Loading...

Khóa tu Ngày an lạc kỳ 22 -KT22

Khóa tu Ngày an lạc kỳ 22 -KT22
0

Ngày

0

Tiếng

lượt xem: 120

THÔNG TIN CHUNG

Thiền tọa

Như thường lệ mở đầu cho khóa tu là 30 phút thiền tọa do ĐĐ.Thích Ngộ Phương, hướng dẫn để thân và tâm an trước khi vào chương trình tu tập chính trong ngày.

Chương trình khách mời

Khóa tu “Ngày an lạc” lần thứ 22 các hành giả chào đón vị khách mời đó là: Cư sĩ Võ Ngọc Phượng (PD. Chơn Tín Toàn). Là một cư sĩ tìm hiểu về Phật giáo Bắc truyền. Học và hành theo lời dạy trong Nikaya. Chia sẻ Phật pháp theo tinh thần lời dạy trong Nikaya cho một số nơi tại Pháp quốc. Tổ chức 2 khoá tu “Chiếu kiến ngũ uẩn” và “Nhận diện ngũ uẩn”, Hiện tại, Cô đang phụ trách lớp thiền Tứ Niệm Xứ tại Học Viện Linh Sơn, Paris.

Cô đến khóa tu với mục đích chia sẻ kinh nghiệm tu học Phật pháp và dấn thân phụng sự trong việc hoằng pháp độ sinh. Sáng nay các hàng giả đã lắng nghe bài pháp thoại với chủ đề: ‘’Luân hồi là gì’’.

Sau phần giải thích về ý nghĩa luân hồi, Cư sĩ Tín Toàn đã đề cập đến  Bảy trí về luân hồi đó là: i) Luân hồi là gì; ii) Luân hồi sanh khởi; iii) Luân hồi đoạn diệt ; iv) Sự vô minh; v ) Vị ngọt của luân hồi; vi) Sự nguy hiểm trong luân hồi; vii) Thoát khỏi luân hồi.

Khi nhận chân ra sự luân hồi ngay trong cuộc sống hiện tại, mới cảm nhận thực sự cái gọi là vô thường. Khi cảm nhận được sự luân hồi tái diễn trong từng hơi thở trong từng suy nghĩ trong từng cảm xúc, trong từng vui, buồn, thương, gét, được, mất, có, không, nhục, vinh, phải, quấy, đúng, sai chúng ta mới thấy là những pháp vô thường sanh diệt. Đó là sự luân hồi ngay trong giấy phút hiện tại, luân hồi trong quá khứ, luân hồi trong tương lai.

 Cư sĩ Tín Toàn đã lấy hai bài kinh quan trọng: Kinh Cây gậyKinh Dây thừng để so sánh điểm tương đồng, điểm tương ưng, hợp lý, hợp nghĩa với nhau không có gì sai khác trong lời dạy của đức Phật. Hiểu Tứ thánh đế theo khái niệm về ngũ uẩn, hiểu Tứ thánh đế theo luân hồi. Tứ thánh đế được gọi là 4 sự thật về khổ hay còn gọi là 4 thánh trí về khổ, hay là bốn sự thật về ngũ uẩn, hay 4 sự thật về luân hồi, hay là 4 sự thật về phiền não.

Ngoài ra, Cư sĩ Tín Toàn đã chia sẻ thêm về mục đích xuất gia tu đạo của đức Phật để Ngài tìm một phương pháp, một con đường giải quyết vấn đề sanh, già, bệnh, chết. Đây là bể khổ của chúng sanh… Ngài đã đạt được sự chấm dứt luân hồi trong sanh tử.

Người đệ tử Phật phải tu tập để tẩy sạch hết tất cả những pháp đưa đến sanh, tử luân hồi đó là vô minh và tham ái. Vô minh là sự không nhìn thấy được đang vận hành trong nội tâm,  chúng ta cần phải nhìn được ngũ uẩn trong nội tâm của mình. Nhờ thấy rõ các hình tướng trong ngũ uẩn mới đoạn tận diệt được tham, sân, si từ đó mới chấm dứt được sanh tử luân hồi.

Cuối bài chia sẻ Cư sĩ Tín Toàn dẫn lại lời đức Phật dạy để  nhắc các hành giả ghi nhớ lời dạy cuối cùng của đức Phật thoát để nỗ lực tinh tấn tu tập tiến tới mục đích giải thoát khỏi sanh tử luân hồi.

