Loading...

Khóa tu Thiền kỳ 6- TT06

Khóa tu Thiền kỳ 6- TT06
0

Ngày

0

Tiếng

lượt xem: 426

THÔNG TIN CHUNG

Mở đầu cho khóa thiền các thiền sinh cùng Tăng đoàn tụng Kinh Bốn phép quán niệm  đây là bản kinh được TT. Thích Nhật Từ biên soạn thuần Việt hóa. Bản kinh giúp chúng sanh thực hiện thanh tịnh, vượt thắng phiền não, tiêu diệt ưu khổ.  Phần hướng dẫn thiền do ĐĐ. Thích Ngộ Phương hướng dẫn.

‘’ Bao nhiêu lầm lỗi cũng do tâm,

Tâm tịnh còn đâu vết lỗi lầm’’

Thiền Vipassana (Tứ niệm xứ) là một trong những phương pháp đưa tâm tới an tịnh. Bạn đang thanh lọc tâm mình, làm tiêu tan từ từ những nghiệp trong quá khứ. Các bạn sẽ được hướng dẫn thực tập Thiền Tứ niệm xứ để thanh tịnh tâm và thân trước mọi thăng trầm của cuộc sống tại các khóa tu thiền ở chùa Giác Ngộ. Khóa tu Thiền Kỳ  6: 16-07-2017(23-06 Đinh Dậu)

Mở đầu cho khóa thiền các thiền sinh cùng Tăng đoàn tụng Kinh Bốn phép quán niệm  đây là bản kinh được TT. Thích Nhật Từ biên soạn thuần Việt hóa. Bản kinh giúp chúng sanh thực hiện thanh tịnh, vượt thắng phiền não, tiêu diệt ưu khổ.  Phần hướng dẫn thiền do ĐĐ. Thích Ngộ Phương hướng dẫn.

Phần pháp thoại thiền

Các thiền sinh được duyên lành cung đón Ni sư TN. Tâm Tâm, Giảng viên Học viện Phật giáo Việt Nam, Tiến sĩ Phật học tại Ấn Độ, chuyên giảng Vi diệu pháp, trụ trì Tịnh xá Pháp Huệ.

Ni sư đã trao truyền đến cho các thiền sinh bài pháp thoại với đề tài: ‘Chuyển hóa khổ đau bằng chánh niệm’’.

Ni sư đã trình bày những phần căn bản nhất. Bài pháp thoại với các nội dung chính sau:

i) Ba bước phát triển trong nội tâm: Phát triển trí văn; Phát triển trí tư; Phát triển trí tu. Trí tuệ có hai loại: Trí tuệ thế gian (trí tuệ thông minh) và trí tuệ tâm linh (phân biệt 2 con đường ác và thiện trong tâm). Khi trí tuệ soi sáng tất cả các góc tối trong nội tâm của bạn, chừng đó không có lầm lẫn,  không sai lầm thì không đau khổ.

ii) Định nghĩa chánh niệm: Định nghĩa của đức Phật về chánh niệm: ‘’ Sống quán thân trên thân, tinh cần,  tỉnh giác. Chánh niệm sau khi chế ngự tham ưu ở đời, trên các cảm thọ, trên các tâm, quán pháp  trên các pháp, tinh cần tỉnh giác, chánh niệm  sau khi chế ngự tham ưu ở đời.’’

Chánh niệm, nói một cách nôm la là thấy xuông, biết suông (thấy vậy, biết vậy, không mang chủ quan của mình vào, không đánh giá, không phê phán. Ngay vị trí này chúng ta thấy, biết những gì đang xẩy ra, đó là nền của thiền Vipassan, đó chính là chánh niệm,  mà chánh niệm không phải cố công mà có được.

iii) Nhận biết các pháp thực tại: Các pháp xuất hiện tự nhiên và hoàn toàn vô ngã. Khi tu thiền Vippasana có hai cách: Một là ngồi thiền, đi thiền, đứng thiền, nằm thiền. Hai là thiền trong sinh hoạt đời thường. Sau khi dời khỏi phòng thiền thấy mệt là sai do mình cố gắng quá mức, cồ gắng nắm bắt cho bằng được, trong khi pháp thiền này là tự nhiên nó sẽ khởi lên mát mẻ, bình yên. Thấy thân, tâm đều nhẹ nhàng, thư thái, nó sáng ở trong tâm nó không bị hôn trầm, thụy miên là đúng.  

