Loading...

Khóa tu Ngày an lạc kỳ 10- KT10

Khóa tu Ngày an lạc kỳ 10- KT10
0

Ngày

0

Tiếng

lượt xem: 64

THÔNG TIN CHUNG

Chương trình ‘’Phương trời thong dong’’

Hiện diện trong chương trình “Phương trời thong dong’’ kỳ thứ 10, các hành giả đã được gặp gỡ ĐĐ. TS. Thích Chúc Tín, Hiệu trưởng trường Trung cấp Phật học Đà Nẵng, Giảng viên Học viện PGVN tại TP. HCM, Chánh Văn phòng BTS GHPGVN TP. Đà Nẵng. Trụ trì chùa Bát Nhã.

Qua MC. Lâm Ánh Ngọc  các hành giả được biết đến câu chuyện nhân duyên giữa Đại đức với chùa Giác Ngộ  từ năm 1998 và biết ăn chay từ năm 6 tuổi, Thầy sinh ra và lớn lên tại vùng biển nên ăn cá là chuyện đương nhiên, đến nhân duyên đi xuất gia từ năm 8 tuổi khi đến chùa thấy hình ảnh quá đẹp của TT.Thích Khế Chơn và mơ ước được ăn chay ngon, đó là hai lý do rất đơn giản.

Trong suốt những năm tu học, ngoài những khó khăn trong hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ, trong suốt 10 năm tu học thì khổ nhiều- vui ít, đói nhiều- no ít, khát nhiều- nước ít.

Các hành giả cũng rất cảm động khi nghe Thầy kể về việc sớt bớt chuối để ăn khi mới hơn 10 tuổi, ngày chỉ ăn một bữa vì quá đói và được nghe tâm sự của Thầy khi Sư phụ qua đời: ‘’ Những ai có Thầy thì phải kính trọng, Thầy mất rồi thì không gọi là trẻ mồ côi mà là người lầm lạc’’.

 Khó khăn thì không bao giờ dừng, càng khó khăn thì càng nhớ gia đình, rất nhiều lúc muốn về, nhưng được sự động viên mạnh mẽ từ mẹ đã làm cho Thầy vượt qua được những khó khăn trên bước đường tu học. Trong thời gian học tại Học viện PGVN tại TP.HCM và du học tại Ấn Độ thì khó khăn cũng giống như rất nhiều các thầy khác lúc đó nhất là về kinh tế và ngoại ngữ. Mọi khó khăn cũng không thể cản được bước đường tu học của Đại đức  khi đạt thủ khoa Cao học và đậu Tiến sĩ  ngôn ngữ học Pali  năm 2012 tại New Delhi.

Nhờ sự cố gắng tu học, nên việc làm đạo với vai trò là Hiệu trưởng, là giảng sư tuy công việc rất mới mẻ nhưng Thầy và Ban giám hiệu đã nỗ lực hết mình, nên trong hai năm qua cũng để lại dấu ấn tốt đẹp và đạt được ít nhiều thành quả.

Lời chia sẻ của Đại đức cho các Tăng Ni sinh là chỉ có hai con đường người xuất gia phải đi mỗi ngày đó là: i) Tăng trưởng, nuôi dưỡng kiến thức Phật học ; ii) Phát huy đạo hạnh trong quá trình tu học. Đại đức cũng thường chia sẻ với các học trò của mình: không ai chê ông thầy tu dở, không ai chê ông thầy tu không có kiến thức mà người ta sẽ chê ông thầy tu không thật, chê ông thầy tu thiếu đạo hạnh. Kiến thức cố gắng thì sẽ có, cái không thật rất khó giữ. Vậy các vị, dù ở phương trời nào thì cũng phải giữ cái thật của ông thầy tu. Cái thật của ông thầy tu là hiền lành, cái trong sạch trong mỗi việc làm của mình mà không có cái nào là riêng tư…

Ngoài công việc làm đạo,Thầy còn mở các lớp học miễn phí, thường xuyên âm thầm bảo trợ cho các trẻ em mồ côi, giúp đỡ các người buôn thúng bán bưng và nhiều công việc thiện nguyện khác.

Đại đức là một nhân tài trẻ của Phật giáo Việt Nam nói chung và của GHPG VN tại Đà Nẵng nói riêng, là một tấm gương sáng tu học cho các vị tu sĩ và Phật tử Việt Nam!

 Chương trình “Vì sao tôi theo đạo Phật’’

Đến với chương trình “Vì sao tôi theo đạo Phật’’ là bà Phạm Minh Hương, nữ doanh nhân, Chủ tịch chứng khoán VNDIRECT.

Qua MC. Thảo Nguyên, các hành giả được biết đến một Phạm Minh Hương trong cơn bão thị trường chứng khoán những năm 2010, mất mát quá nhiều tiền bạc, khi đó nữ Chủ tịch cân nặng tới 68 kg. Nghỉ 4 năm ở nhà, xa rời công việc, sau một khóa học về Phong thủy và Triết học Phương Đông,  nhưng bà vẫn thấy có cái gì đó không ổn.   

Vì theo bà, Minh Hương sinh ra và lớn lên ở thời kỳ mà trong lý lịch ghi là không tôn giáo nên đối với bà, đạo Phật là những hình ảnh những người đi vào chùa là chốn tránh hiện tại và có cái gì đó rất là mê tín dị đoan. Bà đã đi tìm rất nhiều sách để đọc nhưng  quá nhiều từ Hán-Việt nên không hiểu. Khi nhờ vào nghe bài pháp thoại của TT. Thích Nhật Từ  khi đó bà đã không thể tưởng tượng được là tại sao có kiến thức tuyệt vời như vậy mà cũng có lúc bà cho là mình rất giỏi, cái gì cũng biết thế mà có những điều tuyệt vời như vậy mà mình không biết.