Tụng kinh – Thiền tọa

Trước khi vào phần tụng kinh và thiền tọa, các hành giả được thực tập hát Thiền ca do các thành viên trong Ban nhạc Diệu Âm hướng dẫn. Những ca từ trong thiền ca mang lại những giá trị làm  phong phú thêm một ngày tu tập mang lại an lạc.

 Các Hành giả và Tăng đoàn đã có thời khóa tụng Kinh Người áo trắng. Đâylà bản kinh được TT. Thích Nhật Từ biên soạn Việt hóa. Cũng là bản kinh được thường xuyên trì tụng trong các thời khóa  tại chùa, nhằm nhắc nhở các Phật tử thường xuyên thực tập để trở thành người Phật tử đích thực. Tiếp theo là 30 phút thiền buông thư do ĐĐ.Thích Ngộ Phương hướng dẫn trước khi kết thúc chương trình tu tập buổi sáng.

Chương trình ‘Phương trời thong dong’’

Khóa tu “Ngày An Lạc”  lần thứ 22, các hành giả có cơ duyên được cung đón HT. Thích Minh Thiện, Ủy viên Hội đồng trị sự GHPG Việt Nam, Phó trưởng Ban Hoằng pháp trung ương GHPGVN, Trưởng Ban trị sự GHPGVN tỉnh Long An, Hiệu trưởng trường Trung cấp Phật học tỉnh Long An, trụ trì chùa Thiên Châu.

Hôm nay HT. Thích Minh Thiện trở về chùa Giác Ngộ với một tư cách là  một vị  khách mời trong chương trình ‘’Phương trời thong dong ’’. Hòa thượng đã tỏ lòng tri ân đến cố HT. Thượng Thiện Hạ Huệ, Trụ trì chùa Giác Ngộ khi xưa (là thầy Bổn sư của TT. Thích Nhật Từ). Hòa thượng đã tâm sự không bao giờ quên hình ảnh một vị thầy chuyên tâm niệm Phật. Khi đó HT. Thích Minh Thiện là một Tăng sinh tham dự khóa học Sơ cấp tại chùa Giác Ngộ khi xưa. Chính nơi đây là sự ươm mầm cho sự Giác ngộ tu tập của Hòa thượng.

Mở đầu cho  buổi trò chuyện. Hòa thượng đã nói với tất cả các Phật tử rằng chúng ta là những người học Phật, tin Phật thì chắc chắn rằng mình sinh ra trên đời đều có một túc duyên của kiếp trước, kiếp này và sẽ ảnh hưởng cho đời sau. Nếu tin như vậy thì Hòa thượng cho rằng mình có nhiều phước được sinh ra trong một gia đình có ông bà nội ngoại, cha mẹ đều là người có đạo. Khi mới 5 tuổi đã được bà Cố động viên ăn chay, đọc kinh để được học giỏi, thông minh, được phước và không bị tà ma quấy phá đó là những dấu ấn từ nhỏ đã biết đến Phật pháp và đọc kinh ăn chay chỉ vì như thế. Nhưng Thầy cũng sinh ra trong một thời đầy bom đạn, chiến tranh và nhiều biến cố của đất nước.

Khi 17 tuổi bắt đầu hiểu về đạo Phật khác với khái niệm lúc còn nhỏ do bà Cố dạy. Năm 22 tuổi hòa thượng xuất gia đi tu.

Thầy có rất nhiều thuận duyên trong tu học Phật từ khi xuất gia cho đến khi gặp được Sư ông cho đến các huynh đệ ai cũng ham học và Thầy đã được cơ duyên đọc Đại bảo tích cho Sư ông nghe.

Các nghịch duyên trong tu tập của người tu sĩ thì không có nhiều bởi vì khi đi xuất gia rồi, nhìn anh em huynh đệ giống như người thân trong một nhà. Bởi Kinh Tứ thập nhị chương dạy cho quý thầy và những người xuất gia thiết lập lý tưởng tâm Bồ đề bằng cách quán tưởng tất cả người Nam  và người nữ đều là người thân của mình. Đối với riêng Thầy, các chuyện nghịch duyên của Thầy so với lý tưởng tu của mình là không quá lớn. Các hành giả cũng được nghe câu chuyện khi Ba thầy biết chuyện hiểu lầm cũng khá nghiêm trọng đối với thầy, khi đó ông đã khuyên Thầy nếu khó quá không được thuận duyên thì về Ông cất cái thất cho mà tu. Hòa thượng đã trả lời: ‘’Hồi đó con đi tu thì ba sợ con tu không nổi, bây giờ con tu nổi rồi thì ba lại kêu con về cất thất mà cất thất thì ‘Hổ ly sơn hổ bại. Tăng ly chúng Tăng tàn’. Con về thất mai mốt ba cưới vợ cho con nữa à, ba có tiền cưới vợ cho con không? Khổ ở chùa ba đừng nghe, Đường Tam Tạng đi thỉnh kinh còn phải chịu 81 nạn thử thách’’.

