Loading...

Khóa tu Tuổi trẻ hướng Phật kỳ 7- GT7

Khóa tu Tuổi trẻ hướng Phật kỳ 7- GT7
0

Ngày

0

Tiếng

lượt xem: 223

THÔNG TIN CHUNG

Khóa tu “Tuổi trẻ hướng Phật” lần thứ 07: 25-12-2016 (27-11 Bính Thân)  tại chùa Giác Ngộ TP. HCM đã hân hoan chào đón trên 650 các bạn trẻ đã vân tập về đây.

Phần mở đầu của khóa tu buổi sáng là thời KinhNgười áo trắng, đây là một trong những bản Kinh rất quen thuộc được thường xuyên trì tụng tại chùa Giác Ngộ để nhắc nhở bổn phận và trách nhiệm của người Phật tử.

Dàn hợp ca khổng lồ với nhạc phẩm Chùa Giác Ngộ thân yêu đã mở đầu cho một không khí sôi nổi đầy khí thế và sức sống của thế hệ trẻ hiện đại đã tạo nên cảm xúc hứa hẹn một ngày tu đầy bổ ích.

Phần pháp thoại

Khóa tu “Tuổi trẻ hướng Phật’’ngày cuối năm, tất cả các tu sinh trẻ có  được phước duyên gặp gỡ một vị thầy rất đặc biệt Thầy là tác giả cuốn sách nổi tiếng: ‘’Hiểu về trái tim’’, ‘’Làm như chơi’’ nhờ vào cuốn sách này mà năm 2010 Hội hiểu về trái tim (mổ tim cho trẻ em bị bệnh về tim ra đời tại Việt Nam). Thầy là một thiền sư  người Việt Nam thứ 2 sau Thiền sư Thích Nhất Hạnh tiếp cận Phật giáo qua tâm lý trị liệu. Thầy đã mang tâm lý trị liệu vốn được ứng dụng  từ đạo Phật  phối hợp với Thiền hiểu biết, một góc độ rất mới của thiền Chánh niệm. Nhờ đó, khi chúng ta có những vấn nạn nỗi khổ, niềm đau, bế tắc, chướng duyên được tháo mở rất có hiệu quả đó làThiền sư Thích Minh Niệm.

Thiền sư đã có bài thuyết giảng  với chủ đề: “Thương yêu với trái tim tỉnh thức”.

Trước khi vào chủ đề chính, Thầy đã có đôi lời tán dương các bạn trẻ đã có mặt ngày hôm nay tại đây: dù cho hôm nay không phải là ngày lễ lớn, nhưng bạn đang có mặt ở đây cả một ngày đã là điều tuyệt vời dù cho các bạn có đạt được gì, tu được gì ở đây nhưng miễn là các bạn đang ngồi ở đây đừng có làm gì hết, đừng toan tính, đừng đi chơi, đừng  online, đừng chít chát, đừng mua sắm, đừng tiệc tùng là các bạn đã hay lắm. Ở yên trong giây phút hiện tại để thân tâm mình cân bằng trở lại. Có thể bây giờ các bạn chưa nghe được cơ thể mình cần cái gì hay là tâm mình cần cái gì, chỉ cần các bạn  đến đây tham dự khóa tu, các bạn cứ tưới tẩm hạt giống từ bi thì nó không bổ bề dọc thì cũng bổ bề ngang, có thể sau này lớn lên nó sẽ là những hành trang bổ ích cho các bạn vào đời!

Tuổi trẻ hướng Phật thì không chỉ chúng ta đặt niềm tin và trí tuệ mà đức Phật đã đi mà tuổi trẻ còn bước lên con đường đó bằng sự tỉnh thức làm sao chúng ta mang tuệ giác của đạo Phật đi vào trong đời sống của mình. Một trong những đề tài lớn của con người cũng như lứa tuổi trẻ đó là thương yêu.

Là một nhà tâm lý trị liệu nổi tiếng với sự thấu hiểu và lắng nghe từ trái tim, rất đặc biệt, với chất giọng nồng ấm,  nụ cười tỏa nắng. Thiền sư đã chia sẻ nhắc nhở hướng dẫn cho các bạn trẻ làm sao phải luôn sống trong tỉnh thức, làm cái gì cũng phải tỉnh táo, sáng suốt, cũng phải biết mình đang làm cái gì, mình đang đứng trên con đường nào và mình sẽ đi về đâu? Yêu thương cũng vậy ! Khi yêu thương thì cũng phải nhận biết mình đang trong một tâm thái như thế nào ? đối tượng của mình như thế nào và liên hệ tình cảm của mình với người ấy ra sao? Và kết quả sẽ đi về đâu?

Khổ nỗi, khi yêu thì bắt đầu mù quáng, mụ mị, khư khư bảo vệ bám chặt vào đối tượng thương yêu của mình mà không đủ sức để lùi lại một bước để quan sát thái độ mình đang thương yêu kiểu nào.

