Loading...

KHÓA TU NGÀY AN LẠC KỲ 25 (KT25)

KHÓA TU NGÀY AN LẠC KỲ 25 (KT25)
0

Ngày

0

Tiếng

lượt xem: 113

THÔNG TIN CHUNG

‘’Tâm là kẻ lừa dối lớn nhất, người khác có thể lừa bạn nhất thời nhưng tâm là tên lừa dối bạn suốt đời’’. Chùa không phải một chỗ để chốn. Phật giáo nếu là như vậy, Phật giáo sẽ thất bại. Phật giáo phải là nơi đến của những thành phần năng động nhất, trẻ trung nhất, trí thức nhất đó mới là Phật giáo! Và Phật giáo đã làm thay đổi một diễn viên điện ảnh sau những ánh hào quang. Khóa tu: ‘’Ngày An Lạc’’ lần thứ 25: 06-08-2017(15-06 Đinh Dậu) với gần 900 hành giả đã về tham dự đã được trang nghiêm diễn ra tại chùa Giác Ngộ.

Chương trình pháp thoại

Khóa tu ‘’Ngày An Lạc’’ lần thứ  25 các hành giả đã được gặp gỡ và nghe những lời giảng dạy quý báu từ một người thầy, một giảng sư nổi tiếng, đó là ĐĐ. Thích Phước Tiến, Ủy viên Ban Hoằng pháp Trung ương GHPGVN, Phó Ban Văn hóa Phật giáo TP.HCM,  Trụ trì Tu Viện Tường Vân.

Bài pháp thoại mà Đại đức chia sẻ với chủ đề: “Sự lừa dối của tâm”.

Theo Đại đức, việc khổ vui trong mỗi con người là không thật. Nếu khổ vui thật thì: thật khổ thì không vui, thật vui thì không khổ. Chúng ta đã bị sự lừa dối của tâm, nhất là về mặt đau khổ, đây là điều làm con người quằn quại nhất, đau thương nhất, trong khi thực tế không phải như vậy. Đồng thời định nghĩa khái niệm về tâm.

Đại đức đã đi sâu phân tích về tiềm thức, về thức và siêu thức.

Thầy đã nhấn mạnh và lưu ý các hành giả về: Ý thức là tạm thời giả dối. Tiềm thức là phản ánh bản năng chân thật, chân thật cả cái thiện và chân thật cả cái ác. Chúng ta chỉ kiểm soát được mình trên ý thức ! Vậy để tu tiềm thức chúng ta phải có cách: Trước hết hãy tu tập bằng ý thức, lấy ý thức để chuyển hóa tất cả các thứ, chứ không thể dùng tiềm thức. Hãy quân tập các hạt giống lành và đưa vào tiềm thức cho nhiều, quân tập càng nhiều càng tốt để một khi chúng ta đối diện với cảnh ác thì ý thức sẽ phản xạ bằng bản năng. Tiềm thức sẽ quân tập các hạt giống thiện sẽ trở thành một sức mạnh để kìm lại. Còn khi hạt giống thiện ít (tham sân si nhiều) thì ý thức sẽ quân tập những hạt giống ngược lại, tức là tôi luyện ý thức mạnh mẽ để cân bằng giữa cái thiện và cái ác.

Đại đức đã đưa ra hai cách để tu tập: Thứ nhất là dùng ý thức để chuyền hóa về nhận thức, quân tập nhiều hạt giống lành. Thứ hai là chuyển thức thành trí.

Với việc thông tuệ kho tàng Phật pháp và kinh nghiệm tu tập, bài pháp thoại đã làm cho các hành giả thích thú tu và học say mê.

Phần thuyết trình

Khóa tu ‘Ngày an lạc’ lần thứ 25 có thêm một sự kiện rất đặc biệt đó là các hành giả được nghe bài thuyết trình của GS. TS Nguyễn Hữu Liêm, Giáo sư đã có  25 năm làm nghề luật sư và 16 năm là giáo sư dạy triết học tại ĐH San Jose City College, California với đề tài “Chỗ đứng của đạo Phật trong triết học ở Hoa Kỳ hiện nay”.

Trong bài thuyết trình Giáo sư đi sâu về chuyên đề ‘’Chuyển luân thứ tư’’. Đức Phật là người chuyển luân thứ nhất, khai sáng ra đạo Phật. Chuyển luân thứ nhì là ngài Long Thọ. Chuyển luân thứ ba là của ngài Long Trước (Thế Thân). Giai đoạn chuyển luân thứ tư (Tantrisun), chuyển hóa năng lực về nhận thức để chuyển hóa đi vào con đường giác ngộ.

