Loading...

ĐỊNH HƯỚNG CHO TUỔI THIẾU NIÊN

Tuổi thiếu niên là một giai đoạn phát triển rất quan trọng trong vòng đời của mỗi người. Ở lứa tuổi này diễn ra nhiều sự biến đổi về cả phương diện sinh lý cũng như tâm lý, có nhiều “biến cố” rất đặc biệt.

The Peguin Dictionary of Psychology (Từ điển Penguin về Tâm lý học) của tác giả Arthur S. Reber và Emily S. Reber đã định nghĩa tuổi thiếu niên như sau: Tuổi thiếu niên là giai đoạn phát triển được đánh dấu bằng sự khởi đầu của quá trình dậy thì và kết thúc bằng sự đạt được mức độ trưởng thành về tâm lý cũng như sinh lý(1). Còn The Gale Encyclopedia of Psychology (Bách khoa Từ điển về Tâm lý học của NXB. Gale) do Bonnie R. Strickland chủ biên thì định nghĩa: Tuổi thiếu niên là nói đến thập niên thứ hai trong vòng đời của con người, tức là từ 10 đến 20 tuổi. Tuổi thiếu niên còn được gọi là tuổi dậy thì(2). Đây chính là độ tuổi không quá lớn cũng không quá nhỏ.

Đây chính là giai đoạn hình thành nên các tính cách, hành vi sau này, chính vì vậy thiếu niên chính là giai đoạn tiếp nối giai  đoạn “Búp trên cành” của trẻ em. Khi là “Búp trên cành”, các em sẽ vô tư làm những điều mình thích, được Ba Mẹ nuông chiều, các em rất ngây thơ và trong sáng,… Nhưng khi đã bước qua Thiếu niên thì các em dần ý thức được trách nhiệm của mình nhưng điều đó cũng rất là mơ hồ nếu không được định hướng kỹ càng.

Chính vì những lẻ đó, việc định hướng phát triển như thế nào cho độ tuổi thiếu niên luôn được xã hội quan tâm. Các em thiếu niên không còn là trẻ em nữa, và các em có thể tự ý thức được điều này. Trong giai đoạn này, các em luôn có khát khao trở thành người lớn, muốn được mọi người nhìn nhận và luôn tự khẳng định bản thân. Trong việc mong mỏi được mọi người nhìn nhận các em thiếu niên một là sẽ có những suy nghĩ hành động tích cực và hai là các em sẽ có những suy nghĩ chưa đúng đắn. Vì vậy việc định hướng cho độ tuổi này không chỉ dành riêng cho từng gia đình, xã hội mà ngay tự thân các em cũng phải có những định hướng đúng đắn.

Việc định hướng cho tuổi thiếu niên không chỉ các phương diện giáo dục về lối sống, hành vi, giao tiếp, ứng xử,… mà chúng ta cần phải quan tâm đến việc định hướng phát triển tinh thần cho các em. Trong phạm vi gia đình và nhà trường, muốn hiểu rỏ các em, trước hết các bậc Cha Mẹ phải thường xuyên gần gũi, chia sẻ và tâm sự với các em. Còn trong việc định hướng về mặt tinh thần, thiết nghĩ không gì tốt hơn là hướng các em vào môi trường có đầy đủ sự hiểu biết và tình thương yêu, vì khi các em thiết lập được thương yêu thì các em sẽ có một cái nhìn hoàn toàn mới mẻ và tích cực.

Thật may mắn là Phật giáo đã đồng hành cùng với dân tộc trong suốt hơn nghìn năm qua, với tinh thần nhập thế mang ánh sáng của yêu thương và hiểu biết đến với mọi người. Đâu đó chúng ta vẫn thường hay nghe

“Mái chùa che chở hồn Dân tộc

Nếp sống muôn đời của Tổ tông”

Mái chùa chính là nơi chứa đựng cái hồn của quê hương đất nước, chính vì vậy mà dọc Việt Nam hầu như có rất nhiều chùa. Khi bước vào một ngôi chùa, điều mà ta cảm nhận được đó chính là sự an tĩnh. Không hiểu sao cánh cửa chùa luôn là vậy và sao này vẫn sẽ là vậy. Chùa chính là nơi mà niềm yêu thương luôn đong đầy, những giá trị về lời dạy của Đức Phật luôn hằng ngày hằng ngày giúp chuyển hóa nỗi khổ niềm đau cho mọi người. Và đây sẽ là nơi thích hợp nhất để nâng cao giá trị tinh thần cho độ tuổi thiếu niên cùng trao dồi và củng cố những giá trị tốt đẹp nhất.

Nhìn chung, giáo dục và định hướng nếp sống cho các em thiếu niên là một nhiệm vụ khó khăn. Nếu thiếu thận trọng thì rất dễ gây ra những phản ứng tiêu cực ở nơi các em. Thật may mắn là với một kho tàng giáo lý nhân văn sâu sắc của Phật Giáo thì việc định hướng nếp sống đạo đức cho thiếu niên đã có hướng giải quyết, qua từng lời dạy của Đức Phật, các em sẽ có cơ hội học hỏi mở rộng được lòng yêu thương, hiểu được những giá trị của cuộc sống. Các em sẽ có được suy nghĩ tích cự hơn, sẽ định hướng được nếp sống lành mạnh để lánh xa các vấn nạn tiêu cực,… từ đó các em sẽ biết cách củng cố và hoàn thiện bản thân mình.

Vì vậy trong việc định hướng phát triển nhân cách và đạo đức cho các em trong độ tuổi thiếu niên rất cần sự kết hợp giữa gia đình, nhà trường và nhà chùa. Một sự kết hợp cần thiết và hiệu quả trong công tác giáo dục hiện nay.

(1) Arthur S. Reber và Emily S. Reber (2001), The Penguin Dictionary of Psychology, 3rd Edition, Penguin Reference, New Delhi, p.13.

(2) Bonnie R. Strickland (Executive editor, 2001), The Gale Encyclopedia of Psychology, 2nd Edition, Gale Group, USA, p.11.

Tài liệu tham khảo 1- Arthur S. Reber và Emily S. Reber (2001), The Penguin Dictionary of Psychology, 3rd Edition, Penguin Reference, New Delhi. 2- Bonnie R. Strickland (Executive editor, 2001), The Gale Encyclopedia of Psychology, 2nd Edition, Gale Group, USA. 3- Irving B. Weiner (Editor-in-Chief) (2003), Handbook of psychology, Volumn 6: Psychological development, John Wiley & Sons, Inc., Canada. 4- Spencer A. Rathus (1993), Psychology, 5th Edition, Harcourt Brace College Publishers, USA. 5- Vũ Thị Nho (2003), Tâm lý học phát triển, in lần thứ hai, NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

Có thể bạn quan tâm


Đăng ký

Địa chỉ

Email

Facebook