Tình yêu vốn dĩ đã chẳng dành cho riêng ai, chẳng giới hạn bởi ngôn ngữ, mầu da, sắc áo, thời gian, không gian. Tình yêu vốn tạo cho một động cơ rất là mạnh, để bạn đi vững chắc trong tương lai, với điều kiện bạn phải rất là vững, bạn phải học, phải rèn luyện  rất nhiều để chuyển hóa những năng lực tiêu cực của mình, thay đổi những thói quen thâm căn cố đế của mình, chiến thắng bản thân là một điều rất là tuyệt vời. Nếu chiến thắng được bản thân cho dù không được toàn phần, chỉ cần trên 50% thì tương lai của bạn, cuộc đời của bạn sẽ là của bạn,  tình yêu này là của bạn!

Để làm gì? để mình đừng trượt ra khỏi quỹ đạo, quản trị được tương lai, điều quan trọng là giữ được một tâm hồn trong trẻo, đầy nhiệt huyết để đi tới một tương lai tốt đẹp.

Yêu bằng lý trí hay yêu bằng trái tim, tình yêu đơn phương, trong tình yêu có sự công bằng và sòng phẳng? Làm cách nào để quên nhanh đối tượng mình cần quên?

 Với cách đặt vấn đề, cách giải quyết vấn đề như trên, cách trả lời câu hỏi cũng rất đặc biệt,  hết sức logic, dí dỏm, hấp dẫn, Thiền sư đã chinh phục hoàn toàn người nghe!

Chương trình: “Gương sáng’’

Thật may mắn và hạnh phúc khi các tu sinh được gặp gỡ với một nhân vật  mà báo chí đã dành nhiều ngôn từ hoa mỹ để ngợi ca ông. Đó là Bác sĩ, TS. Đỗ Hồng Ngọc, tốt nghiệp Đại học Y khoa Sài Gòn 1969, chuyên khoa Nhi, tu nghiệp Y tế công cộng tại Đại học Harvard, Hoa Kỳ và Giáo dục sức khỏe tại CFES, Paris, nguyên Trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhi Đồng 1 và giảng viên thỉnh giảng Đại học Y Dược TP.HCM, Chủ nhiệm Bộ môn Khoa học hành vi và Giáo dục sức khỏe, Trung tâm đào tạo và Bồi dưỡng cán bộ Y tế thành phố.

Mặc dù biết đạo Phật từ nhỏ nhưng chỉ sau biến cố bị tai biến não cách đây gần 20 năm. Khi đó bạn bè ông đã cho ông rất nhiều thuốc nhưng ông biết bệnh của ông cần chữa thuốc gì, bởi thuốc thì trị được chỗ này nhưng lại hại chỗ kia. Ông đi tìm cuốn Bát Nhã tâm kinh  và rất nhiều cuốn kinh sách Phật khác ông đã ứng dụng đạo Phật vào  trong việc chữ trị bệnh và thấy rõ hơn về cuộc sống.

Theo ông  Bác sĩ chỉ trị được bệnh đau, không trị được bệnh khổ, còn đạo Phật thì chữa được bệnh khổ và hoạn nạn. Ông coi đức Phật là một Y vương( ông vua của Y khoa). Ông thường dạy cho các sinh viên Y khoa và nhắn nhủ các em là một người thày thuốc, phải tìm một phương cách chữa trị bệnh tâm, bệnh thân thì mới thành công trong việc điều trị cho người bệnh.

Mọi người không chỉ biết đến ông là một thầy thuốc giỏi, ông còn là một  nhà văn, nhà thơ, nhà viết sách, vẽ tranh. Ông đã có 40 tác phẩm trong đó có 6 đầu sách viết về đạo pháp. Ông cũng giới thiệu đạo Phật và nồng ghép đạo Phật qua các tác phẩm của ông.

Ông cũng cho biết nhân duyên về việc học Y khoa, về sự đam mê viết văn và làm thơ. Ông coi một bên là nghề, một bên là nghiệp.  

Ông cũng khuyên mọi người khi có cơ hội thì các bạn trẻ phải học nhiều môn, ngành nghề, nhưng ông cũng nhắc lại câu ‘’Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh’’ tức là vẫn phải giỏi về một nghề, cũng không ai cấm làm bác sĩ mà không được làm thơ. Ông cũng mong rằng các bậc phụ huynh không nên ép buộc con em phải học nghề này, nghề kia mà hãy để các em theo đuổi những nghề mà các em đam mê thì dễ dẫn đến thành công hơn.

Cũng qua MC Xuân Hiếu, qua các câu hỏi trực tiếp của các bạn trẻ, ông cũng rất thoải mái chia sẻ cho các bạn trẻ về sống ảo, sống thử, sống thực về tình dục và giới tính. Theo ông, sống thử, quan hệ tình dục, mang thai ngoài ý muốn, cách ngừa thai,  nạo phá thai sẽ mang lại rất nhiều nguy cơ mà người phụ nữ  vẫn là người thiệt thòi nhất. Sống thử sẽ mang lại nhiều dằn vặt trong cuộc sống… ông cũng chia sẻ về cách ăn uống đúng cách.

