Loading...

KHÁNH THÀNH CẦU VÀ TRAO TẶNG QUÀ TẠI AN GIANG- C47

KHÁNH THÀNH CẦU VÀ TRAO TẶNG QUÀ TẠI AN GIANG- C47
  • 431.324.000 VNĐ

    Đã thu

  • 263.951.000 VNĐ

    Số tiền cần

  • 181

    Lượt đóng góp

0

Ngày

0

Tiếng

lượt xem: 87

THÔNG TIN CHUNG

Ngày 16 tháng 5 năm 2015, Quỹ Đạo Phật Ngày Nay do TT.Thích Nhật Từ dẫn đầu cùng với chư Tôn đức chùa Giác Ngộ, các thành viên Qũy đã có mặt tại Ấp Bình Quới, xã Hòa An, Huyện Chợ Mới Tỉnh An Giang tham dự lễ khánh thành cầu Ngọn Cái Sơn và thực hiện chương trình từ thiện cho người dân nghèo nơi đây với tổng giá trị trên 260 triệu đồng.

Với sự đóng góp chính của Nhóm Phật tử Nguyễn Tấn Thành (PD Chiếu Đức) và Quách Thị Phượng (PD Chiếu Hoàng) ở Mỹ, Quỹ Đạo Phật Ngày Nay đã tài trợ 100% cho cầu Ngọn Cái Sơn có chiều dài 27 m rộng 3 m được xây dựng với kinh phí gần 207 triệu đồng, đã được chính quyền Ấp Bình Thới và Huyện Chợ Mới tỉnh An Giang thực hiện xây dựng, đúng như kế hoạch đề ra. Đồng thời Quỹ cũng trao tặng 500 phần quà cho người nghèo tại ấp Bình Quới trước sự chứng kiến của Ông Lê Văn Thi Phó bí thư Đảng ủy- Chủ tịch UBND xã Hòa An; Ông Võ Văn Sang- UVTV Đảng ủy- Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc xã cùng các cấp chính quyền Ban ngành địa phương và bà con xã Hòa An.

Nhân dịp sự kiện này TT.Thích Nhật Từ đã có ba ý, muốn chia sẻ với các lãnh đạo chính quyền địa phương và bà con xã Hòa An:

1- Xây dựng Nông thôn mới là trách nhiệm của tất cả mọi người. Khái niệm nông thôn mới gợi  chúng ta nhớ về nông thôn cũ, mô hình nông thôn cũ ở Việt Nam nói riêng và một số nước đang phát triển nói chung là rất nghèo khó. Người dân chân nấm tay bùn quanh năm suốt tháng mà vẫn chưa chắc đã đủ ăn, đủ mặc. Cầu thì là cầu khỉ, sau đó là cầu cây. Mô hình nông thôn cũ được nhà thơ Tố Hữu mô tả khi so sánh với khu phố thị, mặc dù phố thị trong giai đoạn Việt Nam được tiếp nhận từ chủ nghĩa thực dân” Đường ta rộng thênh thang tám mét” tám mét lúc bấy giờ là thênh thang nhất, từ đó ta so sánh với nông thôn cũ đường chỉ rộng một mét. Phần lớn là đường bờ ruộng. Theo chủ trương của chính phủ nhà nước Việt Nam về việc xây dựng nông thôn mới nhằn xóa bỏ đường ruộng, cầu  khỉ, cầu cây là một chính sách rất có lợi ích cho người dân. So với một số nước nghèo có bối cảnh giống như Việt Nam như Ấn Độ, Nepal, Bangladesh, Pakista thì chương trình xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam là tiến bộ hơn, khá tốt và rất tích cực. Như vậy, chúng tôi rất kỳ vọng khái niệm nông thôn mới ngoài cây cầu thay thế cho cây cầu cũ còn góp phần tạo ra đời sống xã hội, kinh tế, văn hóa mới theo chiều hướng tích cực.

