Loading...

Thầy Nhật Từ có kêu gọi cúng dường online như các youtuber, tiktoker phản ánh hay không?

Để làm sáng tỏ luận điểm “Thầy Nhật Từ không kêu gọi cúng dường online”, mời các bạn đọc cùng theo dõi các video sau đây:

1. Video phản ánh thông tin sai lệch của Báo Tuổi trẻ cười

Video gốc: https://www.youtube.com/watch?v=GnwentGkQYc

(giảng tại chùa Giác Ngộ, công chiếu vào ngày 29/09/2020)

Nguyên văn là phần đọc lại nội dung sai lệch do Báo Tuổi trẻ cười phản ánh, không phải do Thầy Nhật Từ nói

Hình ảnh Thầy Nhật Từ đọc lại nguyên văn nội dung sai lệch của Báo Tuổi trẻ cười

Video cắt, ghép: https://www.facebook.com/reel/2686465804848441https://www.youtube.com/watch?v=n_2_A41kWmw&t=8shttps://www.tiktok.com/@masterdungvan/video/7392104596719668496

Nội dung nguyên văn đã bị cắt xén, dẫn đến hiểu lầm

2. Đánh giá phản biện

Tương tự như cách thức cắt ghép các video pháp thoại đã nêu trên, những đoạn clip với nội dung khẳng định Thầy Nhật Từ kêu gọi cúng dường online cũng được lan truyền một có có chủ đích, công kích, hạ bệ danh dự cá nhân của Thầy và làm méo mó đi nội hàm tích cực, vốn có của sự cúng dường, hộ trì Tam Bảo vốn không xa lạ trong cộng đồng Phật giáo.

Bằng cách cắt ngang phần đọc lại thông tin sai lệch về nội dung cúng dường online do Báo Tuổi trẻ cười đăng tải, nhóm các đối tượng xấu cho rằng cá nhân Thầy Nhật Từ công khai kêu gọi Phật tử cúng dường để được các phúc lành. Rõ ràng đây là một nhầm lẫn lớn, đã được Thầy đính chính công khai trên các phương tiện truyền thông. Dẫu vậy, ý đồ bôi nhọ, xuyên tạc của nhiều nhóm đối tượng vẫn chưa dừng lại, nhiều video với nội dung bôi nhọ tương tự đã được lan truyền với cấp số nhân làm hoang mang dư luận, gây ảnh hưởng không nhỏ đến Thầy Nhật Từ, nhất là về danh dự, nhân phẩm.

Để đối chiếu lại nội dung này, bạn đọc có thể truy cập pháp thoại “Thầy Nhật Từ phản đối Tuổi trẻ cười về tranh biếm họa Đức Phật” ngày 26/09/2020.

Có thể thấy rằng, việc cắt ghép, chỉnh sửa video để tạo ra những thông tin sai lệch về Thầy Nhật Từ đã trở thành một chiêu trò được sử dụng khá phổ biến với mục đích hạ bệ danh dự của Thầy. Dù Thầy đã nhiều lần lên tiếng đính chính, nhưng những thông tin sai lệch này vẫn tiếp tục được lan truyền rộng rãi trên các nền tảng mạng xã hội với tốc độ chóng mặt, gây hoang mang dư luận và ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự của Thầy. Hành vi này không chỉ vi phạm đạo đức mà còn có thể vi phạm pháp luật về bảo vệ danh dự, nhân phẩm.

Việc lợi dụng sự tin tưởng của Phật tử để tung tin giả mạo, xuyên tạc không chỉ gây tổn hại đến danh dự cá nhân của Thầy Nhật Từ mà còn làm mất đi niềm tin của nhiều người vào những giá trị cao đẹp của Phật giáo. Hành động này đã biến một việc làm thiện nguyện như cúng dường thành công cụ để phục vụ mục đích xấu, gây ra những hậu quả tiêu cực cho cả cộng đồng.

Trước những hành vi xấu này, chúng ta cần có những hành động thiết thực để bảo vệ sự thật và danh dự của những người tốt. Mỗi người cần nâng cao ý thức cảnh giác trước những thông tin trên mạng, không vội vàng chia sẻ mà cần tìm hiểu kỹ nguồn gốc và xác thực thông tin. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần lên án mạnh mẽ những hành vi xuyên tạc, bôi nhọ và khuyến khích mọi người cùng nhau chia sẻ những thông tin đúng đắn, góp phần xây dựng một cộng đồng mạng lành mạnh.”

Quang Tròn

Có thể bạn quan tâm


Đăng ký

Địa chỉ

Email

Facebook