iv) Tham, sân, si: đó là những uế nhiễm khi tâm sân nổi lên thì tâm ta đau khổ, khi đó ngọn đền trí tuệ bị ngăn chia. Khi sân nổi lên bao giờ cũng có trạng thái bức xúc, thiêu đốt trong tâm làm cho bạn bất an dẫn đến khổ. Trong cái cảm thọ này chia ra hai loại khổ: Khổ thân và khổ tâm. Khổ thân: Là những cảm thọ khổ gọi là thân, thức, thọ, khổ, nó liên quan đến thân. Đó là đau đớn nơi thân, là bệnh tật gây nên tứ đại không điều hòa nơi thân làm cho thân phải đau đớn, mệt mỏi, vật vã, hành hạ liên quan đến khổ trên thân.

 Khía cạnh thứ hai của khổ đó là thọ ưu, tâm sân này thọ ưu. Khi thân thức này bị đau đớn, hành hạ gọi là quả nghiệp. Bởi vì thân thức này được tạo bởi quả nghiệp, khi tâm thọ ưu thì nó vừa hiển thị trạng thái đau khổ, nó vừa có khả năng gieo trồng tiếp những hạt giống đau khổ.

v) Sự liên quan giữa khổ thân và khổ tâm: Khổ thân chính là bệnh. Bệnh lâu ngày dẫn đến buồn, chán, lo lắng, tuyệt vọng, một chuỗi lo lắng như thế gọi là thọ ưu. Từ thân bệnh đưa đến tâm bệnh, hai cái này nó liên quan đến nhau. Thân bất an đưa đến tâm bất an. Nhưng có khi thân vẫn khỏe mà tâm buồn khổ, cũng có khi nó không bắt nguồn từ thân mà bắt nguồn từ nhiều thứ.  

vi) Tâm tham: là những gì mình yêu thích dính mắc vào trong đó mà không nhả ra và muốn sở hữu nó gọi là tâm tham. Tâm tham là nguồn gốc của mọi sự đau khổ.

Tóm lại: Rèn luyện hơi thở chánh niệm là rèn luyện khả năng quan sát, khả năng thấy biết hơi thở, dần dần chúng ta sẽ nhận biết được thông điệp của thân và của tâm. Sinh tử đã có trong từng hơi thở, Sự sống bao gồm cả sự sinh và sự diệt, nó đến rồi nó sẽ ra đi. Chánh niệm của thân và tâm là chúng ta thấy an trụ. Khi an trụ ở tâm mới thấy được và sáng suốt cho đến khi nó trở thành thường trực trong đời sống nội tâm của chúng ta. Khi đó tâm sẽ bình yên. Cho nên, rèn luyện chánh niệm để thấy rõ và biết rõ để không còn dính mắc vào.

 Khi đã an trụ, đã sáng suốt rồi thì tự mình đứng vững được, tồn tại được, không cần dựa bên này, dựa bên kia. Như vậy, chánh niệm vô cùng cần thiết trong đời sống của chúng ta. Chánh niệm  cũng không phải cực khổ mới có được!

 

Sau phần lý thuyết là giờ thực tập thiền tọa, thiền hành do ĐĐ. Thích Ngộ Phương hướng dẫn cho các thiền sinh.

Chương trình Pháp thoại buổi chiều

Trước khi vào thời pháp thoại, như thường lệ các thiên sinh thực tập thiền  tọa do ĐĐ. Thích Ngộ Phương hướng dẫn.

Chiều nay các các thiền sinh được TT. Thích Nhật Từ với chủ đề pháp thoại: ‘’Thiền Tứ Niệm Xứ 6 – Bảy yếu tố giác ngộ’’ . Đây là bài thứ sáu trong 7 bài pháp thoại về Thiền Tứ Niệm xứ, dựa vào Kinh Tứ niệm xứ  và Đại tứ niệm xứ.

Thượng tọa đã bao quát 7 yếu tố giác ngộ có 4 nội dung trùng lập với 4 nội dung trong Bát chánh đạo: Tinh tấn, chánh định, thiền tuệ và trí tuệ. Đức Phật khẳng định: ‘‘Người thực tập 7 yếu tố giác ngộ có khả năng hướng đến sự viễn ly’’.

