Loading...

Khóa tu Ngày an lạc kỳ 19- KT19

Khóa tu Ngày an lạc kỳ 19- KT19
0

Ngày

0

Tiếng

lượt xem: 118

THÔNG TIN CHUNG

Người Phật tử tại gia học pháp và hành pháp để  vâng giữ 5 điều đạo đức của đức Phật dạy sẽ làm cho đời sống của người Phật tử ngày càng được thăng hoa về hai phương diện đời sống vật chất, nghề nghiệp ổn định và hạnh phúc tinh thần để trở thành người chân nhân đó là mục tiêu của người Phật tử cần hướng đến. Đến với ngôi chùa Giác Ngộ, ngoài việc tìm điểm tựa tâm linh, bạn còn tìm thấy nhiều giá trị khác sẽ mang đến cho bạn những lợi lạc sau mỗi khóa tu! Khóa tu:‘’Ngày An Lạc’’ lần thứ 19 ngày14-05-2017(19-04 Đinh Dậu) đã được trang nghiêm diễn ra tại chùa Giác Ngộ.

Thiền tọa

Mở đầu cho khóa tu là 30 phút thiền tọa do ĐĐ.Thích Ngộ Phương hướng dẫn để thân và tâm an trước khi vào chương trình tu tập chính trong ngày.

Chương trình pháp thoại

TT. Thích Nhật Từ đã thuyết giảng với chủ đề: ‘’ Học chánh pháp và thực hành chánh pháp’’.

Trong cộng đồng Phật giáo Nguyên thủy tại Việt Nam, khái niệm đó được gọi là pháp học và pháp hành. Hai khái niệm này được xuất ở trong Kinh Tăng chi bản Sớ giải tập 5 tr.33.

Bên cạnh hai khái niệm Pháp học và Pháp hành, bản Sớ giải còn đề cập đến Đạo quả Thượng tọa đã đi sâu vào phân tích  hai phần Pháp học và Pháp hành.

Trong rất nhiều bài pháp thoại, Thượng tọa đã nhấn mạnh đến phương diện này vì lý do rất đơn giản người xuất gia trước nhất là nương theo gương hạnh của đức Phật trở thành người chỉ đường cho Phât tử tại gia.

Nói theo nghĩa giáo dục là ‘’Thầy giáo’’ về chân lý Phật, đạo đức Phật giúp cho người  tại gia giải phóng được nạn mù chữ Phật pháp. Nếu không học cao hơn Phật tử tại gia thì người xuất gia không đủ tư cách làm thầy về pháp học đối với các Phật tử tại gia.

Mối liên hệ giữa pháp học và pháp hành được đức Phật giảng dạy mô tả như sau: ‘’Cái gì, thuộc về chân lý đạo đức được đức Phật giảng dạy vừa là những điều mà người tu học Phật phải học, đồng thời là những gì người tu học Phật phải thực hành’’.

‘’Tu không học là tu mù, học không tu là đẫy sách’’nhằm nhấn mạnh đến vai trò áp dụng lời Phật dạy trong cuộc sống thực tiễn gồm có đạo đức và chân lý.

 Phần 1: Pháp học (Pariyatti-dhamma)

Dhamma, được hiểu là chân lý hay là chánh pháp. Pariyatti, cần được học một cách có hệ thống và thấu đáo.

Pháp học của người xuất gia phải được học nhiều hơn, phải cao hơn người tại gia. Cũng giống như các Giáo sư, các Thầy Cô giáo phải học nhiều hơn các mảng kiến thức mà họ truyền đạt môn học  cho các sinh viên, học sinh của mình. Trong Kinh Trung bộ T1, Tr.133 Kinh Tăng chi T1, Tr.5; T3, Tr.86, đức Phật đề cập đến 3 phương diện pháp học mà người xuất gia cần phải nắm vững. Đây là những nội dung rất là sâu sắc.

Phạm vi bài pháp thoại chỉ  đề cập 2 phương diện chính:

Thứ nhất về thể loại Kinh: phải nắm vững 9 phần giáo lý (9 thể tài) kinh điển Phật. Nhờ nắm vững 9 thể tài các tu sĩ Phật giáo mới hiểu rõ nguyên do vì sao và giá trị của phần giáo lý này mới được truyền bá ở bất cứ khóa tu nào, trình độ người nghe ra sao thì các thể loại kinh điển này cần được triển khai để thích hợp với đối tượng nghe: 1. Khế kinh; 2.Ứng tụng; 3. Ký thuyết ; 4. Kệ ngôn; 5. Cảm hứng; 6. Như thị thuyết; 7. Bổn sanh; 8.Vị Tằng Hữu; 9.Phương Quảng.

