Loading...

TRAO TẶNG HỌC BỔNG MÙA XUÂN CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHXH&NV TP. HCM – C36

TRAO TẶNG HỌC BỔNG MÙA XUÂN CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHXH&NV TP. HCM – C36
  • 315.890.000 VNĐ

    Đã thu

  • 450.000.000 VNĐ

    Số tiền cần

  • 64

    Lượt đóng góp

0

Ngày

0

Tiếng

lượt xem: 173

THÔNG TIN CHUNG

Để thực hiện tiếp chuỗi hoạt động nhân văn trong chương trình lễ kỷ niệm 30 năm xuất gia của TT. Thích Nhật Từ tối 29/11 đã công bố, chiều 1/12/2014 tại trường Đại học KHXH&NV Tp.HCM đã diễn ra lễ trao học bổng “ Quỹ Đạo Phật Ngày Nay” do TT. Thích Nhật Từ, Chủ tịch Quỹ, các sáng lập viên, các mạnh thường quân cùng các Phật tử đã có mặt tại trường Đại học KHXH&NV Tp.HCM để thực hiện trao tặng 100 xuất học bổng cho các sinh viên giỏi có hoàn cảnh khó khăn.Về phía trường Đại học KHXH&NV có sự hiện diện của TS. Nguyễn Khắc Cảnh- Phó Bí thư Đảng ủy, Phó hiệu Trưởng trường; TS. Nguyễn Thị Kim Loan- Trưởng phòng công tác sinh viên/ Giám Đốc TT Tư vấn hướng nghiệp & phát triển nguồn nhân lực; PGS.TS. Nguyễn Công Lý -PGDĐ Trung tâm nghiên cứu tôn giáo; PGS,TS. Hồ Minh Quang- Trưởng khoa Đông Phương học; Ths. Nguyễn Thu Phương- Phó trưởng Ban Nhân Bản học; Ths. Trần Thị Bích Liên- Phó Trưởng khoa xã hội học; Ths. Nguyễn thị Lê Dung-Phó Trưởng khoa Ngữ Văn cùng với các Thầy Cô từ các khoa và đặc biệt là 100 bạn sinh viên được nhận học bổng trong buổi chiểu nay cùng có mặt  tham dự.Trước khi trao tặng học bổng, TT. Thích Nhật Từ đã có đôi lời chia sẻ “Có mặt hôm nay tại hội trường trường Đại học KHXH&NV là một niềm vui lớn của chúng tôi và các thành viên Quỹ Đạo Phật Ngày Nay chùa Giác ngộ. Trong bốn năm qua, nhờ chủ trương đặc biệt của PGS,TS, Nhà giáo ưu tú Võ Văn Sen, Hiệu trưởng trường  và Học viện PGVN.TP,HCM nơi chúng tôi may mắn gánh vác vai trò Phó viện trưởng có cơ hội cộng tác và tổ chức hội thảo cấp quốc gia đã được 4 lần. Cuối tháng 4 năm 2015, hai cơ quan sẽ tổ chức hội thảo quốc tế lần thứ 5 và cũng thông qua những lần hội thảo như thế, chúng tôi đã có cơ hội gắn bó với trường nhiều hơn. Năm 1994, chúng tôi có cơ hội sang Ấn Độ du học, trải qua 7 năm với rất nhiều khó khăn mà một sinh viên du học gặp phải, nên chúng tôi có mối cảm thông rất đặc biệt với các Tăng Ni du học sinh và các sinh viên.Sức người thì có hạn, bắt đầu từ năm 2014 này, Quỹ đạo Phật Ngày Nay của chúng tôi sẽ phát nguyện đồng hành với các sinh viên của trường Đại học KHXH&NV tối thiểu mỗi năm 100 xuất học bổ bán phần. Điểu này thể hiện của ít lòng nhiều mà các Phật tử thành viên của Quỹ đã tha thiết với niềm hy vọng rằng: việc trao tặng phần quà nho nhỏ này để trở thành một nguồn khích lệ tinh thần, để các bạn sinh viên thấy được rằng ngoài cha mẹ, những người thân và Ban Giám hiệu các Thầy Cô giáo, những người trực tiếp truyền trao tri thức cho chúng ta thì còn có ít nhất là những người khác cùng nghĩ đến tương lai của tất cả các bạn. Mong rằng các bạn sẽ hoàn thành suất sắc chương trình học của mình. Theo đức Phật:Tri thức là chiếc chìa khóa vô cùng quan trọng cho sự lập nghiệp của một đời người. Khi nhìn thấy đầy dẫy những bất công mà thể chế tầng lớp xã hội Ấn Độ mang lại niềm đau, nỗi khổ cho con người,Thái tử Tất-Đạt- Đa đã từ bỏ cơ hội làm vua, tìm kiếm con đường Minh triết, khi đã giác ngộ thì suốt 45 năm sau đó đức Phật đã để lại gần 30 ngàn bài kinh Minh triết và đạo đức, nói một cách duy nhất là xóa mù chữ và xóa mù chữ về tôn giáo. Mù chữ về tri thức và mù chữ về tôn giáo đã làm cho người ta sợ thượng đế và thần linh , sợ hãi mọi thứ.Trường Đại học KHXH&NV là một trong những trường là nơi đào tạo các sinh viên thuộc KHXH&NV đứng đầu trên toàn quốc về đối tượng đóng góp. Chúng tôi tin rằng, các bạn sinh viên theo học các khoa của trường sẽ có một nền tảng rất vững chắc cho đoạn đường tương lai ở phía trước và bằng chìa khóa tri thức cộng với đạo đức và với lý tưởng sống, chúng ta không chỉ giải quyết được vấn nạn nghề nghiệp và tương lai của mình, chúng ta còn góp phần phát triển đất nước. Đất nước chúng ta đang trong giai đoạn hội nhập và toàn cầu hóa, do đó tri thức của sinh viên, tri thức của thế hệ trẻ sẽ là nguồn nhân lực rất quan trọng để góp phần làm cho đất nước chúng ta không còn mặc cảm, tự ti là nước nhược tiểu so với các nước trong khu vực và trên thế giới”Đại diện cho phía nhà trường TS. Nguyễn Khắc Cảnh – Phó Bí thư Đảng ủy, Phó hiệu Trưởng trường đã thay mặt cho nhà trường phát biểu: ” … chúng ta vô cùng cảm thấy ấm áp, tự tin bởi vì bên cạnh sự cố gắng của chúng ta còn có sự đồng hành của người thân yêu như là gia đình, thầy cô, nhà trường. Bây giờ, chúng ta còn nhận được sự đồng hành hết sức quí báu của xã hội, của  nhà Phật mà đại diện là TT. Thích Nhật Từ đã có những lời rất chân thành và quí báu của Thượng tọa, nó sẽ trở thành một điều tâm niệm trong tất cả sinh viên có mặt ngày hôm nay. Mong các bạn sẽ nhận ở đó không phải chỉ là 3 triệu đồng đễ trang trải  học phí mà còn là tình cảm lớn lao thể hiện sự chia sẻ của xã hội và khi đã nhận được sự chia sẻ của xã hội thì chúng ta phải nhận thấy được trách nhiệm của mình với xã hội mà trước mắt  là xử dụng sự giúp đó một cách hợp lý để ta có điều kiện hơn nữa để học tập trao dồi, đạt được nhiều thành tích học tập trong tương lai, đó cũng là mục đích của học bổng này và cũng là mong muốn và tình cảm mà Thượng tọa đã dành cho chúng ta “.Sau phát biểu của TS.Nguyễn Khắc Cảnh- Phó Bí thư Đảng ủy, Phó hiệu Trưởng trường, lễ trao học bổng cho 100 sinh viên giỏi đã được diễn ra, mỗi xuất học bổng có giá trị 3 triệu đồng. Tổng giá trị xuất học bổng được trao là 300 triệu đồng. Ngoài ra, Quỹ còn trao tặng cho các em các cuốn sách: 130 quyển “Tia Chớp”;130 quyển : “Thiền Hạnh Phúc Sức Khỏe và Thành Công Trong 8 Tuần”;130 quyển “Đừng Vì Tiền Phụ Nghĩa Quên Tình”;130 quyển “Đức Phật và Phật Pháp”;130 quyển “423 Lời vàng”;130 quyển “Kinh Phật Cho Người Mới Bắt Đầu” và 130 cuốn “Đứng Dậy và bước đi”Đại diện cho sinh viên bạn Huỳnh Thị Tú Linh, hiện là sinh viên năm 4 khoa VH&NN đã nói:” … Được nhận học bổng hỗ trợ ngày hôm nay, đối với chúng em,  đây không chỉ là món quà về vật chất hết sức kịp thời, có ý nghĩa mà còn là nguồn động viên tinh thần hết sức quí báu. Giá trị học bổng không chỉ giúp chúng em trang trải một phần chi phí cho việc học tập và sinh hoạt hàng ngày mà còn là nguồn động viên to lớn, tạo động lực để chúng em học tập, rèn luyện tốt hơn nữa …”Phần pháp thoại và giao lưuSau phần trao học bổng là phần thuyết giảng của TT. Thích Nhật Từ với chủ đề ” Sống là cho”  với 3 nội dung chính: Khái niệm về sự sống; Sự cho và hiến tặng nụ cười …”  Khái niệm sống trong đạo Phật trong kinh Trung bộ và kinh Trường bộlà hai bài kinh nguyên thủy nhất của đức Phật đề cập đến mỗi một loại hình mà theo đó đề cập đến  bốn loại hình mà theo đó sự sống của con người và vạn vật được hình thành: thứ nhất là sanh từ trứng của chim và các loài có cánh; thứ hai sanh từ bào thai thuộc thế giới của một số loài động vật mà cao cấp là con người; thứ ba sanh từ sự ẩm thấp, tức là điều kiện ẩm thấp đã làm cho một số loại côn trùng, vi tế có mặt.; thứ tư sanh từ sự tiến hóa, tức là những phản ứng hóa học, những hay đổi làm cho hành tinh của chúng ta có thêm một số chủng loại mới đồng thời làm tuyệt chủng một số chủng loại khác. Nói về sự sinh của con người trong bản kinh Vu Lan có mô tả ” Hoài thai như mang đá, thương con ngại gió mưa, áo quần không sửa soạn, son phần chẳng còn ưa” … Trao tặng sự sống của người mẹ đối với con thơ  trong bào thai được  mô tả như ba ngôi sự sống…Như vậy, bản chất của sự sống là một tiến trình của sự cho… Khái niệm cho trong đạo Phật, trong hàng trăm bài kinh đức Phật dùng khái niệm dāna trong tiếng Pali và Sanskrit  chỉ cho sự hiến tặng quyền sở hữu cho một cá thể hay tập thể, cho những cá thể hay tập thể khác, về phương diện pháp luật và quan hệ dân sự …Việc trao tặng quyền sở hữu của chúng ta cho những người có nhu cầu trở thành một hoạt động mang nhân văn mà ở đây sự cho phải được thực hiện trên nền tảng mà theo đức Phật: Thứ nhất: Hoan hỷ trước khi trao tặng, tức là người hiến tặng phải phát xuất từ cái tâm chân thành thực sự chứ không phải mưu cầu một cái gì đó cho bản thân mình ngay thời điểm đó hay sau đó; Thứ hai là hoan hỷ đang khi làm vì nếu hiến tặng bằng một thái độ thờ ơ hay là như ban ơn để buộc người ta phải nhớ ơn mình; Thứ ba là hoan hỷ sau khi làm, nghĩa là sau khi người tiếp nhận có nghĩ tưởng  đến hành động đó hay không thì công việc của người hiến tặng phải nhận thức được rằng: kể từ thời điểm đó tôi không còn là sở hữu chủ của nó mà hãy để gió cuốn đi tới những nơi có nhu cầu…Hiến tặng nụ cười: Nụ cười không phải là một cái gì đó mà chúng ta phải bỏ tiền ra để có được nó. Hiền tặng nụ cười tức là trao niềm vui cho người khác để cho người có cơ hội tiếp xúc với chúng ta trải nghiệm được không khí hân hoan, phấn khởi, vui tươi sảng khoái…” Trong phần giao lưu với sinh viên, tuy thời gian còn lại là rất ít nhưng đã có những câu hỏi được