Loading...

Cốt lõi tu tập, hành trì và hành đạo

Chiều ngày 19-11-2022 (nhằm 26-10 Nhâm Dần), TT.TS Thích Nhật Từ – Phó Viện trưởng thường trực Học viện Phật giáo Việt Nam tại TPHCM có buổi chia sẻ pháp thoại đến chư Tăng và Phật tử tại chùa Hoằng Pháp với chủ đề: “Cốt lõi tu tập, hành trì và hành đạo” sau đó trả lời các câu hỏi về vấn đề Phật học, Phật sự.

Với đề tài “Cốt lõi tu tập” Thượng tọa đã chia sẻ một cách khái quát về các nền tảng căn bản tu tập trích dẫn từ bài kinh Bàhiya thuộc Tiểu Bộ Kinh (Khuddhaka Nikaya) trong Tam Tạng Pali dẫn chứng qua hình ảnh đạo sĩ Bàhiya 3 lần chặn đường đức Phật do mục đích cao quý là đã chiến thắng chính bản thân từ những lời người khác tôn xưng để tìm cầu giáo pháp của đức Phật.

Qua hai lần chối từ, đến lần thứ ba bài pháp thoại đầu tiên và duy nhất Bàhiya nghe Phật thuyết pháp sau đó đã gặp tai nạn qua đời. Qua đó bài kinh nhắc nhở cho 2 giới đệ tử đừng bao giờ hứa hẹn việc làm có giá trị vì vô thường có thể mang chúng ta đi bất cứ lúc nào, chủ trương tu học trong chánh niệm là phút giây trong hiện tại. Theo đó, Tăng Ni và cư sĩ nên dành thời gian đọc kinh Tạng vì đây là cốt cõi đầu tiên của việc tu tập.

Thứ hai, cũng qua bài kinh Bàhiya, Thượng tọa hướng dẫn cốt lõi của việc thực tập hành trì pháp:

Bước một của trí tuệ là làm chủ con mắt (sắc), qua bài kinh đức Phật nhắn gửi: “Cái thấy đơn thuần là cái thấy” để tránh ác cảm qua lăng kính quá khứ chưa được hoàn thiện mà nên đánh giá bằng sự hiện hữu. Ở mức độ tiêu cực của sự nghe (thinh) là thị phi vì vậy “cái nghe đơn thuần là sự nghe”. Tương tự làm chủ được phản ứng cảm xúc đối với ngửi (hương) và nếm (vị).

Như vậy cốt lõi người xuất gia là làm chủ các giác quan mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý mà không nhiễm đắm đối với sự yêu thích là tham ái, chấp thủ hay đối với trái ý nghịch lòng sẽ dẫn đến tâm sân hận. Chúng ta không mang theo định kiến mà hãy nhìn nhận sự thấy như hiện tại đang là.

Sau khi nắm được căn bản của việc tu, Tăng Ni bước đầu làm đạo và đừng xem công việc hoằng pháp là chức vụ của giáo hội hay chức sắc tôn giáo. Vai trò của Tăng Ni là người kế thừa tiếp nối mạng mạch của Phật giáo. Vì vậy “cốt lõi hành đạo” là truyền bá chân lý Phật qua các phương tiện truyền thông truyền thống: thuyết giảng, chia sẻ kinh sách và truyền thông hiện đại. Dựa trên mô hình tổ chức các khóa tu của chùa Hoằng Pháp để tạo nhân duyên tốt lành truyền bá chánh pháp từ gần đến xa.

Cuối buổi chia sẻ pháp thoại, Thượng tọa trả lời câu hỏi của chư Tăng tại chùa Hoằng Pháp.

Câu hỏi ĐĐ. Thích Tâm Dược: “Người xuất gia sống độc thân, độc cư mà không cô đơn. TT có thể chia sẻ kinh nghiệm 20 năm tu tập không cô đơn là như thế nào?”

– Đức Phật không khuyến khích sự độc cư hay tách rời đại chúng mà khuyến khích các thầy Tỳ-kheo cùng đại chúng để cộng tu. Lý do đức Phật không cho phép Tăng Ni lập gia đình hay sống “độc thân nhưng cô đơn” đều là sự hưởng thụ nhu cầu bản năng còn gọi là bệ phóng vào sinh tử. Vượt qua trạng thái cô đơn mới có thể tiến tu và phát triển đạo nghiệp.

Câu hỏi ĐĐ. Thích Tâm Huỳnh: “Người theo tôn giáo khác rất nỗ lực trong việc phát triển đạo tại sao Phật tử thì không như vậy? Tại sao Thượng tọa không mua thêm đất tại Thành phố Hồ Chí Minh để hoằng pháp cho dễ dàng hơn?”

– Tăng Ni chủ trương tùy duyên là lệ thuộc vào duyên, không có tính chủ động. Do thực tập theo thuyết này nên Tăng Ni rất thụ động và thiếu kỹ năng hướng dẫn nên Phật tử không được hướng dẫn.
– Thượng tọa có mua đất ở Củ Chi và Phật tử cúng dường ở Bình Chánh nhưng 2 chi nhánh này tại Thành phố Hồ Chí Minh vẫn chưa được cấp phép làm chùa nên không thể sinh hoạt tôn giáo. Kính mong chư Tăng gia hộ để được cấp phép sớm.

Câu hỏi ĐĐ. Thích Tâm Triệu: “Làm sao để làm tốt nhiệm vụ hoằng pháp trong tương lai ở các cơ sở tôn giáo mới kế nghiệp thầy Tổ?”

– Trước là tạo thiện cảm từ những việc công ích mình làm nơi địa phương đó. Nhân bản mô hình làm đạo của Thầy Tổ từ ban đầu và khi am hiểu tập tục địa phương thì mới từng bước giảm bớt đi các thói mê tín địa phương. Không để phong tục địa phương dẫn dắt mình.
– Kiên trì trước những trở ngại.

Câu hỏi ĐĐ. Thích Tâm Cung: “Có rất nhiều bài kinh tương tự Bàhiya. Vậy nên tu tập thực tế như thế nào để hướng bản thân trong bối cảnh thời đại nô lệ vật chất?”
– Thứ nhất, chọn lựa môi trường tu học, bậc thầy tâm linh theo lý tưởng sở trường tu của bản thân, đừng mang suy nghĩ “đứng núi này trông núi nọ”.
– Thứ hai, hỗ trợ duyên bên cạnh đi học Phật pháp bắt buộc nền tảng Phật học tối thiểu để có thể giải quyết các vấn nạn.
– Thứ ba, soi chiếu bát chính đạo mỗi ngày.- Thứ tư, lục hòa với bạn đồng hành, tự giác tiến bộ.
– Cuối cùng, chấp nhận rủi ro và rút ra kinh nghiệm.

Tin: Thúy Nhi
Ảnh: Minh Đức

Có thể bạn quan tâm


Đăng ký

Địa chỉ

Email

Facebook