Các thể loại bài kinh trong 9 thể tài trên và tóm tắt sơ lược về kinh tạng gồm có 5 tuyển tập. Thượng tọa cũng khuyến khích các Phật tử nên đọc toàn bộ Kinh Trung bộ gồm 152 bài và các bài giảng dàng riêng cho Kinh Trung bộ thì sẽ trở thành người giảng kinh được ( trong đó cần đọc nhất là 20 bài đã được thầy đưa vào cuốn Kinh Phật cho người tại gia. Các giảng sư muốn thuyết pháp, giảng kinh giỏi thì phải tóm tắt Kinh Tăng chi bộ để có đầy đủ các pháp số chia sẻ Phật pháp cho người tại gia.

Thứ 2 về kho tàng đạo đức: gồm có rất nhiều môn học và chi tiết…phần lớn dành cho người xuất gia chuyên sâu vào.

Đó là hai phần pháp học rất quan trọng nếu người tu sĩ bỏ qua thì việc truyền đạo chỉ là tín ngưỡng.

Việc tụt giảm dân số Phật tử đang ở mức báo động đỏ là do Tăng Ni thất học, đó là một trong các nguyên nhân chính. Tăng Ni không học làm sao truyền đạo. Nên dẫn đến truyền bá mê tín mà mê tín thì không cần học. Người càng ít học chừng nào thì càng dễ truyền bá mê tín chừng đó.

 Để nâng cao trình độ Phật học cho các Phật tử tại gia hai cuốn Kinh tụng hàng ngày, Kinh Phật cho người mới bắt đầu và Kinh Phật cho người tại gia do Thượng tọa biên tập và Nghi thức Làng Mai đại toàn .

 Các chùa nào có nhu cầu đọc tụng kinh thuần Việt, nâng cao pháp học để có nền tảng cho pháp hành, nên liên lạc với chùa Giác Ngộ để được cúng dường (số lượng không giới hạn).

 Một số tu sĩ tín ngưỡng kinh bằng cách đọc một chữ kinh lạy một lạy hay một câu kinh lạy một câu là một điều rất mê tín. Còn lợi ích về lạy Phật như Thượng tọa đã nói trong rất nhiều bài giảng là lậy Phật sẽ được sức khỏe, do vận động toàn thân, không phải đi bệnh viện; Sám hối nghiệp chướng, cam kết không tái phạm, thực tập các nghiệp thiện để chuyển nghiệp. Lạy để tĩnh tâm, buông xả, lạy để tôn kính cao nhất đối với các Phật Bồ tát, noi gương và bắt trước đức Phật đã làm.

Thượng tọa cũng giới thiệu cuốn Kinh sách của  HT. Brahmapundit, Chủ tịch đại lễ Phật đản LHQ vào ngày 5/5/2017 vừa qua đã họp báo công bố cuốn Khamin………. tạm dịch là Kinh Phật cộng thông ấn tống và trao tặng trên toàn nước Thái Lan. TT. Thích Nhật Từ là người có vinh dự phụ trách mảng kinh điển Đại thừa trong quyển kinh này và Thượng tọa sẽ dịch cuốn kinh này theo chủ đề trong cuốn Kinh Phật cộng thông . Vì đó là cuốn tuyển tập mang tính chuyên đề cao của pháp học.

Các Phật tử sẽ hiểu về  đạo Phật rất trí thức, rất khoa học, đạo đức khó có một tôn giáo nào có được 1/3 nội dung tương đương! Đây là đóng góp to lớn của cộng đồng Phật giáo thế giới.Tăng thống, Chủ tịch hiệp hội Phật giáo các nước đã xem qua, đồng thời khuyến tấn các nước nên dịch ra tiếng mẹ đẻ và phổ biến trên toàn cầu để giúp người dân hiểu thấu đạo Phật. Thượng tọa sẽ cố gắng hoàn tất cuốn này trong vòng 6 tháng tới và sẽ ấn tống rộng rãi.  

Phần 3- Pháp hành (Patipatti-dhamma)

Dhamma, được hiểu là chân lý, Patipatti là thực tập (ứng dụng vào trong đời sống thực tiễn). Dựa vào Kinh Tăng chi T1, Tr.113. Đức Phật nói rất rõ về những điều cần thực tập. Kho tàng chân lý Phật gồm có Trường bộ, Trung bộ, Tương ưng bộ, Tăng chi bộ  Tiểu bộ đều phải đưa vào trong thực tập.

