Được tổ chức đều đặn vào Chiều Chủ Nhật hàng tuần, khóa tu Tuổi Trẻ hướng Phật đã trở nên quen thuộc với các bạn trẻ – học sinh, sinh viên và thanh thiếu niên. Tại đây, các bạn trẻ được Tăng đoàn hướng dẫn tham gia các thời khóa một cách miên mật, như: tụng Kinh, ngồi thiền, đạo ca, pháp thoại, vấn đáp, sinh hoạt nhóm, giao lưu với các vị khách mời, lạy Phật, …
Chiều Chủ Nhật, ngày 22.10.2023, hơn 400 bạn trẻ đã vân tập về Chùa để trải nghiệm sự an lạc cuối tuần và bồi đắp năng lực sẵn sàng cho một tuần học tập và làm việc hiệu quả.
Bên cạnh các thời khóa tụng Kinh, ngồi thiền, Đạo ca, các bạn trẻ hôm nay được phước duyên thính pháp đến từ hai vị giảng sư nổi tiếng.
Sau phần gặp gỡ, giao lưu và chia sẻ đến từ Thượng tọa Sonam (Đạo tràng Ấn Độ), các trẻ được vinh hạnh và hữu duyên, phước lành được lĩnh hội pháp thoại của Thượng tọa Giác Nguyên (Bút hiệu Toại Khanh). Đây là lần thứ hai Sư trở về Chùa. Mỗi lần về Chùa, là Thượng tọa giảng sư gửi đến các vị hành giả, khóa sinh một chủ đề với nhiều bài học triết lí sâu sắc và ứng dụng thực hành có giá trị, thiết thực vào trong cuộc sống.
Trong buổi chia sẻ hôm nay, Thượng tọa đã hướng dẫn các bạn trẻ đến với đạo Phật, qua sự lí giải nội hàm của hai chữ GIÁC NGỘ. Đây cũng được xem là một trong những mục đích đã và đang và sẽ hướng đến của người tu học Phật.
Theo giảng sư, để tiếp cận và học Phật một cách bài bản, người Phật tử cần phải nắm bắt các lưu ý cơ bản sau, với ba tầng bậc:
CÁCH 1. GIÁC NGỘ TỪ SỰ VAY MƯỢN, COPPY TỪ NGƯỜI KHÁC. Theo đó, nhiều Phật tử có nhiều nhận thức, tiếp cận chân lí Đạo Phật, hiểu biết bằng cách dựa vào sự giác ngộ từ người khác. Tránh tiếp cận, lĩnh hội vay mượn theo lối “thích” chủ quan của mình, gồm: chọn vị giảng sư mà mình thích, chọn đề tài mà mình thích, chọn cách hiểu mà mình thích.
CÁCH 2. GIÁC NGỘ TỪ SỰ NGHE, BIẾT, HIỂU, CHIÊM NGHIỆM, SUY NGẪM LÀ gồm: cách lựa chọn, nội dung chủ đề, hướng tiếp nhận, sự lí giải, phương pháp thực hành,… Điều đó, phụ thuộc vào từng đối tượng khác nhau, từ độ tuổi, trình độ học vấn, sự hiểu biết, vốn sống và cách diễn đạt,…
CÁCH 3. GIÁC NGỘ TỪ SỰ THỰC NGHIỆM. Học Phật không phải chỉ dừng lại là lí thuyết. Học Phật là sự tỉnh thức, để người học Phật áp dụng vào trong thực tế – bằng chính năng lực của bản thân mình, với một đạo Phật vốn có, như là, với sự nhận thức đúng đắn, thực tế và mang lại những giá trị lợi lạc.
“Tùy thuộc vào mỗi tầng giác ngộ – tầng nhận thực, cuộc sống của chúng ta sẽ đau khổ hay hạnh phúc khác nhau”, Thượng tọa nhấn mạnh.
Khép lại buổi pháp thoại là thời vấn đáp. Nhiều bạn trẻ đã đặt câu hỏi, sự thắc mắc của mình. Thượng tọa đã giải đáp một cách chi tiết và đầy đủ. Thông qua câu trả lời từ giảng sư, các bạn trẻ đã tháo gỡ nhiều vấn đề mắc phải, vốn là hoài nghi của trước kia trong tu tập và học Phật.
Buổi pháp thoại kết thúc. Niềm hoan hỉ và an lạc đọng lại ở quý Phật tử. Qua khóa tu, chác chắn mỗi bạn trẻ và quý hành giả Phật tử nói chung, sẽ có nhiều năng lực tích cực cho một tuần học tập và làm việc mới.
Được biết, Chùa Giác Ngộ là một trong số ít cơ sở tự viện có tổ chức nhiều chương trình và hoạt động khác nhau. Bên cạnh các hoạt từ thiện, an sinh xã hội, giáo dục,…tất cả vì một đạo Phật với tôn chỉ “Phụng sự nhân sinh – Tốt đời đẹp đạo – Sáng soi Phật pháp – Hộ quốc an dân”, Chùa còn mở đều đặn hàng tuần các khóa tu dành cho mọi đối tượng theo độ tuổi khác nhau. Vào chiều Thứ Bảy với Khóa tu Búp Sen Từ Bi dành cho các em Thiếu nhi; vào sáng Chủ Nhật với Khóa tu An Lạc dành cho quý Phật tử trung và lão niên; chiều Chủ Nhật với Khóa tu Tuổi Trẻ Hướng Phật dành cho các bạn thanh thiếu niên, học sinh và sinh viên. Thông qua các khóa tu với đa dạng các thời khóa, mỗi quý hành giả gần xa sẽ được trải nghiệm sự an lạc ngay hiện tại, trong từng phút giây và có nhiều hành trang quý báu cho bản thân để thực hành và ứng dụng vào trong cuộc sống.
Tin: Ngộ Tự Chung
Hình ảnh ghi nhận: