Khóa tu Thiền kỳ 1 -TT01
Ngày
Tiếng
THÔNG TIN CHUNG
Những nhạc phẩm thiền nổi tiếng của Làng Mai được Ban nhạc Diệu Âm chùa Giác Ngộ trình bày đã hứa hẹn một ngày thiền tập có kết quả.
Mở đầu cho khóa thiền các thiền sinh đồng phát nguyện giữ chọn vẹn 5 giới( 5 điều đạo đức) trong ngày thực hiện tham dự khóa tu.
Phần pháp thoại và hướng dẫn thực tập Thiền
Các thiền sinh được cung đón Tỳ Khưu Tăng Định, Giảng sư Học viện PGVN TP. Hồ Chí Minh, Phó ban Nghi lễ TW GHPGVN, trụ trì chùa Kỳ Viên.
Thượng tọa đã chia sẻ bài pháp thoại với chủ đề: ‘’Phương pháp thiền Tứ Niệm Xứ’’ của đức Phật được trích trong bài kinh Đại niệm xứ.
Với những kinh nghiệm thiền và kinh nghiệm giảng dạy lâu năm, bằng lời giảng chân thật, đơn giản, dễ hiểu, Thượng tọa đã phân tích tóm tắt các nội dung: i) Khái niệm ngôn ngữ Thiền trong kinh tạng Pali; ii) Quan niệm hạnh phúc và đau, khổ, cứu khổ bằng giáo pháp Tứ niệm xứ; iii) Quan niệm về Trí huệ.
Tu tuệ là trí tuệ phát sinh do sự trụ trì để phát triển tinh thần, khai mở trí tuệ, đó là hành thiền. Các giảng sư có thể giúp các bạn có Văn tuệ, Tư tuệ nhưng không thể giúp các bạn có Tu tuệ. Muốn có trí tuệ này bạn phải tự mình gặt hái lấy. Bạn phải hành thiền Bốn niệm xứ để có Tu tuệ
Sư cũng đi sâu phân tích hai khái niệm về hơi thở: mượn hơi thở để nắm bắt tâm, huấn luyện tâm, tập thiền là để tập tâm. Chỉ có tu thiền Tứ niệm xứ chúng ta mới thanh lọc được tâm. Từ một tâm đầy phiền não, ô nhiễm nó điều khiển chi phối chúng ta trong mọi oai nghi, mọi hành động trong cuộc sống. Chúng ta từng bước tỉnh thức với chính mình, làm chủ tâm thức mình thì bình an hạnh phúc sẽ đến. Sư cũng nhấn mạnh rằng hạnh phúc đó không phải do sự cầu an mà có mà là do chính các thiền sinh phải tu tập hành thiền để có được định lực trong tâm và đối với thiền quán Tứ niệm xứ thì quả của nhân là tính và tấn.
Sư cũng giải thích cho các thiền sinh từ ý nghĩa của việc kết thúc một buổi giảng thiền bằng ba lần từ Sadthu(lành thay).! Sadthu! Sadthu!
Thiền hành và thiền tọa
Sau thời pháp thoại là phần thiền hành. Do các giảng đường của chùa không đủ chỗ cho thiền hành nên Sư đã hướng dẫn thiền đứng. Trong phần thiền tọa, Sư hướng dẫn cho các thiền sinh thực tập theo dõi hơi thở trong 30 phút. Sau đó là phần hướng dẫn đi kinh hành trên lý thuyết trước khi các thiền sinh ăn cơm trong chánh niệm kết thúc phần tu tập buổi sáng.
Chia sẻ pháp thoại
Buổi chiều, các Thiền sinh thật may mắn được Sư cô TS.Thích Nữ Diệu Hiếu là tiến sĩ đầu tiên của Việt Nam về dòng thiền Vipassana tốt nghiệp tại Miến Điện, Trụ trì chùa Tường Quangchia sẻ ‘’Chuyên đề Thiền Vipassana’’.
Với sự hiểu biết và thông tuệ thiền Vipassana, Sư cô đã đi sâu phân tích bốn nội dung chính của chuyên mục này đó là: i) Tại sao chúng ta tu thiền Vipassana; ii) Thiền Vipassana có lợi ích gì; iii) Sự khác nhau giữa một người có hành thiền và không hành thiềnVipassana; iv) Cách thức hành thiền.