Đó là sự thực tập mà các vị tu sĩ nếu muốn nâng cao trình độ tâm linh của mình từ vị trí chân nhân trở thành tiệm cận thánh nhân và trở thành thánh nhân. Các tu sĩ không thể bỏ qua. Các Phật tử tại gia thực tập những điều căn bản đạo đức gia đình, xã hội, tề gia trị quốc bình thiên hạ như hai phần đầu trong cuốn Kinh Phật cho người tại gia thì người Phật tử từ phàm nhân thành chân nhân và đang hướng đến tiệm cận thánh nhân.

Người tại gia đừng bận tâm đến giải thoát (trừ người sống độc thân có cuộc sống tu tập như người xuất gia đích thực). Mục tiêu của người tại gia là trở thành chân nhân, hoặc là tiệm cận thánh nhân để có đủ các phước báu hạnh phúc  cao và chia sẻ chúng với những người tại gia khác. Nếu không hài lòng với đời sống người tại gia thì đi xuất gia để tiệm cận thánh nhân, trở thành người giải thoát. Đang khi còn trong đời sống vợ chồng thì Phật tử không thể giải thoát được mà sống theo kiểu người xuất gia thì làm cho người khác hiểu sai đạo Phật.

Người xuất gia mà tu lè phè như người tại gia thì quá uổng, không xứng đáng. Người tại gia mà sống như người tu sĩ (nhưng không dám đi tu) cũng không đúng. Thượng tọa tạm gọi là lạc quẻ.

Người tại gia: 1) Chưa thực tập được 5 điều đạo đức sau khi tiếp nhận 3 ngôi Tam bảo thì chưa thể tiệm cận được chân nhân (người chưa đạt được hạnh phúc chọn vẹn); 2) Người tại gia cần thực tập là nỗ lực để đạt được 4 tâm cao thượng từ, bi, hỷ, xả.

Tổng hợp các phương pháp thực tập sẽ an lạc tâm đó là đỉnh cao nhất là chứng đạo. Ngoài ra người tu học phật phải thực tập bố thí.

Người xuất gia: 1) Phải làm chủ được sáu giác quan và phản ứng của chúng; 2)Thực tập tỉnh thức lấy chánh niệm và tỉnh thức làm thước đo chiều sâu tâm linh; 3) Nền tảng của sự thực tập là Tứ thánh đế gồm có 4 bước: Thừa nhận khổ đau, truy tìm nguyên nhân khổ đau; 3) Thừa nhận hạnh phúc niết bàn; 4) Thực tập con đường Bát chánh đạo.

Đó là cốt lõi quan trọng nhất mà người xuất gia và người tại gia đều phải thực tập.

Khi nói về việc tu tập theo các pháp môn.Theo Thượng tọa, giữa pháp thực hành dù cho Tổ Việt Nam hay Tổ Trung Quốc soạn ra cũng không thể bằng các phương pháp thực tập của đức Phật đã dạy trong các kinh. Mặc dầu các Tổ vẫn dựa vào các bài kinh để lập nhưng vì chỉ dựa vào một vài bài kinh để lập. Cho nên tính toàn diện, tính hệ thống, kết quả toàn vẹn không thể ngang bằng  chọn vẹn như đức Phật.

Về vấn đề này Thượng tọa không khích lệ tu theo pháp môn và cũng chưa từng đả phá các pháp môn mà chỉ kêu gọi hãy lấy đức Phật làm hệ quy chiếu lấy chánh pháp Phật  làm chuẩn.

Không có bài kinh nào giải quyết tòan bộ nỗi khổ niệm đau cũng như không có bài thuốc nào trị bá bệnh.  

Thượng tọa lấy hình ảnh thực phẩm để khẳng định lại quan điểm của mình: Một loại là thực phẩm hữu cơ, một loại là vô cơ. Ai chấp nhận ăn thực phẩm không an toàn hay an toàn. Người bán hàng phải minh bạch và trung thực. Công việc còn lại là sự lụa chọn của khách hàng.

Công việc hoằng pháp của Thượng tọa là phải có trách nhiệm  phân biệt rõ đâu là lời Phật dạy, đâu là lời của các Tổ nói. Vì phương tiện mà người ta hạ thấp xuống để Phật tử không lẫn lộn hai cái này là một. Còn chọn theo Phật hay theo Tổ đó là quyền tự do. Thượng tọa nói: ‘’Tôi rất kính các vị Tổ sư nhưng không vì kính mà mình không được quyền nói sự thật. Đang khi điều đạo đức thứ tư Phật dạy phải nói sự thật. Các vị có quyền ghét hay thích tôi, nhưng các vị đừng có vu khống.’’ Thời buổi này việc kiểm chứng rất dễ chỉ cần vào trang mạng có địa chỉ thật nghe và xem là biết sự thật.