đặt ra cho Thượng tọa: Sống là gửi, thác là về, xin Thầy giải thích; Tu tại tâm, không tu tại miệng, ăn chay 1-2 ngày trong tháng, người ăn chay phải kiêng cữ nhiều thứ, không đụng vào chén bát của người ăn mặn ,rồi phải  trụng nước sôi…?; Cái chết không phải là vĩnh hằng mà sau khi chết được đầu thai, tại sao người khác hay nói: nên làm việc thiện, tránh làm chuyện ác như sát sinh, bỏ rơi con cái khi đang trong bào thai hay ngay khi sinh ra, khi chết sẽ bị dầy xuống 9 tầng địa ngục, làm trâu ngựa mà không được làm người nữa?; Mỗi con người đều có tố chất để thành công, bằng việc tìm ra niềm đam mê của chính bản thân mình, vậy làm thế nào tìm ra được niềm đam mê của bản thân?; Theo đạo Phật thì có  cơ sở nào để tin vào ngày giờ tốt xấu, cho con người, cho một hành động, một  việc làm gì đó trong cuộc sống?; Hiện em là sinh viên năm thứ 4, em có rất nhiều sự lưa chọn về công việc của mình. Vậy làm thế nào để em có lựa chọn đúng đắn và phù hợp?Các câu hỏi đã được Thượng tọa giải thích và trả lời giao lưu cùng các bạn sinh viên ( xin mời nghe đầy đủ trên Đạo Phật Ngày Nay trong thư mục Pháp âm).Buổi pháp thoại đã được kết thúc trong niềm vui hoan hỷ của cả người trao tặng và người tiếp nhận.Cũng trong chuỗi hoạt động nhân văn này. Quỹ cũng đã trao tặng trực tiếp một phần học phí cho 80 sư cô học cử nhân Sư phạm Mầm non, ngay tại buổi lễ tối 29/11 cho  Ni Trưởng. TN. Tịnh Nguyện với tổng số tiền đã được trao tặng là 150 triệu ( trong đó có sự đóng góp của ĐĐ. Thích Nhật Thiện 50 triệu; 50 triệu của Thanh Danh).Việc trao tặng học bổng, đào tạo Tăng tài và những sinh viên giỏi cho đất nước là một trong những sứ mệnh của Quỹ Từ Thiện Đạo Phật Ngày Nay. Nhân dịp, lễ kỷ niệm 30 năm ngày xuất gia của Thượng tọa Thích Nhật Từ  cho những sinh viên có thành tích học tập vượt trội của trường Đại học KHXH&NV mang một ý nghĩa tri ân đến nhà trường đã đồng hành cùng với GHPGVN, Tp.HCM trong suốt bao năm qua và hy vọng sự gắn kết giữa trường và GHPGVN,Tp.HCM mãi mãi bền chặt để cùng nhau đem Đạo vào Đời đem Tứ diệu đế là pháp môn thù diệu, một đóng góp vô tiền khoáng hậu của đức Phật cho lịch sử tư tưởng tôn giáo thế giới.”Tuy số phần học bổng này là ít và giá trị cũng quá khiêm tốn, nhưng đó là tất cả những gì mà TT. Thích Nhật Từ  đã chia sẻ ở trên.Lời Cám ơnXin cám ơn Ban Giám hiệu trường, các thầy cô và các bạn sinh viên  trường  Đại học KHXH&NV Tp.HCM đã cho Quỹ có một cơ hội đồng hành, cám ơn tất cả những gì mà nhà trường đã đóng góp to lớn cho sự phục hưng của Phật giáo Việt Nam  và Học viện Phật giáo Việt Nam nói chung và với TT. Thích Nhật Từ nói riêng.Xin cám ơn Thượng tọa, cám ơn các mạnh thường quân, các nhà hảo tâm và Phật tử đã cho mọi người cảm nhận được hết ý nghĩa “ Sống là cho” thấm đậm tính nhân văn cao cả này nhân dịp lễ kỷ niệm 30 năm ngày xuất gia của TT. Thích Nhật Từ và kính mong mọi người tiếp tục đồng hành của Quỹ thực hiện chương trình của những tháng tiếp theo.

Báo cáo

Hình ảnh


Đăng ký

Địa chỉ

Email

Facebook