TRAO TẶNG HỌC BỔNG CHO CÁC TĂNG NI NĂM 2014 – C32
-
508.320.000 VNĐ
Đã thu
-
508.320.000 VNĐ
Số tiền cần
-
118
Lượt đóng góp
Ngày
Tiếng
THÔNG TIN CHUNG
Ngày 29 tháng 9 năm 2014, tại nơi sinh hoạt tạm chùa Giác Ngộ. TT Thích Nhật Từ Chủ tịch Quỹ, TT.Thích Thiện Hữu phó chủ tịch quỹ cùng các sáng lập viên, các nhà tài trợ và các Phật tử Quỹ Đạo Phật Ngày Nay đã trao tặng 113 suất học bổng Đạo Phật Ngày Nay trị giá hơn 500 triệu đồng dành cho Tăng Ni sinh viên có thành tích xuất sắc trong năm học 2013-2014.
Trong đó có hai suất học bổng toàn phần cho nghiên cứu sinh làm luận án Tiến sĩ và Cao học trong nước và bốn suất học bổng toàn phần cho các Tăng Ni sinh đang theo học chương trình Cao học tại nước ngoài, còn lại là những suất học bổng toàn phần và bán phần cho Tăng Ni sinh viên đang theo học tại Học Viện PGVN tại TP.HCM, khóa IX và khóa X, Tăng Ni sinh viên các trường đại học như: Đại học Vinh, Đại học Sài Gòn, Đại học Y dược TP.HCM, Trung cấp Y Dược Lê Hữu Trác, Đại học Sư phạm TP.HCM, Đại học luật TP. HCM, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM, Đại học Kiến Trúc TP. HCM và Trung cấp Quân Y 2.
Đặc biệt là có một tân sinh viên Phan Lê Bảo Ân, trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên TP. HCM có tham dự buổi tư vấn mùa thi do Phân Ban Thanh thiếu niên trực thuộc Ban Hoằng Pháp Trung ương tổ chức tại chùa Phổ Quang ngày 22-06-2014 đã đậu thủ khoa trong kỳ thi tuyển sinh đại học 2014 cũng vinh dự nhận được học bổng này.
Quỹ được cấp phát cho những tăng ni sinh hội đủ các yếu tố như sau:
Đối tượng: Bao gồm các Tăng Ni sinh viên đang theo học hệ chính quy các chương trình Cử nhân, Cao học và Tiến sĩ tại các Học viện Phật giáo Việt Nam hoặc các trường Cao đẳng và Đại học trên toàn quốc.
Điều kiện: Để được xét, cấp học bổng Đạo Phật Ngày Nay là Tăng Ni sinh viên phải có điểm tuyển sinh, hoặc kết quả học tập đạt loại khá, giỏi, không bị kỷ luật trong học kỳ xét học bổng. Điểm cao nhất trong từng Khoa, tính từ trên xuống sẽ được chọn cấp học bổng
Số lượng và mức học bổng: Gồm 100 học bổng được quy định bằng 120% mức trần học phí do Tăng Ni sinh viên đóng trong học kỳ đó.
Thời gian hưởng học bổng: Học bổng được xét, cấp theo từng niên học.
Tại lễ trao học bổng, TT. Thích Thiện Hữu đã chia sẻ trong lời khai mạc: “ Là một người đã trải nghiệm rất nhiều năm và là một người đã vượt khó trong quá trình phấn đấu học tập vươn lên. Nhớ lại những năm xa xưa, điều kiện xã hội và điều kiện nhà chùa gặp rất nhiều khó khăn. Ấy thế mà quí Thầy cũng như TT. Thích Nhật Từ đã cố gắng vượt qua những khó khăn đó, làm ngọn đuốc và ánh sáng, soi đường dẫn nối cho thế hệ mai sau và đặc biệt từ năm 2002 Thượng tọa đã về Việt Nam để giúp cho ngôi nhà Phật pháp nói riêng và ngành giáo dục Phật học nói chung…
Đối với số tiền 3 triệu đồng là số tiền cho học bổng toàn phần cho quí vị học Phật học trong Học Viện Phật giáo thành phố thì số tiền đó chẳng có là bao so với cuộc sống hiện tại. Nhưng bên cạnh số tiền chẳng đáng là bao ấy thì chúng ta nhận thấy có cả một trái tim, một tấm lòng của những người đứng ra cổ súy để cho quỹ Đạo Phật Ngày Nay lớn mạnh và như quí vị đã thấy, năm 2013 chỉ có 74 xuất học bổng, nhưng năm nay là 113 phần học bổng. Điều đó, cho thấy rằng bản thân của Thương tọa Thích Nhật Từ và các nhà tài trợ trong quỹ Đạo Phật Ngày Nay luôn cố gắng bằng mọi cách, bằng khả năng và sức lực của mình, đã chắt chiu bớt các chi tiêu trong gia đình để chúng ta có được phần học bổng. Đối với các quí Thầy, Cô đã sắp xếp thời gian, sống xa quê để lên trên này học tập để đạt được thành tích học tập, điều đó là điều rất đáng quí và đáng trân trọng…”
