…; Làm thế nào để cho Tăng Ni sinh có được trí nguyện tu học chọn vẹn trên bước đường tu học từ Trung cấp đến Cao đẳng hoặc đi du học? xin Thượng tọa cho chúng con kinh nghiệm tu học từ bản thân của Giảng sư; Trong kinh Pháp Hoa có câu “Lạy Phật một lạy tội diệt hà sa; Dù cho tạo tội hơn núi cả. Chẳng nhọc Diệu Pháp vài ba hàng” Xin Thầy cho biết đó có phải là lời Phật nói? Trước tình hình biển Đông, với vai trò chư Ni thì chúng con phải thể hiện như thế nào? TT làm thế nào để vượt qua được những khó khăn trong quá trình tu tập?; TT hay vào các trại giam, các trại cai nghiện, các trung tâm bảo trợ xã hội v.v… việc TT giảng pháp như vậy có bao nhiêu % có tác dụng?…; Con là Phật tử tại gia, theo pháp môn Tịnh Độ, con chỉ biết có bài kinh Vô Lượng Thọ, Quán vô Lượng Thọ và A Di Đà, con không biết có bài kinh Tứ Diệu Đế… Sự khác nhau giữa đạo Phật gốc … Phật tử tại gia chúng con phải đọc những bộ kinh nào…?  Những bài kinh chúng con đọc hiện nay toàn từ  Hán Việt, chúng con đọc không có hiểu, nhưng các chùa lại cứ thích tụng và cho rằng đọc tụng những bài kinh đó nghe linh thiêng hơn; Tại sao các kinh sách hiện nay không thống nhất trong các chùa? Chúng con bao năm nay đã niệm Phật và cầu xin Phật và mong tìm con đường giải thoát. Vậy chúng con sẽ theo Tứ Diệu Đề như Thầy giảng hay nên tiếp tục niệm Phật?……….”

Chỉ trong hai ngày thuyết giảng Thượng tọa đã thuyết giảng trên 16 giờ, giá mà có thời gian thì còn không biết bao nhiêu câu hỏi nữa sẽ được đưa ra, người hỏi đều phải rất vội vàng, chỉ sợ làm mất thời gian, chỉ sợ hết thời gian, có buổi thuyết giảng tại chùa Bửu Trì thời gian đến 3,5 tiếng mà dường như còn không biết bao nhiêu câu hỏi của mọi người vẫn chưa đựơc đưa ra. Những câu hỏi tại đây là những câu hỏi rất khó và rất có gía trị, nó  không chỉ là câu hỏi của  riêng cho người hỏi mà cũng là thắc mắc của rất nhiều người khác nữa.

 Tại chùa Hội Linh theo Phật tử cho biết thì chỉ 20 giờ tối thường nhật là kết thúc khóa lễ, nhưng hôm nay thì đã 21h30 rồi mà ai cũng còn luyến tiếc “ quá đã, quá tuyệt vời, Thầy ơi! lần sau lại mời nữa Thầy nhé…” trong khi rất nhiều câu hỏi vẫn còn trong tay mọi người mà chưa đến lượt.

Những bài thuyết giảng và trả lời của Thượng tọa đã làm cho rất nhiều người phải kinh ngạc nếu như lần đầu tiên biết đến Thượng tọa, còn chúng tôi, những Phật tử cùng theo Thầy trong chuyến đi thì “ xuất thần, Phật nói chứ không phải Thầy đang nói”.

Quả thật là chúng tôi, những người có mặt trong chuyến đi này đã được một trong ba: vừa làm trách nhiệm và bổn phận của người Phật tử, vừa được nghe thuyết giảng, vừa cảm nhận và tận mắt chứng kiến và tai nghe được những câu nói, những cái gật đầu, những tiếng vỗ tay và cả  lời tán dương Thượng tọa của đại diện chư Tôn đức Tăng Ni trường Hạ chùa Viên Minh làm mọi người thật xúc động.

Và đây là một cảm nhận của một Phật tử Nam sinh viên năm thứ 4, Lư Kiến An: “em thấy lời giảng sư nói rất thẳng và em thấy rất có lợi cho người Phật tử, em rất thích nghe pháp của Thượng tọa. Tất tiếc là hết giờ rồi, em còn rất nhiều điều muốn hỏi Thầy”.

Những lời chào lưu luyến, những món quà “quê nhà lá vườn”, những bữa ăn được chính các Ni sư, Ni cô chuẩn bị cho đoàn đã làm cho đoàn khó có thể quên được.

Chúng con cảm ơn Thượng tọa, cám ơn các chư Tôn đức Tăng Ni, cám ơn những Phật tử các nơi mà đoàn đã đến, cám ơn  các mạnh thường quân các nhà hảo tâm cám ơn tất cả đã tạo duyên phước cho chuyến đi thành công tốt đẹp.

Báo cáo


Đăng ký

Địa chỉ

Email

Facebook