2- Nông thôn mới mà văn hóa phải theo truyền thống. Trong mấy chục năm qua văn hóa truyền thống của chúng ta đã mất đi rất nhiều, do vì người dân mặc cảm với cái nghèo mà đối diện suốt nhiều thập niên qua. Trong giai đoạn hiên nay, chính phủ Việt Nam gây tạo ý thức học tập về việc giữ gìn văn hóa dân tộc, vì đó là gốc rễ đời sống tinh thần, vốn có ý nghĩa cao quí không thua kém gì đời sống vật chất mà thậm chí nó còn có phần quyết định giá trị của con người còn hơn là đời sống vật chất. Cho nên, các bậc cha mẹ nên gây tạo ý thức tự hào về truyền thống văn hóa Việt Nam, nếu không như thế thì vài chục năm tới chúng ta bị mất gốc dần và thậm chí là bị xóa xổ nền văn hóa gốc Việt Nam.

3- Việc xây dựng Nông thôn mới bằng những cây cầu bê tông có ba ý nghĩa là tạo ra sự an toàn cho người dân, đây là mối quan tâm hàng đầu của những nhà lãnh đạo xã Hòa An nói riêng và trong toàn quốc nói chung. Tăng cường việc cơ hội phục vụ kinh tế, vì đường xá phát triển thì kinh tế mới phát triển. Mô hình của Trung Quốc cách đây hai chục năm với bốn chữ rất sâu sắc:”Lộ thông tài thông”. Lộ là đường xá và cầu, khi mà được xây dựng theo kiểu hiện đại: rộng, to lớn, bền chắc thì tài chánh mới được phát triển. Bằng chủ trương đó mà chỉ hơn hai thập niên mà nhiều thành phố Trung Quốc phát triển hơn cả các thành phố ở châu Âu và Mỹ…

Thượng tọa cũng rất lấy làm vinh dự tự hào khi Quỹ từ thiện Đạo Phật Ngày Nay được góp phần cùng với bà con địa phương  xây dựng cầu mà theo báo cáo của đội xây dựng là đóng góp 500 ngày công, mà mỗi ngày công nếu tính trung bình mỗi ngày công là 200 ngàn thì đội thi công cũng đã đóng góp thêm cho cây cầu là 100 triệu cùng với khoản đóng góp phục vụ hậu cần của bà con xã Hòa An khoảng vài chục triệu. Theo báo cáo của đội xây dựng là giá trị cây cầu chỉ có 206, 415,000 đ, Như vậy, giá trị thật của cây cầu sẽ phải khoảng 400 triệu nếu giao toàn bộ cho nhà thầu. Nhân dịp này Thượng tọa xin tán dương công đức của đội thi công và bà con phục vụ xã Hòa An và chúc mừng việc cây cầu đã được hoàn thành.

Tại chuyến viếng thăm chùa Thiên Phước và trao tặng quà cho người nghèo tại xã Bình Thành, H.Lấp Vò. TT Thích Nhật Từ đã có bài thuyết giảng tại Chùa Thiên Phước với chủ đề  “Vận mệnh trong tầm tay”.( có bài viết riêng đã đăng tải  trên Đạo Phật Ngày Nay)

Lời cám ơn

Xin cám ơn chính quyền xã Hòa An và chư Tôn đức Tăng Ni, các Phật tử chùa Thiên Phước đã kết nối cho chương trình xây cầu và trao tặng quà cho người nghèo. Cám ơn các mạnh thường quân, các Phật tử đã đóng góp và đồng hành cùng chuyến đi được thành công.

Hẹn gặp lại và mong muốn tất cả các quí vị cùng đồng hành với Quỹ Đạo Phật Ngày Nay trong những chuyến từ thiện tiếp theo.

*Xin Lưu ý:

Toàn bộ đóng góp quý báu chưa sử dụng trong chuyến đi này sẽ được chuyển sang Chương trình Ủng hộ Nepal đang được vận động và sẽ được thực hiện vào đầu tháng 6/2015

Báo cáo


Đăng ký

Địa chỉ

Email

Facebook