Loading...

HÂN HOAN TRONG ĐÊM NHẠC CHÀO MỪNG ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN PHẬT LỊCH 2566

Nhân dịp chào mừng Đại lễ Phật Đản Phật lịch 2566, tối ngày 10/5/2022, chương trình ca nhạc do công ty Hồng Lạc Xuân Lạc và Đoàn cải lương Thanh Nga biểu diễn, tại chùa Giác Ngộ (Quận 10, TP. HCM).

Trong không khí hân hoan, vui tươi của đêm nhạc, TT. Thích Nhật Từ – Ủy viên Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trụ trì chùa Giác Ngộ chia sẻ “Phật Đản là sự kiện đánh dấu sự ra đời của đức Phật Thích Ca, người đã khai sáng ra đạo Phật với những lời dạy minh triết, để xóa bỏ chiến tranh, khổ đau trần gian”. Là những người con Phật, đây là dịp để mọi người gần gũi nhau hơn, quan tâm, chia sẻ nỗi khổ niềm đau bằng lòng từ bi của đạo Phật.

Đại diện đoàn kịch Bắc Sơn và tập đoàn An Đông, cô ca sĩ, doanh nhân Bích Thủy – Tổng giám đốc Tập Đoàn Đầu Tư An Đông bồi hồi, xúc động khi được vinh dự dành tiếng hát của mình để chào mừng lễ Phật Đản.

Đêm nhạc mang lại ý nghĩa sâu sắc, thông qua những lời ca, tiếng hát từ ca sĩ, nghệ sĩ trong Đoàn cải lương Thanh Nga, mang hơi thiền với tiết tấu khoan thai, nghiêm trang, để có thể dùng để ngâm những bài thơ, bài kệ có thiền vị, đem lại tâm bình an cho người nghe.

Trong các loại hình đóng góp nhằm phát triển Phật giáo, chương trình nghệ thuật có giá trị đóng góp cao, để phát triển đạo Phật. Âm nhạc Phật giáo có khá nhiều điểm tương đồng với âm nhạc truyền thống, từ nét nhạc, thang âm, điệu thức, tiết tấu đến nhịp phách, chỉ khác nhau về mục đích.

Nếu như âm nhạc truyền thống giúp người nghe thưởng thức nghệ thuật, thì âm nhạc Phật giáo nhằm mang lại cho người nghe một trạng thái tâm hồn an tịnh, thanh thản hầu thấu cảm giáo lý nhà Phật. Nhạc Phật giáo hướng nội, trong khi nhạc nghệ thuật hướng ngoại. Nhưng không phải vì thế mà âm nhạc Phật giáo không mang tính chất nghệ thuật.

Tin: Ngộ Nguyên Quang
Ảnh: Thanh Phong

Có thể bạn quan tâm


Đăng ký

Địa chỉ

Email

Facebook