Phật tử Diệu Thanh thay mặt cho các nhà tài trợ, các phật tử đã có đôi lời ứơc nguyện xin gửi tới các Thầy, các Cô sinh viên các trường đã đạt được thành tích xuất sắc trong học tập“ …Làm được thân người đã khó, nhưng gặp được Phật pháp lại càng khó hơn. Truyền trao chánh pháp của đức Phật để cho chúng con bước đi và tu tập, hàng Phật tử chúng con phải nương nhờ vào Tăng Bảo- chư vị Tăng Ni dìu dắt và nâng đỡ chúng con bằng tuệ giác của con đường tu học: văn- Tư- Tu. Đồng thời, chúng con cũng nhận thức được bổn phận và trách nhiệm của mình đối với Tam Bảo. Hàng Phật tử chúng con mong muốn được góp chút tịnh tài nhỏ bé của mình, với một tấm lòng thành, một chút quà nhỏ bé, rất nhỏ so với những khó khăn trong học tập mà các Thầy, các Cô phải vượt qua. Nhưng ở đó là tất cả tấm lòng, là niềm hy vọng, là kỳ vọng của chúng con gửi tới nơi các Thầy Cô. Những Thầy cô vừa có đức có tài, có trí tuệ. Chúng con tin tưởng và mong rằng năm sau, năm sau nữa ngày càng có nhiều cácThầy, các Cô học giỏi là thủ khoa tại các trường mà các Thầy Cô đang theo học…”
Đại diện cho Tăng Ni Sinh Viên nhận học bổng Đạo Phật Ngày Nay ĐĐ. Thích Huệ Đạo đã có đôi lời gửi đến quý vị các nhà tài trợ, các Phật tử “ …Tăng Ni sinh chúng con xuất thân từ nhiều hoàn cảnh khác nhau, nhưng chúng con vô cùng giống nhau ở tâm nguyện xuất gia. Từ khi phát tâm xuất gia, chúng con tâm nguyện rằng: “Thượng cầu Phật đạo- Hạ hóa chúng sanh.” nguyện noi theo gương đức Phật đem chánh pháp trước hết độ cho mình và đem sự an lạc đó cho mọi người. Vì vậy, chúng con luôn tự nhủ lòng là phải thực học, thực tu để đền đáp đến bốn ân trong muôn một. Những mong đem chánh pháp làm lợi lạc quần sinh.
Tuy nhiên trong cuộc sống, giữa buổi “ người khôn của khó, của quế, gạo châu”, cuộc sống nhiều khó khăn phức tạp của trần thế, chúng con cũng gặp không ít khó khăn trong đời sống tu tập. Và khó khăn hơn nữa khi mà thiếu sự quan tâm động viên từ phía Thầy tổ, huynh đệ, tỉ muội. Nhưng may mắn thay! Chúng con được quý thầy lãnh đạo HVPGVN,TP.HCM, cũng như sư phụ Thích Nhật Từ và các nhà tài trợ Quỹ học bổng Đạo Phật Ngày Nay chiếu cố đến, đây thực sự là nguồn động viên khích lệ cho Tăng Ni sinh viên chúng con. Chúng con cảm thấy vô cùng hạnh phúc như: “ Mạch nước ngọt rỉ thắm vào từng thớ đất khô cằn vì nắng hạn”. Với học bổng nhận được hôm nay, chúng con sẽ đỡ đi phần khó khăn gặp phải trong vấn đề tu học. Nhưng món quà lớn nhất mà chúng con nhận được hôm nay là sự quan tâm động viên, sách tấn cho chúng con trên con đường tu học từ quý thầy và các mạnh thường quân.”
TT. Thích Nhật Từ đã có những lời chia sẻ với các Tăng Ni sinh viên: “Quỹ đạo phật Ngày Nay có cơ hội lần thứ hai tôn vinh tất cả các ĐĐ.Tăng Ni trẻ có thành tích học tập xuất sắc tại các trường đại học tại TP. HCM và Học Viện Phật giáo Việt Nam… Quỹ ĐPNN góp một bài tay nhỏ để chia sẻ các mối quan hoài về việc học và tu, nhằm khích lệ tinh thần các ĐĐ. Tăng Ni trẻ có thành quả học tập vượt trội hơn các bạn đồng tu cùng lớp…Nhân dịp này chúng tôi xin chia sẻ các Thầy, các sư Cô một vài quan tâm về hình thái đạo Phật và cách thức để giúp cho chúng ta làm đạo, để mang lại nhiều lợi lạc cho quần chúng hữu duyên với đạo Phật…
Trong thời gian chúng tôi học và làm nghiên cứu sinh tại Ấn Độ ,vào ngày 20 tháng 2 năm 2000 chúng tôi đã lập mạng lưới thông tin ĐPNN nhằm truyền thông học thuật về các thành quả nghiên cứu Phật học…Trang Website ĐPNN đã đóng vài trò vừa làm mạng lưới vừa nối kết với các trang Website nước ngoài, có nội hàm nghiên cứu Phật học, đồng thời nối kết với trang Website Phật giáo trong nước. Khi dùng khái niệm ĐPNN, chúng tôi muốn gợi ý về một hình thái đạo Phật, với đối tượng phục vụ con người trong thời hiện tại này, tức là con người của ngày hôm nay nó khác với con người của ngày hôm qua. Dĩ nhiên, ngày hôm nay là nhân, ngày mai là kết quả. Cho nên, khi chúng ta chăm sóc được con người của ngày hôm nay thì tương lai hạnh phúc của con người ngày mai đã được bao hàm, ít nhất là trong thì tương lai.