Cho nên, quý Phật tử khi đọc kinh Phật trên các trang mạng phải tìm các trang Webs Phật giáo chân chính, có uy tín, có địa chỉ thật, người thật để kiểm chứng.

Niệm Phật không, lạy Phật không mà đạt được giác ngộ, giải thoát chứng đắc cái đó gọi là cuồng tín, đi ngược lại 100% đức Phật đã dạy, đó được tạm gọi là những lời dạy mang  tính phương tiện mà phương tiện không phải là chân lý. Cho nên phải đi theo tính hệ thống, việc học và tu phải tinh tấn nghiêm túc. Mọi kết quả giải thoát nỗi khổ niềm đau bằng trí tuệ, không phải bằng niềm tin.

Tụng kinh -Thiền tọa

Các Hành giả và Tăng đoàn đã có thời khóa tụng Kinh Bốn phép quán niệm là bản kinh được TT. Thích Nhật Từ biên soạn thuần Việt. Đây cũng là bản kinh được thường xuyên trì tụng trong các khóa tu tại chùa giúp chúng sanh thực hiện thanh tịnh, vượt thắng phiền não, tiêu diệt ưu khổ.

Tiếp theo là 30 phút thiền buông thư do ĐĐ.Thích Ngộ Phương hướng dẫn trước khi kết thúc chương trình tu tập buổi sáng.

Chương trình ‘’Vì sao tôi theo đạo Phật’’

Các hành giả được gặp gỡ người nghệ sĩ tài hoa trong chương trình “Vì sao tôi theo đạo Phật” khóa tu an lạc 19: Doanh nhân Vũ Chầm, pháp danh Nguyên Lạc- Chủ tịch HĐQT tập đoàn Vina Giầy.

Báo chí đã nói về ông, viết về ông, ca ngợi ông rất nhiều. Ở đây các hành giả sẽ được nghe thêm về nhân duyên ông được gặp gỡ cố HT. Thích Minh Châu, chia sẻ về việc tu học và áp dụng đạo Phật vào con đường kinh doanh của ông. 

Ông đã 4 lần lập nghiệp, 3 lần do thời cuộc thay đổi ông trắng tay, ông đã theo lời đức Phật ‘’Ngã ở đâu thì đức dậy ở đó’’. Rồi nhân duyên may mắn được gặp trưởng lão HT. Thích Minh Châu một vị thầy tâm linh  tại chùa Ấn Quang. Các Hành giả cũng biết được sự yêu quí của Cố Hòa thượng và những kỷ niệm khi ông đã có 30 năm được gần gũi với Cố Hòa thượng đã làm cho các hành giả rất thích thú khi ông kể về 2 kỷ niệm mà ông khó quên nhất.  

Ông đã kể câu chuyện Nhà cháy (thân này như ngôi nhà cháy, khi nhà cháy rồi thì không còn gì mang theo) để nhắn nhủ đến các hành giả trong khóa tu: Phải có lòng tin vào Phật pháp,  biết bố thí, làm những việc lành, phải có trí tuệ.  

TT. Thích Nhật Từ đã có đôi điều để nói về Ông mà chúng ta học được một vài kinh nghiệm :

– Về việc lập nghiệp: Ông lập nghiệp trên con đường Bát chánh đạo nên doanh nghiệp của ông dù trải qua rất nhiều biến cố nhưng doanh nghiệp của ông vẫn đứng dậy và tồn tại và phát triển bền vững cho đến ngày nay.

– Ông và người bạn đời đã đồng hành mời gọi nhiều Phật tử phát tâm đóng góp tài chính  và ông là Trưng Ban bảo trợ của Học viện PGVN, Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam, giúp cho Học viện và Viện Nghiên cứu có nhiều thành công.

– Là một Phật tử ngoại hộ niệm  đóng góp về nguồn tài chính, Ông không chỉ hiểu Phật pháp mà còn thuộc rất nhiều các chủ đề pháp và ứng dụng vào trong cuộc sống để trải nghiệm hạnh phúc bây giờ và tại đây.

Kết thúc khóa tu là thời khóa lạy Phật .

Một ngày tu tập với các nội dung phong phú có nhiều giá trị và trải nghiệm học hỏi được nhiều điều mang lại niềm hoan hỷ thân và tâm được an lạc.

Rất mong được gặp lại các hành giả vào khóa tu ‘’Ngày An Lạc’’ Kỳ 20: 28-05-2017(03-05 Đinh Dậu)dành cho người lớn tuổi. Khóa tu ‘’Tuổi trẻ Hướng Phật’’ kỳ  13: 04-06-2017(10-05 Đinh Dậu). Khóa tu thiền Kỳ 4: 21-05-2017(26-04 Đinh Dậu).


Đăng ký

Địa chỉ

Email

Facebook