Ông cũng khuyên mọi người không nên lợi dụng quá nhiều về truyền thông mà hãy quyết định tìm những điều hay và những lợi ích của các phương tiện hiện đại để ứng dụng trong học tập và cuộc sống. Các bạn trẻ cũng rất lý thú khi ông chia sẻ dí dỏm về việc được làm bạn và nói chuyện với những người bạn mấy ngàn tuổi đó là các tác giả  viết các cuốn sách. Theo ông, đọc sách rất lý thú gấp rất nhiều lần xem phim. Đọc sách mỗi ngày, mọi lúc, mọi nơi để mở mang trí tuệ và tri thức.

Buổi chia sẻ được kết thúc bằng bài thơ do chính ông sáng tác năm 1965 tại một ca đỡ bé sơ sinh với tên gọi:“Thư cho bé sơ sinh” với giọng đọc của chính ông đã nhận được tràng pháo tay vang dội kéo dài của các tu sinh.

Chương trình vấn đáp

Trước khi đi vào phần vấn đáp, TT. Thích Nhật Từ đã có phần dẫn nhập cho chủ đề: ‘’Xóa bỏ buồn đau’’( SAD).

Mỗi khi nỗi khổ niềm đau tấn công các bạn nếu mình không đủ sức để vượt qua nó thì đừng  trở nên vô tâm với những lời khuyên chân thành mà về bản chất nó là những giải pháp. Lòng tự ái lúp dưới sự tự trọng, là một tiến trình tự sát: lo lắng, căng thẳng, trầm cảm thì cần phải được trợ giúp tích cực, đúng cách để vượt qua. Bằng bản lĩnh đối diện với hiện thực mà nỗi khỗ, niềm đau đang có mặt, theo lời Phật dạy giải quyết vấn đề khổ đau cần được truy tìm nguyên nhân khổ đau nằm ở chỗ nào. Phần lớn chúng ta bị thất bại khi truy tìm nó, nếu không đủ sức truy được nguyên nhân sợ hãi, lo lắng, căng thẳng thì hãy nhờ những người có năng lực chuyên môn. Cái mà chúng ta cần là giải pháp bền vững để không thành công ở đợt này thì nó cũng không tái diễn ở tương lai. 

Thượng tọa cũng đã hướng dẫn các  bạn vào tìm nghe những bài đã giảng chuyên sâu về 3 lĩnh vực trên để mỗi lần đối diện những tình huống không như ý  thì người biết khắc phục nó, ít nhất cũng biến tình huống không như ý thành một bài học cho chính mình và cho thai nhân một cách hữu ích chứ đừng bao giờ trả giá cho một cái gì đó một cách vô dụng.

Với các câu hỏi gián tiếp và trực tiếp như: Trước những thông tin xuyên tạc luật pháp, chống phá nhà nước, kích động bạo lực, xuyên tạc về Phật giáo trên các phương tiện truyền thông thì tuổi trẻ chúng con phải cư xử và có thái độ ra sao? Là Phật tử có nên chúc mừng ngày lễ giáng sinh, trong khi những ngày đại lễ của Phật giáo thì ít ai chúc mừng? tại sao ngày lễ giáng sinh thì được in trên lịch còn ngày Phật đản sanh thì không? Nếu đi du học thì phải hội nhập với văn hóa của nước sở tại. Vậy làm thế nào chúng ta có thể hòa nhập mà không phải hòa tan? Tuổi trẻ mê và bảo vệ thần tượng tốt hay là xấu? Có luận điểm: “không truy tìm quá khứ, không ước vọng tương lai”- Tuổi trẻ thì phải có hoài bão và ước vọng tương lai và “Bồ tát sợ nhân, người sợ quả” những luận điểm này có mâu thuẫn nhau? Đồng tính có phải là một nghiệp xấu mà mình phải trả, có cách nào gỡ bỏ được nghiệp xấu đó không?

Là một nhà tâm lý, một nhà triết học, một Bác sĩ tâm linh, một Tu sĩ am hiểu sâu Phật pháp, các câu hỏi đã được Thượng tọa trả lời chi tiết làm cho người hỏi và người nghe rất thỏa đáng. Đây cũng là phần kết thúc khóa tu: ‘’ Tuổi trẻ hướng Phật’’ lần thứ 7.

 Không chỉ riêng tôi mà có lẽ tất cả các bạn có mặt hôm nay, trong khóa tu này, đều nhận thấy một ngày  cuối năm dương lịch trên cả tuyệt vời!

 Xin tạm biệt và rất mong được gặp lại các bạn trẻ vào khóa tu ‘Tuổi trẻ Hướng Phật’  năm 2017(sẽ có lịch cụ thể sau) và các hành giả vào khóa tu ‘Ngày an lạc’ Kỳ 10- ngày 11-12-2016 (13-11 Bính Thân).


Đăng ký

Địa chỉ

Email

Facebook