Loading...

KHÓA TU TUỔI TRẺ HƯỚNG PHẬT KỲ 19 (GT19)

KHÓA TU TUỔI TRẺ HƯỚNG PHẬT KỲ 19 (GT19)
0

Ngày

0

Tiếng

lượt xem: 107

THÔNG TIN CHUNG

Ngày 19/11/2017, tại chùa Giác Ngộ, số 92, Nguyễn Chí Thanh, P.3, Q.10, TP.HCM đã tổ chức thành công khóa tu Tuổi trẻ hướng Phật lần thứ 19 cho hơn 500 các bạn trẻ cùng quý Phật tử trong và ngoài địa bàn TP.HCM về tham dự.

Với mong muốn có sân chơi lành mạnh, bổ ích cho giới trẻ hiện nay, TT. Thích Nhật Từ, trưởng ban tổ chức khóa tu cùng tăng đoàn chùa Giác Ngộ đã không ngừng nổ lực, thay đổi các nội dung, thời khóa tu tập để phụ hợp với nhu cầu, thị hiếu của các em.

Chương trình tu học cho các bạn trẻ trong khóa tu lần thứ 19 này khá đặc biệt vì gần đúng dịp 20/11. Ngày mà tất cả những người học trò thực hiện tinh thần tri ân và báo ân đến những người thầy, người cô của mình cho những đóng góp và công lao to lớn mà cả một đời họ đã tận tụy hy sinh vì sự nghiệp giáo dục, hướng thế hệ trẻ bước vào tương lai tươi sáng, có lợi ích cho bản thân, gia đình và xã hội.

Mở đầu chương trình tu học là thời kinh buổi sáng. Sau đó BTC đã cung thỉnh ĐĐ. Thích Quảng Tịnh, tăng đoàn chùa Giác Ngộ, là nghiên cứu sinh Tiến sĩ ngành Văn hóa Việt Nam tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đến với các bạn trẻ qua đề tài: “Tri ân những bậc thầy cao cả”.

Người xưa từng dạy: 

“Ơn giáo dưỡng một đời nên huệ mạng
Nghĩa ân sư muôn kiếp khó đáp đền”

Thâm ân dạy giỗ, giáo huấn của quý thầy, cô giáo đã dành cho mỗi người rất lớn. Ngày 20/11 mỗi năm, ta tri ân đến quý thầy cô, thiết nghỉ cũng nên hiểu thêm về lịch sử ra đời của sự kiện ý nghĩa và trọng đại này.

Thầy cô giáo là người đã ươm mầm cho bao thế hệ trẻ hướng đến tương lai, giúp họ tìm thấy ánh sáng nơi cuộc hành trình mang tên hạnh phúc. Tháng 7/1946, một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Paris, lấy tên là Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục (tiếng Pháp: Fédération Internationale Syndicale des Enseignants – FISE). Nǎm 1949, tại một hội nghị ở Warszawa (thủ đô của Ba Lan), Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục đã ra bản “Hiến chương các nhà giáo” gồm 15 chương, nói đến sự kỳ thị, xem thường các thầy cô giáo và khẳng định vài trò, vị trí quan trọng của họ. Mùa xuân năm 1953, Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Nguyễn Khánh Toàn làm trưởng đoàn dự Hội nghị quan trọng kết nạp Công đoàn giáo dục của một số nước vào tổ chức FISE tại Viên (Thủ đô nước Áo), Việt Nam chúng ta chính thức tham gia vào hiệp hội này với tổng cộng số nước tham dự là 76 thành viên. Năm 1958, toàn thế giới lấy ngày 20/11 làm ngày hiến chương nhà giáo và lần đầu tiên ngày “Quốc tế Hiến chương các nhà giáo” được tổ chức trên toàn miền Bắc nước ta vào ngày 20/11/1958. Những năm sau đó, ngày lễ 20/11 còn được tổ chức tại các vùng giải phóng ở miền Nam. Nhầm nhớ ơn những người thầy, người cô, đồng thời tôn vinh giá trị thiêng liêng của những người đưa đò thầm lặng, suốt một đời tận tụy chở khách sang sông. Một đời sống vì sự nghiệp tươi sáng và tương lai phồn vinh của tuổi trẻ.

Nội dung bài giảng xoay quanh 4 chủ đề chính:

1. Ơn Tam bảo soi đường chỉ lối
2. Ơn mẹ cha sinh thành, dưỡng nuôi
3. Ơn Tổ quốc muôn đời che chở
4. Ơn chúng sanh vạn loại trùng trùng

Một ai đó đã từng nói: “Trước một trí tuệ vĩ đại tôi xin cúi đầu, nhưng trước một trái tim vĩ đại tôi xin quỳ gối”. Người thầy, người cô giáo hay thậm chí là người thầy hướng đạo, dẫn lối cho con người đến cõi bình an, hạnh phúc chân thật là những bậc ân nhân muôn đời tri ân tạc dạ.

Cha mẹ cho chúng ta hình hài trọn vẹn, thầy cô cho chúng ta tri thức và đạo đức làm người. Thâm ân ấy dù nói cả một đời, tri ân cả một đời vẫn không thể nào báo đáp được. Đều cần làm là chúng ta hãy sống tốt, sống hữu ích cho mình và xã hội. Không ngừng nổ lực, cố gắng vươn lên để mang hạnh phúc cho chính mình và thế giới. Hãy để chính mình cũng là người thầy vĩ đại nhất, bạn nhé!