Trở về Việt Nam vào năm 2002 chúng tôi đã tiếp tục phát triển khuynh hướng làm đạo Phật cho con người ngày nay qua bốn phương diện chính, đó là: Giáo dục; Hoằng pháp; Văn hóa và Từ thiện.
… Khi đã làm đạo bằng các phương tiện thì chúng ta phải có trách nhiệm tháo dỡ các phương tiện xuống nếu không các phương tiện đó đến một lúc nào đó nó sẽ trở thành các trở ngại, còn đức Phật hiếm khi dùng phương tiện mà Ngài chỉ dậy cho chúng ta con đường trực triếp giải quyết các vấn nạn. Còn Trung Quốc và các Tổ Sư ở Việt Nam quen làm đạo bằng phương tiện, đó là một rào cản mà chúng ta phải khéo léo vượt qua. Con đường hiện tại là con đường trí thức, trình độ dân trí ngày được nâng cao, khoa học ngày càng phát triển, trình độ của Phật tử tại gia ngày càng rất là vững chãi. Họ thành công trên các phương diện nghành nghề, họ nghe giảng trung bình ngày hai bài giảng của các giảng sư trong và ngoài nước. Nếu chúng ta cứ tiếp tục làm đạo mô hình như ngày xưa thì khó có thể tồn tại và khó độ được nhiều người. Cho nên, với bốn phương diện: Giáo dục; Hoằng pháp; Văn hóa và Từ thiện, chúng tôi rất kỳ vọng và tin tưởng vào năng lực hiện có, vào tiềm năng của các Thầy, các Sư cô và chúng tôi tin rằng: cứ mỗi một thế hệ trôi qua thì trình độ Phật học và điều kiện của chúng ta ngày càng thuận lợi hơn các thế hệ đi trước. Nên các Thầy và các sư cô phải nêu một quyết tâm rằng: “Tôi phải phấn đấu tối thiểu bằng được các bậc Thầy của mình”. Mỗi người, nên tìm một vị Thầy mà mình xem là lý tưởng, như một tấm gương để noi theo và nêu ra một quyết tâm: Tôi phải vượt trội hơn người đó. Bằng cách này, chúng ta sẽ có tiến bộ hàng ngày, hàng tháng, hàng năm. Và bằng cách đó, nếu tất cả các Tăng Ni trẻ trên toàn quốc, đều có một quyết tâm tương tự, nỗ lực có phương pháp tương tự, chắc chắn rằng Phật giáo Việt Nam dưới sự lãnh đạo của GHPGVN ngày càng được chói sáng và có cơ hội phục vụ được quảng đại quần chúng…”
Những đam mê và tâm nguyện của các Tăng Ni sinh nhận học bổng
Thầy Thích Huệ Đạo, đang là Nghiên cứu sinh ngành Triết Học-ĐH KHXHNV TPHCM .Thầy đã cho biết, tại sao Thầy lại lựa chọn ngành học này và vì sao Thầy lại lựa chọn đề tài “ Nhân sinh quan Phật giáo” để làm luận án Tiến sĩ, đồng thời Thầy cũng chia sẻ những khó khăn khi là một tu sĩ lại học trong một trường học ngoài đời như thế nào. Chúng ta hãy lắng nghe những tâm sự của Thầy“ Sở dĩ Thầy chọn Triết học, bởi vì triết học là một môn khoa học về con người và thế giới, vị trí và vai trò của con người trong thế giới đó. Mình là một con người trong thế giới thì đương nhiên chịu sự ảnh hưởng của thế giới tác động vào là sự tác động của hiện thực khách quan tác động vào con người và con người có những phản ứng về nó. Cho nên, để hiểu thêm về bản thân mình, hiểu thêm những thuộc tính tâm lý của mình, chịu sự chi phối của thế giới hiện thực khách quan, đòi hỏi chúng ta phải hiểu về triết học. Bởi triết học là khoa học về con người và thế giới mà đề tài Thầy chọn là đề tài ” Nhân sinh quan Phật giáo”. Thầy chọn đề tài này là vì muốn đem chất liệu Phật giáo, tức là quan niệm của đức Phật về con người. Từ đó, vận dụng tư tưởng triết lý nhân sinh của Phật giáo, để mà giáo dục đạo đức con người Việt Nam hiện nay, đó là điều Thầy muốn xiển dương Phật pháp, muốn đem Phật pháp vào đời, muốn thể hiện tinh thần Phật pháp. Vì vậy, Thầy chọn đề tài ” Nhân sinh quan Phật giáo”.