 Chuyển luân thứ tư nó nhận thức một hiện tượng đó là: sự Tây phương hóa của toàn thể năng lực toàn cầu mà nhân loại đi theo mô hình của Tây phương. Mô hình Tây phương nó đại diện cho Modernity (hiện đại tính) phát xuất từ thế kỷ XV-XVI.

 Giáo sư đã chuyển tải ngôn ngữ của đức Phật : ‘’Nếu có một mãnh lực nào mạnh như đồng tiền hiện nay thì con người không khi nào  giải thoát  được hết. Nhưng nếu không có mãnh lực của đồng tiền hay vật chất như hiện nay thì người nào có tâm niệm đi tu  đều có thể đạt được kết quả.’’

Văn minh Thiên chúa giáo biểu tượng của họ là trong trái tim bừng sáng có chúa Giesu. Trong khi Phật giáo là mở mang trí tuệ. Văn minh của người Thiên chúa giáo là xúc động nên họ rất khó bỏ đạo qua hôn nhân. Còn người Phật tử nặng về trí tuệ ít về cảm xúc.

Tại sao Phật giáo của chúng ta hiện nay đang rút lui nhường chỗ cho Tin lành. Khuyết điểm nào của Phật giáo tạo ra như vậy. Giáo sư cũng nói thẳng quan điểm của mình: “Tôi đến đây không phải để nói Phật giáo là number one (tất nhiên là number one với chúng ta) nhưng khách quan có thực Phật giáo number one hay không ?’’.Giáo sư cũng đặt ra rất nhiều câu hỏi : Tại sao thanh niên bây giờ đi theo Tin lành nhiều như thế? Tại sao cả một văn minh Đại Hàn lớn lao của Phật giáo như vậy, bây giờ đi theo Tin Lành?

Phật giáo bây giờ chỉ có hai giới đi theo mà thôi đó là giới bình dân và giới trí thức (rất là trí thức). Vì Phật giáo không bằng con đường ép buộc, không bằng con đường mê tín mà bằng con đường tự giác, ai muốn theo thì theo. Theo Giáo sư đây chính là một sai lầm của đạo Phật.

Phật giáo có Thiền định, chỉ có thiền định mới đưa con người đi ra khỏi khá thể của tâm thức để đi vào một cõi khác để vượt qua hiện tượng của thế giới không gian và thời gian. Nếu không có Giới, Định, Tuệ mà chỉ có đức tin không mà thôi thì không thể vượt qua được giới hạn văn minhTây phương bây giờ.

Điểm yếu của Phật giáo là: Hình ảnh Phật giáo trong kiến trúc nặng nề (các ngôi chùa Phật giáo) hình dáng nhàm chán. Nối nói chuyện, nặng về nghi thức, hình thức Phật giáo cũng vậy. Đọc kinh thì lê thê với giọng điệu Bolero. Mới nghe thì thích, nhưng lâu rồi chán, giới trí thức tới bỏ đi hết.

Phật giáo có những chức năng giữ được những điểm sáng, những năng lực thiện của xã hội mà nếu không có những năng lực này như các trung tâm tu học giống như ở đây thì đất nước còn chìm đắm trong những sử thế tiêu cực.

Phật giáo muốn đi vào “Chuyển luân thứ tư” là sự kết hợp phải nhìn rõ vấn đề khi nào Phật giáo phải cập nhật được vấn đề về tâm linh học, Phật giáo phải cập nhật được những vấn đề kỹ thuật, về văn hóa để Phật giáo đi vào con đường chánh pháp mới thích hợp với xã hội hiện nay. Nếu cứ nghĩ rằng tu hành chỉ cần ngồi thiền định để giải quyết vấn đề xã hội hay mong mỏi xã hội nó như thế nào thì chúng ta nằm mơ giống như Thiên chúa giáo nói rằng: ‘’Chỉ cần tin vào chúa Giesu thì mọi việc sẽ tốt đẹp’’.