Buổi chiều cùng ngày, các bạn trẻ tại khóa tu được tham dự trước tiếp talk show gương sáng với nhân vật khách mời là TS. Nguyễn Bá Hải – Trưởng khoa Sáng tạo & Khởi nghiệp tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.

Anh sinh năm 1983 tại Đông Sơn, Thanh Hóa trong một gia đình thuần nông. Anh thi đậu á khoa ngành Cơ khí động lực – Đại học Sư phạm Kỹ thuật năm 2001. Cuộc sống sinh viên khó khăn với nhiều nghề làm thêm từ bán đồng hồ mắt kính dạo, bán sách cũ, thợ gò hàn,… vừa làm vừa bắt đầu tự học mọi thứ từ tiếng Anh đến vi tính, sau đó anh tốt nghiệp Thủ Khoa ngành Cơ khí động lực và nhận được học bổng chính phủ Hàn Quốc du học chương trình sau đại học. Hoàn thành và báo cáo tốt nghiệp Tiến sĩ khi mới 28 tuổi với 5 phát minh sáng chế có tính ứng dụng cao được doanh nghiệp Hàn Quốc hỗ trợ kinh phí cho các dự án nghiên cứu cùng với giáo sư của mình. Tuy nhiên với mong muốn quay trở về cống hiến cho nước nhà, anh đã từ chối mức lương 5000USD/tháng tại Hàn Quốc và quay về VN nghiên cứu với mức lương 4tr/tháng.

Hiện tại anh đang là giám đốc kiêm giảng viên Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM từ năm 2006, sau đó phụ trách phòng thí nghiệm Cơ điện tử ô tô từ 2010 đến 2012. Phó bộ môn Điện-điện tử ô tô, Phó giám đốc TT Bồi dưỡng giáo viên và đào tạo nhân lực cao 2012-2013. Giám đốc Trung tâm Dạy học số 2014-2015. Sáng lập nhóm nghiên cứu ứng dụng Hocdelam Group từ khi còn học tại Hàn Quốc (2006) sau này chuyển thành nhóm nghiên cứu trọng điểm về Robot sinh học thuộc ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM (2015).

Năm 2015, trong buổi gặp gỡ các nhà khoa học trẻ tiêu biểu tại Bộ Khoa học và Công nghệ ở Hà Nội vào ngày 11/9. TS Nguyễn Bá Hải thuyết trình và đã làm không khí cuộc gặp gỡ nóng lên bởi phần trình bày đầy nhiệt huyết xung quanh những ý tưởng nghiên cứu chế tạo kính dẫn đường cho người khiếm thị, máy pha cà phê, cho đến robot có thể dạy tiếng Anh và con đường đưa các sáng chế của mình vào cuộc sống phục vụ cộng đồng. Anh được đề cử Top 10 nhân vật truyền cảm hứng năm năm đó.

Tuy là người thành công, con đường học tập thăng tiến nhanh chống, nhưng anh cũng đã có lúc tuyệt vọng tận cùng và tìm đến cái chết. Rồi cũng đã có lúc anh muốn bỏ lại tất cả để vào chùa tu tập. Chính duyên lành gặp gỡ các nhà sư và bài học về con ông hút mật đã giúp TS Nguyễn Bá Hải tỉnh ngộ và tiếp tục đóng góp tài năng, trí tuệ của mình cho cộng đồng.

Anh đã từ chối bán bản quyển phát minh Kính “Mắt Thần” dành cho người khiếm thị với giá 2.3 tỷ đồng để có thể phân phối chúng đến họ với giá gốc không lời. Sau 10 phút đối thoại mang tính lịch sử, TS Nguyễn Bá Hải đã thuyết phục thành công nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đầu tư 1 triệu USD cho việc phát triển sản phẩm này. Anh cũng đã sáng lập ra chuỗi lớp học 1 đô la nhằm truyền tải đam mê sáng tạo và nghiên cứu khoa học dành cho mọi người. Không chỉ dừng tại đây, còn có rất nhiều việc làm khác mang giá trị lợi ích dành cho xã hội và cộng đồng mà anh đã, đang và sẽ thực hiện. Anh là một tấm gương, một tấm gương sáng ngời cho bao thế hệ học trò nối gót.

Là một người ngưỡng mộ, yêu mến đạo Phật, TS Nguyễn Bá Hải luôn sống đúng với tinh thần lời dạy của đức Phật, áp dụng tư tưởng đạo đức, từ bi, khoa học vào đời sống hàng ngày. Luôn chọn những gì tốt nhất, có lợi ích nhất cho quần chúng, tuyệt đối không vì lợi nhuận, vì nhu cầu làm giàu cho bản thân. 

Buổi nói chuyện của anh đã tạo nên nguồn cảm hứng, ý chí vươn lên, động lực sống cho các bạn trẻ đang chập chửng bước vào cuộc đời. Hy vọng sẽ có nhiều bạn trẻ nghe được chương trình này để sống tốt hơn nữa cho cuộc đời của mình.

Khóa tu khép lại trong tinh thần hoan hỷ của đại chúng, cùng hứa hẹn đời sống an lạc, tương lai ngời sáng cho tất cả chúng ta.


Đăng ký

Địa chỉ

Email

Facebook