Loading...

ẤN TỐNG 15.000 QUYỂN “KINH PHẬT CHO NGƯỜI TẠI GIA” – C34

ẤN TỐNG 15.000 QUYỂN “KINH PHẬT CHO NGƯỜI TẠI GIA” – C34
  • 522.429.000 VNĐ

    Đã thu

  • 563.470.000 VNĐ

    Số tiền cần

  • 244

    Lượt đóng góp

0

Ngày

0

Tiếng

lượt xem: 1131

THÔNG TIN CHUNG

Giáo lý của đạo Phật được đúc kết trong Tam Tạng Kinh Điển. Do cuộc sống bận rộn của thế gian nên người Phật tử tại gia không có thời gian để tham khảo hết Tam Tạng Kinh Điển. Vì vậy, Qũy từ thiện Đạo Phật Ngày Nay sẽ ấn tống một số kinh điển quan trọng và chủ yếu cho người Phật tử tại gia để dễ dàng tham khảo và hành trì nhằm mang lại lợi lạc cho cuộc sống. Sau nhiều năm chúng tôi tuyển chọn và phiên dịch, nay quyển Kinh Phật cho người tại gia đã hoàn tất, gồm 62 bài kinh căn bản được đức Phật giảng dạy cho người tại gia

Đã từ lâu, hàng thế kỷ qua, Phật giáo Việt Nam bị ảnh hưởng quá nhiều vào Phật giáo Trung Quốc, đến độ, phần lớn Tăng Ni và Phật tử Việt Nam suy nghĩ và chấp nhận rằng, các nội dung văn hóa và học thuật của Phật giáo Trung Quốc cũng chính là nội dung và văn hóa học thuật của Phật giáo Việt Nam. Thói quen nhận thức này đã làm cho người Việt Nam mất dần tính tự chủ và sáng tạo trong phương pháp tiếp cận, nghiên cứu, hành trì và ứng dụng Phật giáo trong bối cảnh văn hóa và xã hội Việt Nam. Trên tinh thần này, Kinh Phật cho người tại gia được soạn dịch với các mục đích sau đây:

1. Mở con mắt tuệ

Truyền thống đọc tụng kinh điển của Trung Quốc và Việt Nam xưa nay có khuynh hướng nhấn mạnh “tín ngưỡng hóa” kinh Phật, cầu sự mầu nhiệm, thiêng liêng và phước báu.

Không ai có thể phủ định mục đích chính của việc đọc kinh là để hiểu rộng và sâu nội dung minh triết của bài kinh để ứng dụng trong cuộc sống. Tiếc là, không phải Tăng Ni và Phật tử nào cũng tuân thủ theo nguyên tắc quan trọng này. Để mở con mắt tuệ, người tại gia cần đọc tụng các bài kinh thuần Việt, đọc có tư duy và nghiền ngẫm, đọc với mục đích hiểu và tiêu hóa kinh Phật trong đời sống thực tiễn.

Lợi thế của kinh Phật là có đề cập bao quát đến các vấn đề cá nhân, gia đình và xã hội, rất khoa học và thực tiễn. Nắm vững và ứng dụng lời Phật dạy về đạo đức, gia đình và xã hội cũng như các phương pháp giải quyết khổ đau, người hành trì tăng trưởng trí tuệ theo năm tháng, nhờ đó, thành công hơn trong lập nghiệp, giải quyết vấn nạn, khó khăn và tu học Phật có hiệu quả.

2. Bổ sung yếu tố “trí tuệ” vào các Nghi thức đã có

Hiện nay, các nghi thức tụng niệm dành cho Phật tử tại gia phần lớn thiên về tín ngưỡng. Các bài kinh dành cho người tại gia được đức Phật thuyết giảng ít được đưa vào nghi thức tụng niệm tại các chùa. Đó là thiếu sót lớn. Quyển Kinh Phật cho người tại gia góp phần khắc phục thiếu sót này.

Các Nghi thức đọc tụng tại các chùa theo Tịnh Độ tông ở Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Đại Hàn và Triều Tiên chỉ nhấn mạnh đến bốn đối tượng: người già và người bệnh (Nghi thức cầu an), người chết (Nghi thức cầu siêu) và người có tội (Nghi thức sám hối)[9]. Các thành phần xã hội còn lại gồm giới trí thức, giới chính trị, giới kinh doanh và giới trẻ hầu như các Nghi thức tụng niệm của Phật giáo Bắc tông hầu như không quan tâm đến.

