ẤN TỐNG KINH PHẬT CHO NGƯỜI TẠI GIA – C55
-
835.127.965 VNĐ
Đã thu
-
682.000.000 VNĐ
Số tiền cần
-
447
Lượt đóng góp
Ngày
Tiếng
THÔNG TIN CHUNG
Kính gửi: Các Chùa, các Tu viện, các Đạo tràng cùng toàn thể Phật tử
Với tâm nguyện truyền bá Chánh Pháp và sự ủng hộ tịnh tài của quý vị Thành viên và quý Phật tử gần xa, chương trình ấn tống C55 “Kinh Phật cho người tại gia” đã thành tựu viên mãn. Nay Quỹ Đạo Phật Ngày Nay xin kính mời các quý Chùa, quý Tu viện, các Đạo tràng cùng toàn thể Phật tử đăng ký thỉnh kinh. Quý vị có thể thỉnh quyển kinh này miễn phí (hoặc đóng góp lại chi phí in sách để tiếp tục ấn tống những quyển tiếp theo) tại Văn phòng Chùa Giác Ngộ, số 92 Nguyễn Chí Thanh, Phường 3, Quận 10, TpHCM.
Lâu nay, mọi người vẫn nhầm tưởng rằng đạo Phật là đạo yếm thế, thoát đời, thiếu sự đề cập về những vấn đề như gia đình, xã hội, chính trị. Trong khi thực tế, các vấn đề đạo đức, công bằng xã hội, bình đẳng giới tính, dân chủ, nhân quyền, quản trị đất nước, phát triển xã hội, bảo vệ môi trường… cho đến các vấn đề tình yêu, hôn nhân, hạnh phúc vợ chồng, trách nhiệm và các mối quan hệ giữa cha mẹ – con cái; thầy giáo – học trò; tình thân – làng xóm; chủ – thợ; tu sĩ – tín đồ… đều được Đức Phật hướng dẫn cặn kẽ, rất khoa học và thực tiễn. “Kinh Phật cho người tại gia” được tuyển dịch từ kho tàng kinh điển phong phú và vô giá đó của Đức Phật. Quyển kinh này tóm thâu các lời dạy minh triết của Đức Phật về đạo đức gia đình và xã hội, góp phần xây dựng hạnh phúc cá nhân, gia đình, xã hội, quốc gia và thế giới.
Vì những lợi ích to lớn đó, Quỹ Đạo Phật Ngày Nay kính mời quý thiện hữu tri thức hãy cùng truyền bá quyển Kinh này đến với tất cả những ai hữu duyên, để cuộc sống của mọi người ngày càng hạnh phúc, bình an hơn.
Kính chúc quý Phật tử an lạc trong chánh pháp và hanh thông trong cuộc sống.
Nội dung kinh sách
Quý vị có thể nghe toàn bộ nội dung quyển Kinh này tại đây: Nghe sách nói
Quý vị có thể tải toàn bộ nội dung quyển Kinh này tại đây: Kinh Phật cho người tại gia
Quý vị có thể tham khảo Mục lục quyển Kinh này bên dưới:
