Loading...

Khóa tu Thiền kỳ 4- TT04

Khóa tu Thiền kỳ 4- TT04
0

Ngày

0

Tiếng

lượt xem: 106

THÔNG TIN CHUNG

Xã hội càng hiện đại thì càng có nhiều nạn nhân của sự căng thẳng và lo lắng. Mỗi phút giây trong cuộc sống là sự giằng co giữa vật chất và tinh thần. Xã hội vật chất đã làm con người chỉ biết bỏ thời gian để làm ra tiền và tiêu tiền để rồi không còn chút thời giờ để thở cho riêng mình. Con người trở thành nô lệ cho mọi ham muốn. Những thứ này ít khi nào ta biết là đủ, chúng là nguyên nhân tạo ra những thất vọng, đau khổ kể cả cho người giầu và nghèo. Do đó, đau khổ là một vấn đề chung của con  người. Vậy liều thuốc nào sẽ là đặc trị?

Thiền Vipassana (Tứ niệm xứ) là một trong những liệu pháp điều trị tích cực nhất về căn bệnh này! Các bạn sẽ được hướng dẫn thực tập Thiền Tứ niệm xứ để quân bình tâm và thân trước mọi thăng trầm của cuộc sống tại các khóa tu thiền ở chùa Giác Ngộ. 

Sáng nay Kỳ 4: 21-05-2017(26-04 Đinh Dậu), khóa tu Thiền thứ 4 đã được diễn ra tại chùa Giác Ngộ với sự tham gia của hơn 800 thiền sinh.

Mở đầu cho khóa thiền các thiền sinh cùng Tăng đoàn tụng Kinh Bốn phép quán niệm là bản kinh được TT. Thích Nhật Từ biên soạn thuần Việt. Đây cũng là bản kinh giúp chúng sanh thực hiện thanh tịnh, vượt thắng phiền não, tiêu diệt ưu khổ.

Phần pháp thoại thiền

Trong khóa tu Thiền Tứ niệm xứ lần thứ 4, các thiền sinh được nghe pháp thoại, tháo mở các gút mắc trong lúc hành thiền, trải nghiệm hạnh phúc bây giờ và tại đây dưới sự hướng dẫn của Sư Tăng Định.

Để các thiền sinh đi sâu hơn, đi xa hơn trên bước đường tu tập. Trong khóa tu thiền lần thứ 4. Các thiền sinh đã ôn lại những điều cơ bản nhất khi thực tập thiền Tứ niệm xứ. Niệm thân, niệm thọ, niệm tâm,  niệm pháp đây là bốn pháp quán niệm.

Sư tóm tắt lại các phép quán niệm tâm, niệm cảm thọ, niệm pháp. Thiền sinh lấy hơi thở làm đề mục cho sự phát triển khả năng tỉnh giác, chế phục tâm tán loạn, tăng trưởng thiện căn để tâm bước vào trạng thái kiên định. Việc cảm nhận hơi thở làm cho bụng phồng xẹp hay hơi thở đi ngang qua mũi, lúc đó chúng ta biết chánh niệm về hơi thở, nóng ấm, mát lạnh, phồng xẹp  là chúng ta đang chánh niệm về hơi thở ở trên thân. Cảm nhận hơi thở trên thân, sống với hơi thở ở trên thân.

Có hai cách  tâm làm việc trên thân rất đơn giản: Cái gì không có tỉnh thức, không hay biết được trên thân sẽ không biết được 5 giác quan và cảm giác trên thân. Không có tỉnh thức sẽ không sống trong hiện tại. Sống trong hiện tại là chúng ta đang sống với những gì đang cảm thọ trên thân. Sống trong hiện tại là đang sống với cảm thọ trên thân. Cảm thọ có cảm thọ dễ chịu và cảm thọ khó chịu dẫn đến tâm thích không thích. Nhờ chánh niệm, chúng ta mới khám phá phản ứng của tâm, cái hay biết trên thân.

Ngoài ra còn có pháp quán niệm về sự sanh diệt trong từng sát na. Quán niệm lòng từ bi. Những pháp này làm nền tảng cho tâm tập trung lại được chánh niệm  dễ ràng hơn.