Đạo Phật, theo từ nguyên, có nghĩa đen là “con đường tỉnh thức”. Phương pháp giải quyết khổ đau của đức Phật dựa vào việc phân tích nhân quả bất hạnh để tìm ra con đường hạnh phúc. Con đường hạnh phúc theo Phật giáo chính là Bát chánh đạo, gồm 3 phương diện: (a) Đạo đức, bao gồm: lời nói đạo đức (chánh ngữ), hành vi đạo đức (chánh nghiệp), nghề nghiệp đạo đức (chánh mạng), nỗ lực đạo đức (chánh tinh tấn); (b) thiền định, bao gồm: làm chủ tâm và sự vận động của thân ở mọi nơi mọi thời điểm (chánh niệm) và thực tập thiền, kết thúc khổ đau, buông bỏ chấp trước, xả niệm thanh tịnh (chánh định); và (c) trí tuệ, bao gồm: thế giới quan và nhân sinh quan dựa vào duyên khởi, vô thường, vô ngã (chánh kiến) và tư duy tích cực, tư duy thoát khỏi tham, sân, si (chánh tư duy).

Trong 10 pháp môn của Phật giáo Trung Quốc, 14 pháp môn của Phật giáo Nhật Bản và các pháp môn tại Việt Nam thì Tịnh Độ tông, Thiền tông và Mật tông là phổ biến nhất. Tịnh Độ tông chiếm đại đa số tín đồ Phật giáo tại các nước Bắc truyền, trong đó có Việt Nam. Nếu Thiền tông Trung Quốc phù hợp giới trí thức thì Tịnh độ tông và Mật tông thiên về giới bình dân, chú trọng các hoạt động tín ngưỡng và tha lực vốn không có trong đạo Phật gốc.

Do vậy, sự ra đời của Kinh Phật cho người tại gia không chỉ bổ sung yếu tố “trí tuệ” vào nghi thức tụng niệm, mà còn góp phần giúp hành giả Việt Nam không bị lệ thuộc vào các pháp môn đặt nặng về tín ngưỡng như của Phật giáo Trung Quốc và Phật giáo Tây Tạng.

3. Đề cao vai trò của Phật giáo Việt Nam

Từ nhiều thế kỷ qua, các Nghi thức tụng niệm, phong cách tượng Phật, phương pháp tu trì, cách thức làm đạo của Phật giáo Việt Nam chịu ảnh hưởng quá nặng nề từ Phật giáo Trung Quốc. Từ năm 2010 trở lại đây, một số Tăng Ni và Phật tử Việt Nam có khuynh hướng thiên về Mật tông của Phật giáo Tây Tạng. Đây là hai hình thái đạo Phật nặng về tín ngưỡng và tha lực, vốn có khoảng cách lớn so với Phật giáo gốc.

Do vì bị lệ thuộc vào văn hóa Phật giáo Trung Quốc nói chung và văn hóa Phật giáo nước khác nói riêng, Tăng Ni Việt Nam ít có kiến thức về những đóng góp to lớn của các tổ sư và thiền sư… của Phật giáo Việt Nam, đang khi phần lớn đều nắm bắt các tông chỉ của các tổ sư Trung Quốc, Nhật Bản và Tây Tạng. Điều này một mặt tạo ra sự mặc cảm tự ti dân tộc, mặc khác, nếu không thay đổi, sẽ dẫn đến tình trạng mất gốc rễ truyền thống văn hóa Phật giáo Việt Nam, vốn có trước Phật giáo Trung Quốc.

Tình trạng mất gốc rễ này diễn ra đến độ nhiều Tăng Ni và Phật tử Việt Nam ngộ nhận rằng “cái gì Phật giáo Trung Quốc chủ trương cái đó cũng chính là của Phật giáo Việt Nam.” Nếu tiếp tục bị “lệ thuộc” hoặc “nhập cảng nguyên xi” phương pháp Phật học Trung Quốc, văn hóa Trung Quốc và cách làm đạo của Phật giáo Trung Quốc tại Việt Nam, thì Phật giáo Việt Nam sẽ tiếp tục bị giới trí thức Việt Nam ngộ nhận rằng đạo Phật là “xuất thế” theo nghĩa Phật giáo trốn chạy và chối bỏ cuộc sống hiện thực, đang khi trong bản chất, Phật là nhập thế để giúp nhân loại vượt qua khổ đau.

Giới trí thức Việt Nam trong lịch sử đã từng ngộ nhận rằng chỉ có đạo Nho mới dạy về gia đình, xã hội và chính trị đang khi cho rằng đạo Phật là yếm thế. Hơn 60 bài kinh trong Kinh Phật cho người tại gia này cho chúng ta thấy những vấn đề mà loài người quan tâm bao gồm: đạo đức, công bằng xã hội, bình đẳng giới tính, dân chủ nhân quyền, quản trị đất nước, xây dựng hòa bình, phát triển xã hội, bảo vệ môi trường… cho đến các vấn đề tình yêu, hôn nhân, hạnh phúc vợ chồng, trách nhiệm của cha mẹ – con cái, thầy giáo – học trò, tình thân – làng xóm, chủ – thợ, tu sĩ – tín đồ… đều được đức Phật hướng dẫn cặn kẽ, góp phần xây dựng hạnh phúc cho con người.

Do vì bị lệ thuộc vào các pháp môn hành trì và Nghi thức tụng niệm của Phật giáo Trung Quốc, nên Tăng Ni và Phật tử Việt Nam suốt đời tu chỉ đọc vỏn vẹn 1-3 bài kinh “pháp môn”. Điều này dẫn đến hệ lụy tất yếu là nếu không được đào tạo tại các trường Phật học, Tăng Ni sẽ không nắm vững triết học Phật giáo, đang khi đại đa số Phật tử rơi vào tình trạng “mù chữ Phật pháp” tập thể. Hệ lụy này dẫn đến một hiện thực là đại đa số người đi chùa ở Việt Nam đều thuộc giới bình dân và người già, trong số đó phần lớn là phụ nữ.

Thoát khỏi sự nô dịch vào các pháp môn, nghi thức tụng niệm và cách thức làm đạo của Phật giáo Trung Quốc, quyển “Kinh Phật cho người tại gia” giúp người Việt Nam tiếp cận và thực tập lời Phật dạy bằng tiếng Việt, mở mang trí tuệ, vượt qua mê tín dị đoan, nhờ đó, thực tập có kết quả. Đây là một trong những nỗ lực xây dựng hình ảnh đạo Phật Việt Nam với những nét đặc thù, thậm chí, có nhiều ưu điểm so với Phật giáo Trung Quốc.

Qũy Đạo Phật Ngày Nay cùng các thành viên đã đóng góp 563.470.000 triệu đồng để ấn tống trên 15100 quyển sách “Kinh Phật cho người tại gia” do Thượng Tọa Thích Nhật Từ biên dịch. Rất mong mỗi người Phật tử hãy phát tâm truyền bá “Kinh Phật cho người tại gia” đến tất cả mọi người, để ngọn đèn chánh pháp có thể soi sáng tất cả chúng ta.

Nội dung kinh sách

Quý vị có thể nghe toàn bộ nội dung quyển Kinh này tại đây: Nghe sách nói
Quý vị có thể tải toàn bộ nội dung quyển Kinh này tại đây: Kinh Phật cho người tại gia
Quý vị có thể tham khảo Mục lục quyển Kinh này bên dưới:

MỤC LỤC

Lời tựa cho lần tái bản thứ 3

Lời nói đầu

Ý nghĩa và cách thức tụng kinh

A. PHẦN DẪN NHẬP

     1. Nguyện hương

     2. Đảnh lễ Tam bảo

     3. Tán hương

     4. Tán dương giáo pháp

B. PHẦN CHÁNH KINH

I. CÁC KINH VỀ ĐẠO ĐỨC

     1. Kinh tiểu sử đức Phật

     2. Kinh người áo trắng

     3. Kinh mười nghiệp thiện

     4. Phật nói kinh tám điều trai giới

     5. Kinh nhân quả đạo đức

     6. Kinh lời vàng Phật dạy

     7. Kinh soi gương nhân cách

     8. Kinh phân biệt nghiệp báo

     9. Kinh định luật nghiệp

     10. Kinh nghiệp tạo sai biệt

     11. Kinh chuyển hóa nghiệp chướng

     12. Kinh phước thế gian

II. CÁC KINH VỀ GIA ĐÌNH, XÃ HỘI VÀ CHÍNH TRỊ

     13. Kinh thiện sinh

     14. Kinh phước đức

     15. Kinh tránh xa cánh cửa bại vong

     16. Kinh bảy loại vợ

     17. Kinh bốn ân lớn

     18. Kinh mọi người bình đẳng

     19. Kinh không có giai cấp

     20. Kinh sống trong hòa hợp

     21. Kinh hóa giải tranh cãi

     22. Kinh hòa hợp và hòa giải

     23. Kinh chuyển luân thánh vương

     24. Kinh đức hạnh của vua và tu sĩ

     25. Kinh quốc gia cường thịnh

     26. Kinh Hiền Nhân

III. CÁC KINH VỀ TRIẾT LÝ

     27. Kinh chuyển pháp luân

     28. Kinh mười hai nhân duyên

     29. Kinh chánh tri kiến

     30. Kinh ba dấu ấn thực tại

     31. Kinh thực tập vô ngã

     32. Kinh nhận diện vô ngã

     33. Kinh chuyển hóa cái tôi

     34. Kinh nền tảng đức tin

     35. Kinh kiến thức và trí tuệ

     36. Kinh thuyết minh và xác minh

     37. Kinh bảy điều nên biết

     38. Kinh ẩn dụ về bảy hạng người dưới nước

     39. Kinh tham ái là gốc khổ đau

     40. Kinh dụ ngôn người bắt rắn

     41. Kinh lời Phật qua các con số

     42. Kinh nương tưạ ai khi Phật qua đời?

IV. CÁC KINH VỀ THIỀN VÀ CHUYỂN HÓA

     43. Kinh cốt lõi thiền tập

     44. Kinh bốn pháp quán niệm

     45. Kinh quán niệm hơi thở

     46. Kinh các cấp thiền quán

     47. Kinh bốn loại hành thiền

     48. Kinh ẩn dụ về thành trì

     49. Kinh sống trong hiện tại

     50. Kinh căn bản tu tập

     51. Kinh tu các pháp lành

     52. Kinh phát tâm bồ đề

     53. Phật nói kinh bốn vô lượng tâm

     54. Kinh từ bi và hồi hướng

     55. Kinh tám điều giác ngộ

     56. Kinh bảy cách dứt trừ khổ đau

V. CÁC KINH VỀ TỊNH ĐỘ

     57. Kinh Phổ Môn

     58. Kinh Bổn Nguyện Công Đức Của Phật Dược Sư

     59. Kinh A Di Đà

     60. Kinh Sám hối sáu căn

     61. Kinh Sám hối hồng danh

     62. Phật Nói Kinh Vu Lan Bồn

     63. Phật Nói Kinh Báo Hiếu Công Ơn Cha Mẹ

C. PHẦN SÁM NGUYỆN

1. Bát-nhã Tâm kinh

2. Niệm Phật

3. Năm điều quán tưởng

4. Quán chiếu thực tại

5. Sám nguyện (chọn một trong chín bài sám dưới đây)

     a) Sám mười nguyện Phổ Hiền

     b) Sám quy mạng

     c) Sám quy y

     d) Sám quy nguyện 1

     đ) Sám tu tập

     e) Sám quy nguyện 2

     f) Sám nguyện

     g) Sám hồng trần

     h) Sám tống táng

6. Hồi hướng công đức

7. Lời nguyện cuối

8. Đảnh lễ Ba ngôi báu

D. PHẦN PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Xuất xứ các bài Kinh và sám nguyện

Phụ Lục 2: Các ngày lễ trong hai truyền thống Phật giáo

Phụ lục 3: Các ngày ăn chay

Phụ lục 4: Sách đồng tác giả

Quy định thỉnh kinh

 Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Kính bạch Chư Tôn Đức Tăng Ni.

Kính thưa các mạnh thường quân, các nhà hảo tâm cùng quý Phật tử gần xa.

I- MỤC ĐÍCH ẤN TỐNG KINH SÁCH

Qũy từ thiện Đạo Phật Ngày Nay đã và sẽ tiếp tục ấn tống một số kinh điển quan trọng cùng các bài giảng điển hình với nhiều chủ đề phong phú nhằm mục đích mang Giáo lý đạo Phật đúc kết trong Tam Tạng Kinh Điển ứng dụng cho người Phật tử dễ dàng tham khảo và hành trì nhằm mang lại an lạc và hạnh phúc cho cuộc đời. Mục đích ấn tống là giúp mọi người tiếp cận Phật pháp một cách thuận lợi. Quỹ rất quan tâm chia sẻ Phật pháp ở các vùng sâu, vùng xa, cao nguyên, cũng như các nơi chưa có chùa chiền, hoặc thiếu Tăng Ni. Ấn tống kinh sách là nhằm truyền bá thông điệp từ bi, con đường tỉnh thức của Phật Thích-ca, giúp giới trí thức, các nhà chính trị, doanh nhân, giới trẻ và mọi thành phần… hiểu đúng đạo Phật; thúc đẩy phong trào nghiên cứu Phật học, tu học Phật pháp; góp phần làm mạnh Phật học Việt Nam. Để xây chánh tín cho người tại gia, Ban Ấn Tống Quỹ Đạo Phật Ngày Nay thường xuyên ấn tống các loại kinh sách và các pháp thoại cho người hữu duyên, gồm các loại sau: (i) Ấn tống kinh điển, nghi thức tụng niệm, thuần việt, dễ hiểu và dễ ứng dụng: Kinh tụng hằng ngày, Nghi thức tụng niệm, Kinh Phật cho người tại gia, Kinh Phật cho người bắt đầu, và các nghi thức thông dụng, phổ quát; (ii) Ấn tống sách Phật gồm sách nghiên cứu và sách ứng dụng, giúp cho Phật tử và người hữu duyên hiểu sâu Phật pháp, tu có kết quả ngay trong hiện đời; (iii) Ấn tống pháp thoại với nhiều chủ đề, từ thấp đến cao, cho mọi thành phần, phù hợp giới tính và mọi lứa tuổi, góp phần xóa bỏ “mù chữ Phật pháp”, không còn mê tín.