MỤC LỤC
Lời tựa cho lần tái bản thứ 3
Lời nói đầu
Ý nghĩa và cách thức tụng kinh
A. PHẦN DẪN NHẬP
1. Nguyện hương
2. Đảnh lễ Tam bảo
3. Tán hương
4. Tán dương giáo pháp
B. PHẦN CHÁNH KINH
I. CÁC KINH VỀ ĐẠO ĐỨC
1. Kinh tiểu sử đức Phật
2. Kinh người áo trắng
3. Kinh mười nghiệp thiện
4. Phật nói kinh tám điều trai giới
5. Kinh nhân quả đạo đức
6. Kinh lời vàng Phật dạy
7. Kinh soi gương nhân cách
8. Kinh phân biệt nghiệp báo
9. Kinh định luật nghiệp
10. Kinh nghiệp tạo sai biệt
11. Kinh chuyển hóa nghiệp chướng
12. Kinh phước thế gian
II. CÁC KINH VỀ GIA ĐÌNH, XÃ HỘI VÀ CHÍNH TRỊ
13. Kinh thiện sinh
14. Kinh phước đức
15. Kinh tránh xa cánh cửa bại vong
16. Kinh bảy loại vợ
17. Kinh bốn ân lớn
18. Kinh mọi người bình đẳng
19. Kinh không có giai cấp
20. Kinh sống trong hòa hợp
21. Kinh hóa giải tranh cãi
22. Kinh hòa hợp và hòa giải
23. Kinh chuyển luân thánh vương
24. Kinh đức hạnh của vua và tu sĩ
25. Kinh quốc gia cường thịnh
26. Kinh Hiền Nhân
III. CÁC KINH VỀ TRIẾT LÝ
27. Kinh chuyển pháp luân
28. Kinh mười hai nhân duyên
29. Kinh chánh tri kiến
30. Kinh ba dấu ấn thực tại
31. Kinh thực tập vô ngã
32. Kinh nhận diện vô ngã
33. Kinh chuyển hóa cái tôi
34. Kinh nền tảng đức tin
35. Kinh kiến thức và trí tuệ
36. Kinh thuyết minh và xác minh
37. Kinh bảy điều nên biết
38. Kinh ẩn dụ về bảy hạng người dưới nước
39. Kinh tham ái là gốc khổ đau
40. Kinh dụ ngôn người bắt rắn
41. Kinh lời Phật qua các con số
42. Kinh nương tưạ ai khi Phật qua đời?
IV. CÁC KINH VỀ THIỀN VÀ CHUYỂN HÓA
43. Kinh cốt lõi thiền tập
44. Kinh bốn pháp quán niệm
45. Kinh quán niệm hơi thở
46. Kinh các cấp thiền quán
47. Kinh bốn loại hành thiền
48. Kinh ẩn dụ về thành trì
49. Kinh sống trong hiện tại
50. Kinh căn bản tu tập
51. Kinh tu các pháp lành
52. Kinh phát tâm bồ đề
53. Phật nói kinh bốn vô lượng tâm
54. Kinh từ bi và hồi hướng
55. Kinh tám điều giác ngộ
56. Kinh bảy cách dứt trừ khổ đau
V. CÁC KINH VỀ TỊNH ĐỘ
57. Kinh Phổ Môn
58. Kinh Bổn Nguyện Công Đức Của Phật Dược Sư
59. Kinh A Di Đà
60. Kinh Sám hối sáu căn
61. Kinh Sám hối hồng danh
62. Phật Nói Kinh Vu Lan Bồn
63. Phật Nói Kinh Báo Hiếu Công Ơn Cha Mẹ
C. PHẦN SÁM NGUYỆN
1. Bát-nhã Tâm kinh
2. Niệm Phật
3. Năm điều quán tưởng
4. Quán chiếu thực tại
5. Sám nguyện (chọn một trong chín bài sám dưới đây)
a) Sám mười nguyện Phổ Hiền
b) Sám quy mạng
c) Sám quy y
d) Sám quy nguyện 1
đ) Sám tu tập
e) Sám quy nguyện 2
f) Sám nguyện
g) Sám hồng trần
h) Sám tống táng
6. Hồi hướng công đức
7. Lời nguyện cuối
8. Đảnh lễ Ba ngôi báu
D. PHẦN PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Xuất xứ các bài Kinh và sám nguyện
Phụ Lục 2: Các ngày lễ trong hai truyền thống Phật giáo
Phụ lục 3: Các ngày ăn chay
Phụ lục 4: Sách đồng tác giả
Quy định thỉnh kinh
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Kính bạch Chư Tôn Đức Tăng Ni.
Kính thưa các mạnh thường quân, các nhà hảo tâm cùng quý Phật tử gần xa.
I- MỤC ĐÍCH ẤN TỐNG KINH SÁCH
Qũy từ thiện Đạo Phật Ngày Nay đã và sẽ tiếp tục ấn tống một số kinh điển quan trọng cùng các bài giảng điển hình với nhiều chủ đề phong phú nhằm mục đích mang Giáo lý đạo Phật đúc kết trong Tam Tạng Kinh Điển ứng dụng cho người Phật tử dễ dàng tham khảo và hành trì nhằm mang lại an lạc và hạnh phúc cho cuộc đời. Mục đích ấn tống là giúp mọi người tiếp cận Phật pháp một cách thuận lợi. Quỹ rất quan tâm chia sẻ Phật pháp ở các vùng sâu, vùng xa, cao nguyên, cũng như các nơi chưa có chùa chiền, hoặc thiếu Tăng Ni. Ấn tống kinh sách là nhằm truyền bá thông điệp từ bi, con đường tỉnh thức của Phật Thích-ca, giúp giới trí thức, các nhà chính trị, doanh nhân, giới trẻ và mọi thành phần… hiểu đúng đạo Phật; thúc đẩy phong trào nghiên cứu Phật học, tu học Phật pháp; góp phần làm mạnh Phật học Việt Nam. Để xây chánh tín cho người tại gia, Ban Ấn Tống Quỹ Đạo Phật Ngày Nay thường xuyên ấn tống các loại kinh sách và các pháp thoại cho người hữu duyên, gồm các loại sau: (i) Ấn tống kinh điển, nghi thức tụng niệm, thuần việt, dễ hiểu và dễ ứng dụng: Kinh tụng hằng ngày, Nghi thức tụng niệm, Kinh Phật cho người tại gia, Kinh Phật cho người bắt đầu, và các nghi thức thông dụng, phổ quát; (ii) Ấn tống sách Phật gồm sách nghiên cứu và sách ứng dụng, giúp cho Phật tử và người hữu duyên hiểu sâu Phật pháp, tu có kết quả ngay trong hiện đời; (iii) Ấn tống pháp thoại với nhiều chủ đề, từ thấp đến cao, cho mọi thành phần, phù hợp giới tính và mọi lứa tuổi, góp phần xóa bỏ “mù chữ Phật pháp”, không còn mê tín.
