Loading...

KHÓA TU THIỀN KỲ 7 – TT07

KHÓA TU THIỀN KỲ 7 – TT07
0

Ngày

0

Tiếng

lượt xem: 76

THÔNG TIN CHUNG

Người càng sống trong tỉnh thức, trong chánh niệm thì bình an, hạnh phúc càng nhiều! Các bạn sẽ được hướng dẫn thực tập Thiền Tứ niệm xứ, nuôi lớn tỉnh thức, luôn sống trong chánh niệm để có cách hành xử trước mọi thăng trầm của cuộc sống tại các khóa tu thiền ở chùa Giác Ngộ. Khóa tu Thiền Kỳ  7: Ngày13-08-2017(22-06 Đinh Dậu) đã được diễn ra tại chùa Giác Ngộ.

Mở đầu cho khóa thiền các thiền sinh cùng Tăng đoàn tụng Kinh Bốn phép quán niệm  đây là bản kinh được TT. Thích Nhật Từ biên soạn thuần Việt hóa. Bản kinh giúp cho người đọc  thực hiện thanh tịnh, vượt thắng phiền não, đoạn diệt ưu khổ.  

Phần pháp thoại thiền

Để trao truyền và hướng dẫn các thiền sinh thiền tập, ĐĐ. Thích Ngộ Phương, một trong những đệ tử xuất sắc của TT. Thích Nhật Từ, người đã có nhiều năm tu học và tu tập thiền tại nước ngoài, hiện đang trở về làm thiện sự, hướng dẫn tu tập thiền, dạy thiền bằng tiếng Anh tại chùa Giác Ngộ đã mang đến cho các thiền sư bài pháp thoại với chủ đề: ‘’ Nuôi lớn tỉnh thức trong đời sống gia đình’’.

Theo Đại đức, gia đình là nơi có tệ gì đi chăng nữa thì cũng là một gia đình cùng dòng máu, cùng huyết thống. Cho nên, nếu bình an và hạnh phúc mà không có trong gia đình thì hiếm có một nơi nào khác, ngoại trừ gia đình tâm linh, nếu ở đó có chân thật, tu tập. Gia đình là huyết thống tâm linh hóa không được thì gia đình không huyết thống tâm linh hóa còn khó hơn. Nếu gia đình mình chưa có hạnh phúc là mình biết gia đình đó thiếu đi tâm linh thiêng liêng, cung kính ở trong đó. Gia đình bắt người từ tình yêu thương của hai người nam và nữ kết thành vợ và chồng. Bắt nguồn từ cội nguồn gia đình là từ  thương yêu. Nhưng thương yêu mà không có hiểu biết thì thương không khéo trở thành hại. Thương mà không hiểu thì người mình yêu trở thành đau thương.

Đại đức đã phân tích cái khổ của một gia đình bắt nguồn từ nguyên nhân bất toàn của tham ái, tham tiền, tham danh, tham lợi. Bởi cái đau không vốn sẵn có nên phải đi tìm một cái gì đó bên ngoài như là một sản phẩm tạo tác trong mình để qua đó nhờ cái sản phẩm đó khỏa lấp đi lòng tham, đáp ứng lòng tham mà mình nghĩ cái thỏa mãn tức thời đó mang đến cho mình hạnh phúc đó là mê mờ mà mê mờ là nhân mà quả của mê mờ là đau khổ. Khi một gia đình mà trong lòng gia đình đó  là thân thuộc, huyết thống mà không có hạnh phúc thì chắc chắn những đứa con trong gia đình đó khi lập gia đình thì khó lòng mà có hạnh phúc…

Đại đức cũng phân tích về Tỉnh thức thiền tập ( thiền không phải là ngồi thiền mà niệm Phật cũng thiền, trì chú cũng thiền). Thiền ở đây là giữ mình thanh tịnh, trong sạch bớt đi quá khứ của cái tôi ảo tưởng. Sống chọn vẹn trong từng phút giây tinh khôi, mới mẻ, tu chừng nào để đời sống nhẹ nhàng thì tâm từ bạn ngày càng lớn nên thì đó là thiền tập.

Khi xác định được mục đích sống tỉnh thức rồi thì sẽ có phương pháp nuôi lớn tỉnh thức.

Tóm lại : Hạnh phúc đích thực của gia đình chỉ có thể dựa trên tỉnh thức. Hạnh phúc nhiều là bởi tỉnh thức nhiều. Đặt nền tảng hạnh phúc trên tỉnh thức thì bắt đầu bớt đi nhu cầu của sở hữu và tìm kiếm hạnh phúc ở bên ngoài dựa trên lòng tham của ái tình xác thịt, cảm xúc và danh lợi tiền tài. Khi bạn bắt đầu bớt đi cảm xúc ở bên ngoài sẽ vững vàng ở bên trong và bạn có nhiều thời gian để xây dựng ngôi nhà bên trong của mình.  Hãy làm việc gì đó xong hành cùng một lúc. Hãy tâm linh hóa gia đình, để người chồng, người con đi làm xong muốn quay về. Gia đình là cái nơi của cùng một dòng máu, là nơi để dòng máu hóa lại cái lòng tham để sống tỉnh thức để có hạnh phúc. Đến lúc đó, họa may mới có các thành viên trong gia đình cùng với nhau đi chung trên một con đường của hạnh phúc đích thực.