Bảy yếu tố giác ngộ được Thượng tọa phân tích sau:

i)Thực tập chánh niệm (Sati):  Với 6 kỹ năng thực tập chánh niệm là làm chủ được trạng thái mọi thứ đang diễn ra bao gồm cảm xúc, tâm tư, các hành vi đi, đứng, nằm, ngồi, nói, nín, động, thức và ngủ.

ii) Thực tập trạch pháp (Dhamma vitraja): Trạch pháp có 3 lớp ý nghĩa : Sự phân biệt đúng và sai; Đạo đức, luân lý; Chọn lựa. Người tu học Phật phải phân định rạch ròi giữa tốt và xấu, thánh và phàm, tích cực và tiêu cực, hạnh phúc và khổ đau. Người thực tập chỉ chọn vế tích cực, còn vế tiêu cực phải nỗ lực vượt qua.

iii) Thực tập chuyên cần (Villaire): Mô tả một trạng thái nhiệt tâm và nỗ lực hướng đến các mục đích để đạt được các mục đích đó ở trong tầm tay. Đức Phật đưa ra 4 phương diện tinh tấn: a) Loại trừ bất thiện đã sinh; b)Ngăn ngừa các bất thiện chưa sinh; c) Làm sanh khởi thiện tâm mới; d) Phát triển các thiện tâm đã có.

iv) Trải nghiệm hoan hỷ (patīta) : Đây là trạng thái hưng phấn, hoan hỷ, thoải mái, thảnh thơi, an lạc và hạnh phúc. Người hoan hỷ có sắc thái trong đi, đứng, nằm, ngồi.

v) Trải nghiệm khinh an (Pasaty): Khinh an hiểu theo nghĩa đen là trạng thái nhẹ nhàng, lâng lâng, bay bổng về phương diện thân và tâm. Khi tâm ở trạng thái chân không ( không dính vào quá khư, hiện tại, vị lai) lúc đó tâm sẽ ở trạng thái khinh an.

vi) Trải nghiệm được chánh định (Samādhi): Đây là trạng thái sự tập trung đạt được ở mức độ cao nhất. Có hai loại định: Định có tầm và có tứ. Tầm là đặt tâm trên đối tượng thiền. Tứ là duy trì tâm trên đối tượng thiền một cách lâu dài. Như vậy, định có tầm có tứ là một loại định có điều kiện. Người có tâm định sẽ trải nghiệm mọi chuyện như không có chuyện gì xảy ra (mặc dù nó rất là nghiêm trọng), không hoang mang, không lo sợ…

vii) Trải nghiệm buông xả (Rubella): Đây là 1 trong 5 loại cảm xúc và là loại cảm xúc cao nhất. Trạng thái điềm nhiên, không lo âu, không sợ hãi, thoải mái, thảnh thơi. Xả là một trạng thái điềm tĩnh vững chãi, trước mọi biến cố trong cuộc đời.

Tóm lại: Đức Phật đã nói trong kinh Tứ Niệm xứ, chỉ cần thực tập 1/7 yếu tố giác ngộ nêu trên, người đó đã đặt được mục đích cao thượng. Huống hồ, đồng lúc ấy thực tập cả 7 yếu tố giác ngộ ( kinh Tương ưng tập 5).

Theo Thượng tọa Người thực tập bảy yếu tổ giác ngộ sẽ trở thành người rất năng động, tích cực, lạc quan, yêu đời. Bởi vì có các yếu tố: Tinh tấn, Hoan hỷ, khinh an và thiền định vốn làm cho con người sống có giá trị hơn. Quỹ thời gian của kiếp người ngắn ngủi là giống nhau. Người thực tập 7 yếu tố giác ngộ sẽ thực tập thời gian nhiều nhất cho các việc phật sự, thiện sự, việc lợi lạc cho nhân sinh.

Việc bổ xung thêm 2 bài pháp thoại quan trọng cho phần lý thuyết căn bản về hành thiền trong khóa tu thiền lần thứ  6. Hy vọng các thiền sinh thực tập 7 yếu tố giác ngộ để soi sáng tâm của mình, nỗ lực thực tập để luôn sống trong tỉnh thức khi trở về cuộc sống thường nhật.

Rất mong được gặp lại các hành giả vào Khóa tu thiền Kỳ 7: 13-08-2017(22-06 Đinh Dậu); Khóa tu ‘’Ngày An Lạc’’ Kỳ 24: 23-07-2017(01-06 Nhuận-Đinh Dậu); Khóa tu ‘’Tuổi trẻ Hướng Phật’’  Kỳ 15: 30-07-2017(08-06 Đinh Dậu)


Đăng ký

Địa chỉ

Email

Facebook