Sau phần ôn tập là hướng dẫn kỹ thuật tập quán niệm lòng từ bi. Phương pháp hành trì này giúp thiền sinh phát khởi Bồ-đề tâm. Khi muốn chia sẻ lòng từ bi đến với tất cả chúng sanh thì trước hết lòng từ đó phải ở trong tâm. Trải tâm từ bi là thương tưởng đến tất cả chúng sanh đau khổ. Nếu không có chánh niệm thì lòng từ chỉ khởi nên trên miệng, rồi nó qua đi. Người có chánh niệm thì lòng từ sẽ được thực hiện một cách có trí tuệ. Thực tập lòng từ bi với chánh niệm để cho lòng từ bi được vun bồi nhưng được cộng thêm với trí tuệ trong đó.

 Để cho lòng từ là có thật. Trước khi trải lòng từ bi thì thân và tâm phải mát mẻ, an lạc, dễ chịu (tức năng lực từ bi trong tâm người đó chúng ta cảm nhận được). Sư đã cho một đề mục để thực tập trải lòng từ bi với câu chuẩn làm đề mục để thực tập trở thành lực niệm :‘’Nguyện cho tất cả chúng sanh đừng có oan trái lẫn nhau, hãy cho tất cả được an vui ’’. Lúc đó năng lực  từ khẩu phải luyện trở thành ý trong tâm. Chúng ta khởi đầu câu bắt đầu từ hướng đông theo chiều kim đồng hồ. Ví dụ: ‘’Nguyện cho tất cả chúng sanh trong hướng Đông đừng có oan trái lẫn nhau đều được an vui.’’, …hướng Nam, Bắc,  Tây, hướng Đông Nam, Tây Nam…

Khi niệm từ bi trong chánh niệm, lực này sẽ phát sanh trong tâm, nó  làm cho người thực tập có tâm mát mẻ hơn, an lành dễ chịu hơn. Khi phát nguyện như thế tâm chánh niệm sẽ trở lên dũng mãnh hơn, tu tập thiền tiến bộ và đi xa hơn, giúp thiền sinh vững tin khi hành thiền Tứ niệm xứ.

Phần  thiền tọa và thiền hành

Sau phần lý thuyết là giờ thực tập thiền tọa, do Sư Tăng Định hướng dẫn. Phần thiền hành – thiền tọa nối tiếp được ĐĐ. Thích Ngộ Phương hướng dẫn cho các thiền sinh.

Thiền hành buổi chiều

Toàn phần thời gian buổi chiều được dành cho thời khóa thực tập thiền hành và thiền tọa đầu giờ chiều do ĐĐ. Thích Ngộ Phương hướng dẫn.

Tham vấn thiền- vấn đáp Phật pháp

Những trở ngại, thắc mắc trong quá trình thực tập thiền được các hành giả đặt ra và đã được  Sư Tăng Định giải đáp một cách sâu sắc và cặn kẽ bằng kinh nghiệm từ sự tu tập của Sư.

Sau bốn khóa tu, các thiền sinh đã được học lý thuyết cơ bản và hướng dẫn thực tập cả bốn phép quán niệm quan trọng nhất của thiền Tứ niệm xứ. Hy vọng các thiền sinh khi trở về với cuộc đời thường, thiền sinh cần phải tiếp tục nỗ lực hành trì ít nhất được hai lần trong ngày (mỗi lần 01 giờ) để yêu mình, thương người,  biết trân quý cuộc sống để tận hưởng hạnh phúc ngay trong phút giây hiện tại. Hơn hết là không uổng phí những gì Thầy đã dạy và những người đã tổ chức phục vụ cho các khóa tu!

Sadhu! Sadhu! Sadhu!

 Rất mong được gặp lại các hành giả vào Khóa tu thiền Khóa tu thiền Kỳ 5: 18-06-2017(24-05 Đinh Dậu); Khóa tu Ngày An Lạc Kỳ 20: 28-05-2017(03-05 Đinh Dậu); Khóa tu Tuổi trẻ Hướng Phật  kỳ13: 04-06-2017(10-05 Đinh Dậu).


Đăng ký

Địa chỉ

Email

Facebook