 Sau phần pháp thoại là phần thiền ca do ban nhạc Diệu âm thực hiện  sau đó là giờ thực tập thiền tọa, thiền hành do ĐĐ. Thích Ngộ Phương hướng dẫn cho các thiền sinh.

 Chương trình Pháp thoại buổi chiều

Các thiền sinh  được may mắn đón ĐĐ.ThS. Thích Minh Tấn, tốt nhiệp cử nhân Anh văn tại Trường Đại học ngoại ngữ Hà Nội và trúng tuyển đi du học tại Phần Lan, thầy đã tốt nghiệp thạc sĩ Phật học tại Phần Lan, hiện thầy là trụ trì chùa Đại Thọ ở Phần Lan.

Với chủ đề: ‘’Ứng dụng pháp môn chánh niệm trong đời sống hàng ngày’’.

Bài pháp thoại được chia làm hai phần: i) Sự mầu nhiệm của pháp môn chánh niệm; ii ) Chia sẻ về sự tu tập pháp môn chánh niệm trong cuộc sống.

Đại đức, đã kể lại kinh nghiệm dạy thiền cho người Phần Lan và sự hiệu dụng của việc học thiền của người Phần Lan trong những năm qua. Thiền không nhất thiết phải ngồi xếp bằng, có thể ngồi trên ghế thoải mái quan trọng là chánh niệm hơi thở (theo dõi hơi thở). Nếu chỉ học lý thuyết mà không thực tập thì không thấy sự mầu nhiệm của thiền chánh niệm. Phương pháp thì không khó, đơn giản, dễ nhớ.

Mỗi một ngày các thiền sinh bỏ ra 30- 60 phút để ngồi thiền nhằm giúp cho tâm của mình định tĩnh thì sẽ thấy hết sự hiệu dụng của thiền.

Phương pháp thiền chánh niệm trong cuộc sống, trong tất cả oai nghi: đi, đứng, nằm, ngồi, nói. Nếu ngồi mà không nói chuyện Phật pháp thì phải im nặng. Chánh niệm sẽ giúp cho các bạn sống hạnh phúc. Khi tâm bệnh sẽ dẫn đến thân bệnh, nên lúc nào các bạn cũng phải giữ tâm trong chánh niệm là rất quan trọng. Đại đức đã kể câu chuyện dụ ngôn rất sâu sắc chỉ vì mất chánh niệm một phút mà trò đánh sư phụ của mình. Sống trong chánh niệm sẽ hóa giải được nỗi khổ niềm đau.

Tại sao chúng ta phải tu, phải cố gắng, phải học để làm tư nương cho mình. Khi chưa biết tu thì lúc nào cũng phiền não, khi biết tu rồi thì tâm bớt phiền não, an vui. Tu phải nắng nghe các vị giảng sư nếu không khéo thì chúng ta sẽ tu mù. Chưa tu thi tính tình nóng nảy, khi biết tu rồi thì bớt dần nóng giận. Khi chưa tu khi gặp chuyện không như ý xẩy ra thì sẽ khổ, biết tu rồi khi có chuyện gì bất an thì cách sử lý khác.

Tu phải đúng phương pháp thì mới đạt được kết quả tốt. Càng tu càng đẹp ra, nụ cười càng an lạc. Cho dù có chuyện gì đang xảy ra thì giữ tâm chánh niệm. hãy buông bỏ, không chấp. Mỗi ngày bạn nên tập một chữ buông. Tu phải có phương pháp, các hành giả lấy phương pháp tu ứng dụng vào trong gia đình của mình.

 Hy vọng các thiền sinh sau khi đã được nghe hai thời pháp thoại thiền ứng dụng trong cuộc sống. Hy vọng các thiền sinh sẽ thực tập để soi sáng tâm của mình, nỗ lực thực tập để luôn sống trong tỉnh thức khi trở về cuộc sống thường nhật. Hãy dành cho mình chọn một ngày để nhìn lại chính mình, quay về với chính mình để sống trong chánh niệm và phải nỗ lực thực hiện nó từng ngày !

 Sadhu! Sadhu! Sadhu!

 Rất mong được gặp lại các hành giả vào Khóa tu thiền Kỳ 8: 10-09-2017(20-07 Đinh Dậu); Khóa tu ‘’Ngày An Lạc’’ Kỳ 26: 20-08-2017(29-06 Nhuận-Đinh Dậu) ; Khóa tu ‘’Tuổi trẻ Hướng Phật’’  Kỳ 16: 27-08-2017(06-07 Đinh Dậu).


Đăng ký

Địa chỉ

Email

Facebook