Khi mới bước vào đạo Phật, bà đã hiểu rất sai về đạo Phật là đi tu có nghĩa là phải buông bỏ hết để cho ngũ căn của mình không phải tiếp xúc với cái gì cả thì mới có thể tu được. Minh Hương đã thay đổi rất nhiều sau khi theo và hiểu đạo Phật để trở thành một con người bình tâm trước mọi vấn đề. Bà vẫn làm việc nhiều như ngày trước, không có gì khác cả, nhưng công việc hiệu quả hơn, bình an hơn.

Theo bà, khi càng có nhiều thách thức, càng có nhiều khó khăn thì càng trưởng thành nhanh, bà đã cám ơn cuộc đời đã cho bà nhiều trải nghiệm, vô cùng nhiều khó khăn thách thức để hoàn thiện mình hơn.

 Giờ  đây Minh Hương là một phụ nữ mảnh mai, có phần an lạc mãn nguyện hơn so với hình ảnh đẫy đà và mạnh mẽ trước đây. Quay lại với chứng khoán nhưng công việc mà bà yêu thích lại là dự án thực dưỡng mà theo bà đó là nghệ thuật sống an vui, triết lý về sự công bằng của vũ trụ qua phương pháp ăn chay dưỡng sinh và phương pháp luyện tâm của nhà Phật.

 Bà ăn chay trường và còn mở một cửa hàng thực phẩm hữu cơ và chay dưỡng sinh để truyền bá cho cách sống mà mình tâm đắc.

Thời của bà, khi sinh ra cùng cái khổ, cái đói, nghèo của cả nước do mẹ không có sữa, nên lấy nước gạo làm sữa, nhờ thế mà bệnh viện ít, không có bệnh tật. Khi có tiền nhiều, ăn thịt nhiều khi đó bệnh tật đầy người như mỡ máu, gan nhiễm mỡ… hay cáu giận và stress nặng.

Bà chia sẻ, sau một thời gian ăn chay trường bà thấy sức khỏe tốt hơn, nhẹ nhõm hơn. Giờ  Minh Hương ăn gì cũng thấy ngon, không nhất thiết phải ăn cao lương mỹ vị mới ngon, ít khi bực mình hay cáu giận nên xử lý công việc tốt và minh mẫn hơn.

Theo bà, khi mọi người hiểu về trật tự của thiên nhiên, khi thực phẩm thuần thực vật mà chúng ta ăn đúng có thể giúp cung cấp năng lượng mà cái chúng ta cần là giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể! Đó là lời chia sẻ nhắn nhủ đến mọi người chứ không phải do ăn chay mà thiếu chất.

 Thời khóa thiền tập

Như thường lệ, thời khóa thực tập thiền không thể thiếu trong chương trình tu học ‘’Ngày an lạc’’ tại chùa Giác Ngộ, các hành giả đã được ĐĐ. Thích Ngộ Phương hướng dẫn thực tập thiền cho phần tu học  đầu giờ chiều để thanh lọc thân tâm như “Trong rác có hoa và trong hoa có rác”.

 Chương trình pháp thoại

Chương tình pháp thoại  kỳ 10 khóa tu “ Ngày an lạc” là bài pháp thoại  của TT. Thích Nhật Từ với chủ đề: “Lễ tang và tống táng theo quan niệm Phật giáo”.

Khi đối diện trước cái chết, trước nỗi đau mất mát của người thân, Thượng tọa nhắc chúng ta đừng hoảng hốt, vì ai cũng phải chết nên không sợ hãi, không lo lắng, không sầu bi, không khổ não đó là cách làm lễ tang, tống táng theo tinh thần đạo Phật.

. Bằng việc hiểu sâu về một đạo Phật chánh tín về đạo Phật gốc, Thượng tọa đã phân tích các nội dung chính của bài pháp thoại với các điều sau: i) Loại hình an táng; ii) Các chuẩn bị của tuổi già; iii) Trước khi tẩm liệm. iv) Đang khi tẩm liệm; v) Thời gian quàn linh cữu; vi) Khi động quan và lễ tống táng.

Sau khi nghe phân tích các điều trên, chắc chắn những ai còn sợ hãi, còn mê tín sẽ thấy nhẹ nhõm và rất hối tiếc rằng: “Giá mà mình biết sớm hơn’’. Vâng! những ai nghe xong bài pháp thoại này sẽ thấy nhẹ nhõm như chút được gánh nặng mà nỗi sợ hãi do những tập tục mê tín đã đè nặng và ăn sâu vào dân gian làm cho mọi người quá sợ hãi trong các tang lễ và tập tục tống táng.

Thượng tọa cũng hướng dẫn là người Phật tử thì bày tỏ sự thương nhớ bằng tụng kinh để cho nỗi khổ niềm đau vơi đi, không nghĩ nhớ về nó và nhân danh người chết mà làm nhiều việc thiện, biến mất mát đau thương bằng việc làm công đức mang lại lợi lạc cho cả người sống và người mất.

Khóa tu‘’Ngày an lạc ‘’ tại chùa Giác Ngộ, một ngày đến để thấy, để nghe, để tu học khi ra về tâm thật nhẹ nhõm và an lạc!

 Rất mong được gặp lại các hành giả vào khóa tu ‘Ngày an lạc’ kỳ 11: 08-01-2017 (11-12 Bính Thân)dành cho người lớn tuổi.  Và khóa tu ‘Tuổi trẻ Hướng Phật’ kỳ 07: 25-12-2016 (27-11 Bính Thân)


Đăng ký

Địa chỉ

Email

Facebook