Nghe nói đến môn Triết học thì đa số các sinh viên đại học thường cảm thấy rất là khó, bởi vì tư tưởng triết lý, đặc biệt là tư duy trìu tượng nhất là triết học Măc- Lenin, triết học phương Đông, phương Tây. v.v… Tuy nhiên, hễ ai có sự đam mê thì mới có thể thực hành được những điều mà mình mong muốn…
Trong quá trình làm nghiên cứu sinh thì khó khăn nhất là tìm tài liệu. Bởi vì, để làm một luận án Tiến sĩ đòi hỏi phải chải qua nhiều khâu, đặc biệt là chọn đề tài. Hiện giờ các đề tài dễ các nghiên cứu sinh đã chọn hết rồi, đề tài khó hiếm khi nào tìm được. Tại vì khi làm đề tài luận án Tiến sĩ đòi hỏi tránh trùng lập với các đề tài trước đó và phải có tính mới của đề tài. Chính vì vậy, chọn tên đề tài là một quá trình rất khó khăn và khó khăn hơn nữa là tìm kiếm tài liệu tham khảo…
Thầy là một sinh viên chuyên ngành Triết học của Trường ĐH KHXHNV, bản thân lại là một Tu sĩ Phật giáo thì đòi hỏi cách trình bày về luận án Tiến sĩ của mình mang tính cách khách quan chứ không phải mình là Tu sĩ Phật giáo thì lúc nào cũng ca ngợi về Phật giáo. Điều đó, đảm bảo tính khách quan của đề tài…
Chùa Vĩnh Nghiêm đã tạo mọi điều kiện cho Thầy đi học và nuôi thầy ăn học từ 2007 đến giờ, cho nên Thầy rất cảm kích các quý Thầy đó và Thầy cũng nguyện rằng cố gắng thực học, thực tu để đem chánh pháp phổ độ chúng sanh”
Còn đây là tâm sự và ước muốn của Sư Cô Thích Nữ Lệ Bảo, Thủ khoa Ngôn ngữ và Văn học Trung Quốc Học viện PGVN.TP.HCM “ Trước hết mình cũng có nhân duyên với ngôn ngữ này, hai là ngôn ngữ này nó sau tiếng Anh là tiếng Trung, thứ ba là trong kinh điển Phật giáo sử dụng tiếng Trung rất là nhiều, cho nên mình chọn ngôn ngữ này vì tâm nguyện yêu thích, để sau này giúp cho đạo.
Sau khi tốt nghiệp Đại học xong, mình có tâm nguyện đi học ở Trung Quốc, tại vì khi mình đi ra ngoài mình có thể luyện được thêm tiếng Trung, tiếp cận thêm nền văn hóa và ngôn ngữ, sau đó khi đi học về, nếu như có đủ điều kiện, nhân duyên sẽ học thêm nữa và sẽ cố gắng đem Đại tạng kinh mà chưa được biên dịch ra tiếng Việt, để cho các quí Thầy Cô và các Phật tử có cơ hội xử dụng.”
Và rất nhiều tâm sự của các thủ khoa khác như tâm sự của Sư Cô Thích Nữ Kiều Tuệ Quang -Học viện PGVN.TP.HCM khoa Triết học. Rất tiếc vì thời gian quá ngắn trong khi Phật tử chúng con rất muốn được nghe nhiều tâm sự của các thủ khoa khác học trong Học Viện, nhất là các thủ khoa học tại các trường bên ngoài như Thầy Thích Thịên Nguyện – ĐH Y Dược TPHCM- Khoa Y học cổ truyền, Đại học Luật, Đại học Kiến Trúc. v.v…
Lời cảm ơn
Chúng con xin cảm ơn TT, Thích Nhật Từ, TT. Thích Thiện Hữu cùng các chư Tôn đức Tăng chùa Giác Ngộ, cám ơn các nhà Tài trợ, các Phật tử, đặc biệt xin cám ơn các Quí Thầy, Các Cô, các sinh viên những người có thành tích học tập xuất sắc, đã tạo điều kiện cho Phật tử chúng con có cơ hội lần thứ hai được tham dự lễ trao học bổng “Đạo Phật Ngày Nay”. Chúng con hôm nay rất hạnh phúc được ngắm nhìn 113 các Thầy, các Cô là những Tăng Ni sinh viên ưu tú xuất sắc. Chúng con thật ngưỡng mộ và nể phục và ước mong chúng con cũng được giỏi như thế.
Thầy Cô ơi! chúng con đang còn rất nhiều người đang ngập chìm trong bể khổ, chúng con rất mong muốn được nương tựa vào các Thầy, các Cô để hướng dẫn cho chúng con tìm ra được nguyên nhân của khổ, không trốn chạy khỏi khổ mà phải đối mặt với nó, để vượt qua khổ đau. Để làm được việc đó, chúng con xin nương tựa vào sự chỉ bảo và hướng dẫn của các quí Thầy, Cô những vị xuất gia chân chính có đủ tài, đức và trí tuệ để chúng con ai cũng được sống trong hạnh phúc, an lành ngay tại kiếp này, bây giờ và tại đây.
Danh sách trúng tuyển
DANH SÁCH SINH VIÊN XÉT HỌC BỔNG ĐẠO PHẬT NGÀY NAY 2014 | |||||
TT | Thế danh | Pháp danh | Quê quán | Sinh viên trường | Khoa |
1 | Huỳnh Nguyên Thương | TN Kiều Tuệ Quang | Phú Yên | HV Phật Giáo VN tại TP.HCM | Triết học PG |
2 | Huỳnh Thị Kim Thuận | TN Tuệ Luật | Quảng Nam | HV Phật Giáo VN tại TP.HCM | Triết học PG |
3 | Phạm Thị Len | TN Liên Lạc | Hải Hưng | HV Phật Giáo VN tại TP.HCM | Triết học PG |
4 | Nguyễn Thị Thúy Hằng | TN Nhuận Trí | Tiền Giang | HV Phật Giáo VN tại TP.HCM | Triết học PG |
5 | Trần Thị Thanh Tùng | TN Hạnh Nhã | Quảng Trị | HV Phật Giáo VN tại TP.HCM | Triết học PG |
6 | Nguyễn Thị Thúy Hằng | TN Huệ Thanh | Đồng Tháp | HV Phật Giáo VN tại TP.HCM | Triết học PG |
7 | Trần Thị Nhạn | TN Thường Như | Thừa Thiên Huế | HV Phật Giáo VN tại TP.HCM | Triết học PG |
8 | Trần Văn Dũng | Thích Nhuận Tâm | Thừa Thiên Huế | HV Phật Giáo VN tại TP.HCM | Triết học PG |
9 | Nguyễn Thị Nghĩa | TN Huệ Nhân | Đồng Nai | HV Phật Giáo VN tại TP.HCM | Triết học PG |
10 | Trần Phước Thu | Thích Nguyên Tấn | Đồng Tháp | HV Phật Giáo VN tại TP.HCM | Triết học PG |
11 | Nguyễn Thị Kiều Loan | TN Thuần Tín | Đà Nẵng | HV Phật Giáo VN tại TP.HCM | Phật Pháp Hoa Ngữ |
12 | Lê Văn Quang | Thích Nhuận Ngộ | Bình Thuận | HV Phật Giáo VN tại TP.HCM | Phật Pháp Hoa Ngữ |
13 | Võ Nữ Hoàng Anh | TN Tuệ Không | Quảng Trị | HV Phật Giáo VN tại TP.HCM | Phật Pháp Anh Ngữ |
14 | Nguyễn Hồng Vân | TN Trung Đạo | Long An | HV Phật Giáo VN tại TP.HCM | Phật Giáo VN |
15 | Nguyễn Thị Ngọc Ty | TN Viên Định | Thừa Thiên Huế | HV Phật Giáo VN tại TP.HCM | Phật Giáo VN |
16 | Đặng Thị Thu Thảo | TN Diệu Cát | Khánh Hòa | HV Phật Giáo VN tại TP.HCM | Phật Giáo VN |
17 | Phan Thị Phượng | TN Như Vy | Kon Tum | HV Phật Giáo VN tại TP.HCM | Pali |
18 | Lê Thúy Quỳnh | TN Minh Hảo | Bình Định | HV Phật Giáo VN tại TP.HCM | Pali |
19 | Trần Bá Lân | Thích Quảng Thạch | Phú Yên | HV Phật Giáo VN tại TP.HCM | Pali |
20 | Lê Thị Sáu | TN Lệ Bảo | Quảng Trị | HV Phật Giáo VN tại TP.HCM | Ngôn ngữ & văn học TQ |
21 | Phạm Thị Huệ | TN Thiền Uyên | Quảng Trị | HV Phật Giáo VN tại TP.HCM | Ngôn ngữ & văn học TQ |
22 | Phạm Thị Minh Trang | TN Liên Mẫn | Quảng Nam | HV Phật Giáo VN tại TP.HCM | Ngôn ngữ & văn học TQ |
23 | Phan Thị Vũ | TN Thường Đức | Quảng Nam | HV Phật Giáo VN tại TP.HCM | Ngôn ngữ & văn học TQ |
24 | Văn Thị Thu Nhung | TN Nhuận Thụy | DakLak | HV Phật Giáo VN tại TP.HCM | Ngôn ngữ & văn học TQ |
25 | Lê Thị Mỹ Trang | TN Chơn Ngộ | Quảng Trị | HV Phật Giáo VN tại TP.HCM | Ngôn ngữ & văn học TQ |
26 | Phạm Văn Quyết | Thích Thanh Quyết | Ninh Bình | HV Phật Giáo VN tại TP.HCM | Ngôn ngữ & văn học TQ |
27 | Lê Thị Mỹ Ly | TN Tuệ Tâm | Quảng Trị | HV Phật Giáo VN tại TP.HCM | Ngôn ngữ & văn học TQ |
28 | Trần Thị Len | TN Huệ Vân | Thái Bình | HV Phật Giáo VN tại TP.HCM | Lịch Sử PG |
29 | Lê Thị Hoa | TN Như Bổn | Nam Định | HV Phật Giáo VN tại TP.HCM | Lịch Sử PG |
30 | Trần Thị Hồng Gấm | TN Thiên Bảo | Bình Dương | HV Phật Giáo VN tại TP.HCM | Lịch Sử PG |
31 | Cao Thị Nhị | TN Diệu Thường | Bình Định | HV Phật Giáo VN tại TP.HCM | Lịch Sử PG |
32 | Trần Thị Lệ Thủy | TN Đức Nguyên | Quảng Nam | HV Phật Giáo VN tại TP.HCM | Lịch Sử PG |
33 | Phan Thị Kim Phương | TN Tâm Huệ | Lâm Đồng | HV Phật Giáo VN tại TP.HCM | Lịch Sử PG |
34 | Trần Phan Linh Thảo | TN Liên Cát | Quảng Nam | HV Phật Giáo VN tại TP.HCM | Lịch Sử PG |
35 | Nguyễn Thị Ngọc Quyên | TN Hạnh Hiếu | Vĩnh Long | HV Phật Giáo VN tại TP.HCM | Lịch Sử PG |
36 | Nguyễn Văn Bốn | Thích Đồng Tín | Đà Nẵng | HV Phật Giáo VN tại TP.HCM | Lịch Sử PG |
37 | Phạm Huỳnh Nhân Hậu | Thích Bổn Đức | Long An | HV Phật Giáo VN tại TP.HCM | Lịch Sử PG |
38 | Nguyễn Văn Bảy | Thích Đồng Quảng | Phú Thọ | HV Phật Giáo VN tại TP.HCM | Lịch Sử PG |
39 | Đào Thanh Hậu | Thích Thiện Hiếu | Đồng Tháp | HV Phật Giáo VN tại TP.HCM | Lịch Sử PG |
40 | Vũ Thị Ngọc | TN Huệ Nhân | Nam Định | HV Phật Giáo VN tại TP.HCM | Hoằng Pháp |
41 | Trần Thị Diệt Văn | TN Liên Lam | Cần Thơ | HV Phật Giáo VN tại TP.HCM | Hoằng Pháp |
42 | Trần Thị Thùy Trang | TN Như Nhã | Hải Phòng | HV Phật Giáo VN tại TP.HCM | Hoằng Pháp |
43 | Lê Thị Mỹ Loan | TN Tuệ Nghiêm | Quảng Trị | HV Phật Giáo VN tại TP.HCM | Hoằng Pháp |
44 | Hồ Thị Mỹ Huệ | TN Chơn Đạo | Ninh Thuận | HV Phật Giáo VN tại TP.HCM | Hoằng Pháp |
45 | Lê Thị Thùy Trâm | TN Hạnh Đoan | Quảng Nam | HV Phật Giáo VN tại TP.HCM | Hoằng Pháp |
46 | Nguyễn Minh Chinh | Thích Huệ Thành | Quảng Trị | HV Phật Giáo VN tại TP.HCM | Hoằng Pháp |
47 | Lê Thị Thùy Linh | TN Minh Hiếu | Quảng Ngãi | HV Phật Giáo VN tại TP.HCM | Anh Văn Phật Pháp |
48 | Hồ Thị Ngọc Hà | TN Diệu Giác | Bến Tre | HV Phật Giáo VN tại TP.HCM | Anh Văn Phật Pháp |
49 | Nguyễn Thị Kim Loan | TN. Thanh Pháp | Hà Nội | HV Phật Giáo VN tại TP.HCM | Ngôn ngữ và Văn học TQ |
50 | Nguyễn Thị Trúc Phương | TN. Liên Ngọc | Tiền Giang | HV Phật Giáo VN tại TP.HCM | Đại Cương |
51 | Trương Thị Mỹ Nguyên | TN. Liên Nguyện | Quãng Nam | HV Phật Giáo VN tại TP.HCM | Đại Cương |
52 | Phạm Thị Mỹ Tâm | TN. Thông Tĩnh | Quảng Nam | HV Phật Giáo VN tại TP.HCM | Ngôn ngữ và Văn học TQ |
53 | Nguyễn Thị Của | TN. Liên Khiêm | Quảng Ngãi | HV Phật Giáo VN tại TP.HCM | Phật pháp Anh ngữ |
54 | Phạm Thị Phượng | TN. Nguyên Huy | Quảng Trị | HV Phật Giáo VN tại TP.HCM | Phật pháp Anh ngữ |
55 | Đoàn Minh Châu | TN. Trung Thiền | Sóc Trăng | HV Phật Giáo VN tại TP.HCM | Đại Cương |
56 | Lê Thị Thúy Ngân | TN. Như Chơn | Gia Lai | HV Phật Giáo VN tại TP.HCM | Đại Cương |
57 | Hồ Thị Uyên Chi | TN. Tuệ Quang | Khánh Hòa | HV Phật Giáo VN tại TP.HCM | Phật pháp Anh ngữ |
58 | Phan Thị Kim Liên | TN. Huệ Diệu | Huế | HV Phật Giáo VN tại TP.HCM | Ngôn ngữ và Văn học TQ |
59 | Võ Thị Tuyết Sương | TN. Liên Đan | DakLak | HV Phật Giáo VN tại TP.HCM | Đại Cương |
60 | Nguyễn Thị Bảo Thoa | TN. Tuệ Châu | Quảng Nam | HV Phật Giáo VN tại TP.HCM | Ngôn ngữ và Văn học TQ |
61 | Trương Thị Anh Thư | TN. Thông Nhật | Đà Nẵng | HV Phật Giáo VN tại TP.HCM | Anh Ngữ Phật pháp |
62 | Đỗ Thị Quyết | TN. Ngọc Thủy | Hà Nội | HV Phật Giáo VN tại TP.HCM | Anh Ngữ Phật pháp |
63 | Đoàn Thị Lan | TN. Ngọc Linh | Thanh Hóa | HV Phật Giáo VN tại TP.HCM | Đại Cương |
64 | Dương Thị Kim Uyên | TN. Diệu Trí | Bình Định | HV Phật Giáo VN tại TP.HCM | Phật pháp Anh ngữ |
65 | Trần Thị Tâm | TN. Tuệ Trung | Nghệ An | HV Phật Giáo VN tại TP.HCM | Ngôn ngữ và Văn học TQ |
66 | Trương Thị Lâm | TN. Thanh Nhân | Quảng Nam | HV Phật Giáo VN tại TP.HCM | Đại Cương |
67 | Lê Thị Luyến | TN. Diệu Thương | Tiền Giang | HV Phật Giáo VN tại TP.HCM | Đại Cương |
68 | Nguyễn Thị Bích Thi | TN. Huệ Thơ | Khánh Hòa | HV Phật Giáo VN tại TP.HCM | Đại Cương |
69 | Trần Thị Ngọc Trân | TN. Châu Đức | Bình Thuận | HV Phật Giáo VN tại TP.HCM | Đại Cương |
70 | Hồ Thị Thùy Dung | TN. Vạn Đức | Quảng Nam | HV Phật Giáo VN tại TP.HCM | Đại Cương |
71 | Phạm Thị Ngọc Hảnh | TN. Đức Ân | Phú Yên | HV Phật Giáo VN tại TP.HCM | Phật pháp Anh ngữ |
72 | Phan Như Hằng | TN. Diệu Minh | Huế | HV Phật Giáo VN tại TP.HCM | Phật pháp Anh ngữ |
73 | Lê Đặng Thị Ngọc Mai | TN. Pháp Huệ | Bà Rịa – Vũng Tàu | HV Phật Giáo VN tại TP.HCM | Phật pháp Anh ngữ |
74 | Đăng Thị Hồng Huệ | TN. Vạn Trí | Long An | HV Phật Giáo VN tại TP.HCM | Phật pháp Anh ngữ |
75 | Trần Nguyễn Kim Khôi | Thích Quang Đạo | Bình Định | HV Phật Giáo VN tại TP.HCM | Đại Cương |
76 | Nguyễn Huỳnh Như | TN. Như Nghiêm | Phú Yên | HV Phật Giáo VN tại TP.HCM | Đại Cương |
77 | Trần Thị Nhung | TN. Như Tịnh | Huế | HV Phật Giáo VN tại TP.HCM | Đại Cương |
78 | Trần Thị Hảo | TN. Như Giác | Nam Định | HV Phật Giáo VN tại TP.HCM | Đại Cương |
79 | Lê Thị Ngọc Hảo | TN. Trung Phát | Đồng Nai | HV Phật Giáo VN tại TP.HCM | Đại Cương |
80 | Ngô Thị Mến | TN. Chánh Phước | Quảng Ngãi | HV Phật Giáo VN tại TP.HCM | Đại Cương |
81 | Huỳnh Thị Chuyền | TN. Long Tiến | Bến Tre | HV Phật Giáo VN tại TP.HCM | Đại Cương |
82 | Nguyễn Thị Ánh Aly | TN. Nguyên Giác Hạnh | Phú Yên | HV Phật Giáo VN tại TP.HCM | Đại Cương |
83 | Trần Thị Mỹ Thi | TN. Hạnh Thức | Quãng Ngãi | HV Phật Giáo VN tại TP.HCM | Đại Cương |
84 | Chu Thị Trang | TN. Hạnh Ngọc | Nam Định | HV Phật Giáo VN tại TP.HCM | Đại Cương |
85 | Đỗ Thị Vòng | TN. Đàm Thoan | Ninh Bình | HV Phật Giáo VN tại TP.HCM | Phật giáo – Cao học |
86 | Lê Thị Thùy Dương | TN. Hương Thảo | Hải Phòng | HV Phật Giáo VN tại TP.HCM | Đại Cương |
87 | Nguyễn Văn Đạo | Thích Đồng Đức | Ninh Thuận | HV Phật Giáo VN tại TP.HCM | Đại Cương |
88 | Đinh Thị Yến | TN. Hiền Nghĩa | Quảng Bình | HV Phật Giáo VN tại TP.HCM | Đại Cương |
89 | Mai Ngọc Tân | Thích Nữ Tánh Hậu | Kiên Giang | HV Phật Giáo VN tại TP.HCM | Đại Cương |
90 | Hồ Thị Kim Yến | Thích Nữ Nghiêm Tịnh | DakLak | HV Phật Giáo VN tại TP.HCM | Đại Cương |
91 | Võ Giang Thể | Thích Quảng Tín | Quảng Trị | HV Phật Giáo VN tại TP.HCM | Đại Cương |
92 | Dương Bá Quyền | Thích Ngộ Đức | Ninh Bình | HV Phật Giáo VN tại TP.HCM | Đại Cương |
93 | Nguyễn Đình Trí | Thích Ngộ Tánh | Quảng Trị | HV Phật Giáo VN tại TP.HCM | Đại Cương |
94 | Trần Văn Lành | Thích Quảng Thiện | Lâm Đồng | HV Phật Giáo VN tại TP.HCM | Đại Cương |
95 | Trần Thị Mai Phượng | Thích Nữ Giác Hạnh Phước | Bình Định | HV Phật Giáo VN tại TP.HCM | Triết học PG |
96 | Phạm Thị Thùy | TN. Quảng Nhơn | Hưng Yên | ĐH KHXHNV TPHCM | Văn học và Ngôn Ngữ |
97 | Lê Thị Mỹ Hiếu | TN. Liên Anh | Huế | ĐH KHTN TPHCM | Công nghệ thông tin |
99 | Phạm Vũ Nhật | Thích Thiện Hiếu | Quảng Nam | ĐH KHXHNV TPHCM | Tâm Lý Học |
99 | Trần Thị Bé Sáu | TN. Vạn Trung | Bến Tre | ĐH SƯ PHẠM TPHCM | Lịch Sử |
100 | Hoàng Thị Lành | TN. Lệ Tường | Quảng Trị | ĐH SÀI GÒN | Ngoai ngữ (TM – DL) |
101 | Nguyễn Thị Mẫu | TN. Linh Quý | Phú Yên | TRUNG CẤP Y DƯỢC LÊ HỮU TRÁC | Y học cổ truyền |
102 | Nguyễn Ngọc Ánh | Thích Thanh Minh | Quảng Nam | ĐH KHXHNV TPHCM | Triết học |
103 | Nguyễn Thị Thanh Tuyền | TN. Đức Hạnh | Nam Định | TRUNG CẤP QUÂN Y 2 | Điều Dưỡng |
104 | Nguyễn Minh Hùng | Thích Thị Nguyện | Bình Định | ĐH Y DƯỢC TPHCM | Y học cổ truyền |
105 | Đào Tấn Thành | Thích Huệ Đạo | ĐH KHXHNV TPHCM | NCS Tiến Sĩ- ngành Triết Học | |
106 | Đặng Thị Đông | TN. Giác Hạnh Nguyên | Nam Định | ĐH Vinh | Cao học ngành Văn học Việt Nam |
107 | Thích Đồng Tâm | Du học thạc sĩ tại Srilanka | Phật học | ||
108 | Thích Ngộ Chơn | Du học tại Đài Loan | Phật học | ||
109 | Thích Nữ Giác Hạnh Tâm | Du học tại Thái Lan | Phật học | ||
110 | Thích Nữ Giác Hương Thanh | Du học tại Srilanka | Phật học | ||
111 | Lê Chỉ Thương | Quảng Nam | ĐH Luật TP. HCM | Luật hành chính | |
112 | Phạm Thanh Toàn | Phú Yên | ĐH Kiến trúc TP. HCM | Xây dựng | |
113 | Phan Lê Bảo Ân | Đại học Khoa học tự nhiên | Khoa Hóa |
Nguyên tắc xét điểm như sau:
1. Điểm lấy từ điểm tổng tất cả các môn, các học kỳ mà Tăng Ni sinh nộp trong hồ sơ.
2. Về so sánh điểm: Khóa 10 xét điểm giống nhau, khóa 9 xét theo khoa (tỉ lệ dựa trên số lượng sinh viên các khoa nộp hồ sơ).
3. Dựa trên tỉ lệ số lượng hồ sơ nộp thì phân chia như sau: Khóa 9 lấy 50 vị, khóa 10 lấy 45 vị, thế học 13 vị.