Khi chia sẻ về việc học: Do có may mắn được học Phật học phổ thông trước đó, khi vào chùa xuất gia thì Học thầy, học bạn. Khi đó, khó khăn là không có giấy viết phải xé lá chuối dày hơ nóng để làm giấy viết hay nhặt bao giấy trong gói thuốc lá để làm giấy  và cũng không có đèn để học, phải lấy cây nhang đốt lên dọi vào từng chữ làm đèn để học …

Dẫu ngày ấy, việc Tăng Ni đến trường gặp rất nhiều khó khăn trên con đường học nhưng Thầy vẫn hoàn thành Cao đẳng Phật học và tốt nghiệp khóa Sư phạm giáo dục  trường Đại học Xã hội và Nhân văn khóa 33.

Các hành giả cũng rất xúc động khi nghe thầy kể câu chuyện ‘’Mai mốt tu bù’’ của Thầy khi ngày ấy, ban ngày  phải tát nước mệt quá, tối ngồi đọc không nổi nên đi ngủ và có ý định mai tu bù.

Công tác phận sự tại Long An: Trong vòng 2 năm Thầy đã gây dựng được 100 Đạo tràng Bát quan Trai và 4 lớp giáo lý, sau đó là mở trường Phật học Long An. Đó cũng là một ngôi trường nội trú mà rất ít nơi có được. Những năm gần đây Long An có tới 9 điểm An cư Kiết hạ, có hàng ngàn Tăng Ni tu học, đó là con đường đi đúng hướng để phát triển Phật giáo Long An. Ngoài ra, Hòa thượng cũng phát triển mạnh công tác từ thiện xã hội thông qua đó là hoằng pháp để phát triển đạo Phật.

Hòa thượng cũng là một nhà làm công tác xã hội kêu gọi mọi người ý thức về môi trường. Năm 2014 Thầy đã tổ chức hội thảo về môi trường tại Long An. Thầy từng khuyến khích các Phật tử những hành động việc làm cụ thể như tiết kiệm điện, nước. Nói các tác hại khi phá rừng, khi khoan giếng nước ngầm. Khi sản xuất 1kw điện thì phải mất bao nhiêu than, nước, phá bao nhiêu rừng, bao nhiêu khí thải thải ra khí quyển…

Với trách nhiệm là Trưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh về hành chánh, về đào tạo giáo dục Tăng Ni, về tổ chức khóa tu, về hoằng pháp, về từ thiện xã hội (xây cầu, xây trường, nhà tình thương, đào tạo tăng tài…). Long An đang phát triển đều khắp và khá tốt. Hướng tới là nhằm tới vùng sâu, vùng xa, những nơi khó khăn. Thầy cũng rất mong ‘’Khóa tu mùa hè’’ phát triển rộng khắp các tỉnh thành trong cả nước.

Đặc biệt, mong muốn của Hòa thượng là các em được học đạo đức Phật dạy trong khi nền đạo đức xã hội đang có vấn đề, là nỗi lo chung của chúng ta. Mong các Phật tử hãy đem tinh thần đạo đức Phật giáo để truyền bá, cùng góp phần gìn giữ văn hóa tốt đẹp. Đó cũng là những điều Hòa thượng sách tấn không riêng gì cho các hành giả trong khóa tu mà là lời sách tấn chung cho những ai là đệ tử Phật!

Kết thúc một ngày  tu tập là thời khóa tụng Kinh ngắn.

Một ngày tu tập có giá trị đã phần nào đáp ứng được các nhu cầu của hành giả để trải nghiệm, học hỏi và ứng dụng trong cuộc sống. Một ngày tu tập tại chùa Giác Ngộ luôn mang lại an lạc!

Rất mong được gặp lại các hành giả vào Khóa tu thiền Khóa tu thiền Kỳ 6: 16-07-2017(23-06 Đinh Dậu); Khóa tu ‘’Ngày An Lạc’’ Kỳ 23: 09-07-2017(16-06 Đinh Dậu); Khóa tu ‘’Tuổi trẻ Hướng Phật’’  Kỳ 14: 02-07-2017(09-06 Đinh Dậu).


Đăng ký

Địa chỉ

Email

Facebook