II- CÁC QUY ĐỊNH VỀ VIỆC THỈNH KINH SÁCH Những kinh sách này đã được quý mạnh thường quân cùng quý Phật tử phát tâm ấn tống với tất cả tấm lòng và mong mỏi được làm cánh tay nối dài mang ánh sáng Phật pháp đến với tất cả mọi người. Để những quyển kinh điển và những quyển sách quý báu này đến được tận tay quý vị, nay Ban Ấn Tống Quỹ Đạo Phật Ngày Nay áp dụng một số quy định về việc thỉnh kinh sách như sau:
Điều 1: Số lượng kinh sách được thỉnh:
- Mỗi Phật tử chỉ nên thỉnh một quyển kinh sách (đối với một loại sách).
- Quý Phật tử muốn thỉnh từ 5 quyển kinh sách trở lên cần đăng ký thông tin liên hệ với Ban Ấn Tống Quỹ Đạo Phật Ngày Nay.
Điều 2: Đối tượng được ưu tiên
- Các Chùa, Tu viện và các Đạo tràng.
- Quý Phật tử là Thành viên Đặc biệt đã phát tâm ấn tống toàn bộ quyển kinh sách có thể tự mình phân phối toàn bộ ấn phẩm trong đợt ấn tống đó.
- Quý Phật tử là Thành viên chính thức của Qũy Đạo Phật Ngày Nay và Ban Ấn Tống Qũy Đạo Phật Ngày Nay
- Quý Phật tử đã đóng góp trực tiếp để ấn tống quyển kinh sách theo nhu cầu
Điều 3: Qui định chung
- Đối với các Chùa, Tu viện và Đạo tràng nếu muốn thỉnh kinh sách với số lượng lớn, xin vui lòng đăng ký sớm các thông tin liên hệ để Ban ấn tống chuẩn bị lên kế hoạch in ấn và gửi kinh sách đến tận nơi.
- Ban Ấn Tống thường xuyên ấn tống những loại kinh sách như sau:
- Kinh Phật cho người tại gia
- Kinh tụng hàng ngày
- Nghi thức tụng niệm
- Kinh Phật cho người mới bắt đầu
- 423 lời vàng của Phật
- Nghi thức trì Chú Đại Bi, Chú Dược Sư và Niệm Phật A Di Đà
- Các loại đĩa, pháp thoại do TT. Thích Nhật Từ giảng
- Đại tạng kinh Việt Nam (âm thanh mp3)
- Sách nói Phật giáo trên 80 đầu sách
- Âm nhạc Phật giáo
Ban Ấn Tống Quỹ Đạo Phật Ngày Nay đã và đang cố gắng hết sức mình để đem kinh sách đến tận tay những người đang cần và luôn mong rằng ngày càng nhận được thật nhiều tấm lòng vàng từ những mạnh thường quân, nhà hảo tâm, quý Phật tử gần xa….để ánh sáng Phật pháp có thể lan tỏa đến khắp mọi người, mọi nhà. Nam mô Công Đức Lâm Bồ Tát ma ha tát!
III- THÔNG TIN LIÊN HỆ THỈNH KINH SÁCH
Địa chỉ: Văn phòng Quỹ Đạo Phật Ngày Nay (tầng trệt chùa Giác Ngộ) – 92 Nguyễn Chí Thanh, Phường 3, Quận 10, TP.HCM
Số ĐT: (028) 6680 9802 – 0909 99 22 77
Email: quydaophatngaynay@gmail.com