II- CÁC QUY ĐỊNH VỀ VIỆC THỈNH KINH SÁCH Những kinh sách này đã được quý mạnh thường quân cùng quý Phật tử phát tâm ấn tống với tất cả tấm lòng và mong mỏi được làm cánh tay nối dài mang ánh sáng Phật pháp đến với tất cả mọi người. Để những quyển kinh điển và những quyển sách quý báu này đến được tận tay quý vị, nay Ban Ấn Tống Quỹ Đạo Phật Ngày Nay áp dụng một số quy định về việc thỉnh kinh sách như sau:

Điều 1: Số lượng kinh sách được thỉnh:

  1. Mỗi Phật tử chỉ nên thỉnh một quyển kinh sách (đối với một loại sách).
  2. Quý Phật tử muốn thỉnh từ 5 quyển kinh sách trở lên cần đăng ký thông tin liên hệ với Ban Ấn Tống Quỹ Đạo Phật Ngày Nay.

Điều 2: Đối tượng được ưu tiên

  1. Các Chùa, Tu viện và các Đạo tràng.
  2. Quý Phật tử là Thành viên Đặc biệt đã phát tâm ấn tống toàn bộ quyển kinh sách có thể tự mình phân phối toàn bộ ấn phẩm trong đợt ấn tống đó.
  3. Quý Phật tử là Thành viên chính thức của Qũy Đạo Phật Ngày Nay và Ban Ấn Tống Qũy Đạo Phật Ngày Nay
  4. Quý Phật tử đã đóng góp trực tiếp để ấn tống quyển kinh sách theo nhu cầu

Điều 3: Qui định chung

  1. Đối với các Chùa, Tu viện và Đạo tràng nếu muốn thỉnh kinh sách với số lượng lớn, xin vui lòng đăng ký sớm các thông tin liên hệ để Ban ấn tống chuẩn bị lên kế hoạch in ấn và gửi kinh sách đến tận nơi.
  2. Ban Ấn Tống thường xuyên ấn tống những loại kinh sách như sau:
  • Kinh Phật cho người tại gia
  • Kinh tụng hàng ngày
  • Nghi thức tụng niệm
  • Kinh Phật cho người mới bắt đầu
  • 423 lời vàng của Phật
  • Nghi thức trì Chú Đại Bi, Chú Dược Sư và Niệm Phật A Di Đà
  • Các loại đĩa, pháp thoại do TT. Thích Nhật Từ giảng
  • Đại tạng kinh Việt Nam (âm thanh mp3)
  • Sách nói Phật giáo trên 80 đầu sách
  • Âm nhạc Phật giáo

Ban Ấn Tống Quỹ Đạo Phật Ngày Nay đã và đang cố gắng hết sức mình để đem kinh sách đến tận tay những người đang cần và luôn mong rằng ngày càng nhận được thật nhiều tấm lòng vàng từ những mạnh thường quân, nhà hảo tâm, quý Phật tử gần xa….để ánh sáng Phật pháp có thể lan tỏa đến khắp mọi người, mọi nhà. Nam mô Công Đức Lâm Bồ Tát ma ha tát!

III- THÔNG TIN LIÊN HỆ THỈNH KINH SÁCH

Địa chỉ: Văn phòng Quỹ Đạo Phật Ngày Nay (tầng trệt chùa Giác Ngộ) – 92 Nguyễn Chí Thanh, Phường 3, Quận 10, TP.HCM

Số ĐT: (028) 6680 9802 – 0909 99 22 77

Email: quydaophatngaynay@gmail.com

Phiếu điền kinh sách

Báo cáo


Đăng ký

Địa chỉ

Email

Facebook