Trước khi đi vào phân tích các nội dung trên, Sư cô đã định nghĩa lại bốn loại hạnh phúc đó là: Hạnh phúc do dục lạc mang đến qua các giác quan; Hạnh phúc do ly dục sanh; Hạnh phúc do tuệ quán sanh; Hạnh phúc an lạc của giải thoát niết bàn.
Sư cô cũng nhắc lại phát minh quan trọng bậc nhất của đức Phật qua con đường Giới- Định- Tuệ ( tức là Bát chánh đạo), đây là con đường ngắn nhất dẫn đến giải thoát mà quan trọng là chúng ta có chịu đi hay không. Do đó, chúng ta phải thực hành, phải thiền tập! Cũng giống như chúng ta không thể nhờ ai ăn dùm mình mà mình lo được hay như chiếc muỗng Inox để vào một nồi canh có hương vị rất ngon, nhưng chiếc muỗng không hề thấm…Mỗi người hãy là một kiến trúc sư cho chính cuộc đời mình!
Theo sư cô, người nào sống có chánh niệm, người đó là người biết sống có tỉnh thức trong từng sát na. Luôn luôn sống với tuệ giác để biết được các pháp thay đổi, nó sanh diện vô thường, nó bất toại nguyện… Cuộc đời là vô thường thì người đời cho là thường nên chúng ta khổ khi nó thay đổi!
Về phương pháp tu tập, Sư cô đã nói qua lý thuyết phương pháp thực hành thiền Tứ niệm xứ(quán thân trên thân, quán pháp trên pháp, cảm thọ sanh và diện…).
Kết thúc bài pháp thoại, Sư cô nhắc nhơ và khuyến tấn các thiền sinh rằng: Con đường giải thoát này chỉ có các Quý vị tự đi mà thôi. Mỗi một chánh niệm mà các bạn đạt được trong từng giây phút để tạo công đức phước báo cho mình và tạo duyên lành mạnh mẽ sự giải thoát luân hồi trong những ngày vị lai để gieo hạt giống bồ đề giải thoát, chấm dứt sanh tử luân hồi.
Phần vấn đáp về Thiền
Sau phần pháp thoại của Sư cô Diệu Hiếu các thiền sinh lại được TT. Thích Tăng Định tiếp tục phần vấn đáp để giải đáp các thắc mắc về thiền cho các thiền sinh với các câu hỏi như: Giải thích về Thiền chỉ và Thiền định. Thiền của đức Phật được dịch ra là thiền quán( dịch từ Vipassana); Ngồi thiền khi lấy đề mục là niệm Phật ; Làm thế nào để ngồi thiền hết tê và đau nhức ?Tại sao khi ngồi thiền cảm giác tay như bay lên? Người gai cột sống làm sao ngồi thiền? Hiện tượng tẩu hỏa nhập ma?
Với kinh nghiệm thiền tập nhiều năm của Sư về lý thuyết và thực tế trải nghiệm thông tuệ rất sâu về thiền Vipassana, Sư đã giải thích cặn kẽ các thắc mắc của các thiền sinh, những lời giải đáp này thật bổ ích giúp thêm cho những người đã từng thiền Vipassana(đã biết thế nào là cảm thọ trên thân, diệt và sanh của tâm). Còn đối với những người lần đầu tiên mới biết đến thiền thì đây cũng là một phần lý thuyết ( kỹ thuật) ban đầu vô cùng quan trọng cho những ai muốn thực tập về thiền Vipassana.
Chúng ta đạt được hạnh phúc trong phút giây thực tập thiền hôm nay là các thiền sinh đã trả ơn tất cả các bậc thầy hướng dẫn cùng Tăng đoàn chùa Giác Ngộ, các mạnh thường quân và các phụng sự viên đã hết lòng phục vụ các bạn để có được buổi thiền hôm nay.
Sadthu! Sadthu! Sadthu!
Rất mong được gặp lại các hành giả vào khóa tu Ngày An Lạc Kỳ 14: 05-03-2017(08-02 Đinh Dậu);. Khóa tu Tuổi trẻ Hướng Phật kỳ 10: 12-03-2017 (15-02 Đinh Dậu);. Khóa tu thiền Kỳ 2: 26-03-2017 (29-02 Đinh Dậu)