Chương trình “Vì sao tôi theo đạo Phật”

Nhắc đến tên Việt Trinh, không ai là không biết cô là một diễn viên tài năng và mang một vẻ đẹp sắc sảo, diễm lệ. Việt Trinh đã sớm được hào quang của điện ảnh chiếu sáng. Nhưng cũng từ đó khi có tiền trong tay, cô lao vào cuộc đua hào nhoáng  và những giờ khắc điên cuồng khi phải đối mặt với thị phi và giờ thì Việt Trinh đã khác xưa rất nhiều. Chúng ta hãy cùng lắng nghe những lời chia sẻ, tâm sự tận đáy lòng của người con gái tài sắc này:

Các hành giả đã rất xúc động khi nghe Việt Trinh kể về tuổi thơ của mình.Tuy tuổi thơ rất cực và dữ dội nhưng rất hạnh phúc mà mãi mãi Việt Trinh tự hào trong suốt cuộc đời.

Ai cũng thích thú nghe cô kể về những đam mê, đam mê nghe kịch, đam mê hát cải lương, đam mê làm ca sĩ, đến nỗi ngoài con chó ra thì cô chuyên trị chui‘’ lỗ chó’’ chỉ để đi xem kịch, xem hát, nhưng rồi chỉ một nhân duyên nho nhỏ lại đam mê làm diễn viên. Khi học hết 12 thì Việt Trinh đăng ký xin vào trường điện ảnh và làm nghề diễn viên từ đó.

Việt Trinh cũng chia sẻ khi thành công, cô lại không quên cái thời cơ hàn của mình, Việt Trinh vẫn thường xuyên kể với bạn bè, đồng nghiệp về những ngày ở quê. Chỉ vì tàng thức phải làm ra tiền, làm thật nhiều tiền lên có tháng quay tới 4 bộ phim, chính vì say mê phải làm ra thật nhiều tiền, nên cô đã không tôn trọng nghề của mình. Việt Trinh đã mắc rất nhiều sai lầm dẫn đến khán giả quay lưng,  nhà làm phim không cần đến mình nữa.

Cô cũng có những lời khuyên cho các bạn trẻ khi có mơ ước được đứng dưới ánh hào quang trên sân khấu thì hãy xác định rõ: khi chưa có ánh hào quang, khi có ánh hào quang và tới khi ánh hào quang đó bỏ mình ra đi thì sẽ như thế nào? Đừng để đến khi mất ánh hào quang rồi mình lại có những việc làm rất là sai. Nên bạn nào muốn bước vào con đường nghệ tuật thì cần phải chuẩn bị cho mình những tư trang thật kỹ để làm nền tảng, để không bị sok, đỡ bị đau khổ hơn.

Các hành giả cũng đã được nghe lời tâm sự của cô trong thời gian cô đi ‘’ở ẩn’’, lúc đó cô đã tắt tất cả mọi thông tin liên lạc và thậm chí tắt  ti vi để không nhớ lại nghề để đi làm công tác xã hội. Sau một thời gian dài Việt Trinh đã trở lại nghề, vì lòng yêu nghề chứ không phải vì mong cầu nổi tiếng. Bởi theo cô sự nổi tiếng chỉ có một thời và không lặp lại lần thứ hai.

Nhân tiện trong cuộc trò chuyện Việt Trinh chia sẻ luôn về vấn đề ăn chay. Được biết Việt Trinh cũng tham gia thực hiện rất nhiều các hoạt động từ thiện xã hội.

Trong buổi trò chuyện, Việt Trinh đã lấy đi bao nhiêu nước mắt của các hành giả trực tiếp trong giảng đường và rất nhiều, rất nhiều các bạn đang xem live stram khi nói về mẹ.

TT. Thích Nhật Từ đã có vài nhận xét về cuộc đời Việt Trinh ở hai giai đoạn khác nhau: Việt Trinh trước khi biết đến Đạo Phật và sau khi biết đến Đạo Phật.

Dù đã trải qua thời gian, cô vẫn đẹp nhưng đẹp một cách dịu dàng, khiêm nhường đầy phúc hậu và sống bình an bởi chị đã nhận ra triết lý nhân quả của đức Phật ngay từ chính cuộc đời mình.

Phần tụng kinh đã khép lại thời khóa của một ngày tu tập.

Một ngày tu tập với những dấu ấn khó có thể quên khi những ai may mắn và có cơ duyên khi có mặt tại đây!

Rất mong được gặp lại các hành giả vào Khóa tu thiền Khóa tu thiền Kỳ 7:13-08-2017(22-06 Đinh Dậu); Khóa tu ‘’Ngày An Lạc’’ Kỳ 26: 20-08-2017(29-06 Nhuận-Đinh Dậu); Khóa tu ‘’Tuổi trẻ Hướng Phật’’  Kỳ 16: 27-08-2017(06-07 Đinh Dậu).


Đăng ký

Địa chỉ

Email

Facebook