Loading...

KHÓA TU TUỔI TRẺ HƯỚNG PHẬT KỲ 20 (GT20)

KHÓA TU TUỔI TRẺ HƯỚNG PHẬT KỲ 20 (GT20)
0

Ngày

0

Tiếng

lượt xem: 149

THÔNG TIN CHUNG

Càng hiểu Phật, càng hiểu giáo lý của Phật, bạn càng vững vàng đi trên cuộc đời. Trí tuệ như ánh sáng dẫn đường, tình yêu thương gắn kết và nghị lực mới thực thi. 3 yếu tố Giới- Định-Tuệ là không thể tách rời. Khóa tu “Tuổi trẻ hướng Phật’’ lần thứ 20: 17-12-2017(30-10 Đinh Dậu) tại chùa Giác Ngộ TP. HCM đã trang nghiêm diễn ra tại đây.

Chương trình pháp thoại

 Chia sẻ pháp thoại TT. Thích Quảng Thiện, Ủy viên Ban Hoằng pháp TW, Trưởng ban Giáo dục Tăng Ni Q.12, Giáo thọ  các trường Cao Trung Phật học TP.HCM, Trường TCPH Đồng Nai, trụ trì chùa Tịnh Quang. 

Thượng tọa đã mang đến khóa tu thời pháp thoại với chủ đề: ‘’Càng hiểu Phật càng vững vàng’’.

Thượng tọa đã phân tích bài pháp thoại với các nội dung chính qua những câu chuyện đời thường từ đó rút ra những bài học quý giá. Hiểu Phật nghĩa là hiểu về giáo pháp: Vô thường, nhân quả, nhân duyên, vô ngã và phước báu.

Nhân quả, oan gia trái chủ nhiều đời nhiều kiếp không phải ngẫu nhiên mà nó đến, phải có nhân duyên. Nhân duyên có hai loại, dạng kết nối đẹp (trả ơn nghĩa, ân tình) và loại oan gia tới (đòi nợ, báo oán). Bạn đừng đòi hỏi cái gì nó không thuộc y báo, chánh báo, khi bạn biết chấp nhận tự dưng người bạn nhẹ lại. 

Khi hiểu được vô thường thì cái gì trên đời cũng có thể đổi thay, thay đổi cả cái tốt lẫn cái xấu, nếu bạn biết chắc điều đó rồi thì bạn nỗ lực làm, nỗ lực tính toán, sắp đặt nhưng nếu chuyện đã xảy ra rồi bạn đừng có suy nghĩ gì nữa, vì bạn đã làm hết sức mình. Còn những gì tuột khỏi tầm tay, bạn đừng làm nữa. Khi có tai nạn, rủi ro hay sự cố xảy ra bạn phải bình tĩnh, phải có độ lùi thời gian để thẩm định lại giá trị của sự kiện đó và biết đâu cuộc đời sẽ mở ra cho bạn cánh cửa đẹp hơn, tốt hơn. Nếu biết nó tuột tức là bạn không còn duyên nợ gì, bạn sẽ đỡ khổ.

Trong nhà Phật cái gì làm họ sợ nhất đó là chữ ‘’Ngã’’ chữ ngã có sức công phá lớn nhất (trên trời, dưới đất chữ ngã ngự trị, chữ ngã làm cho ta hạnh phúc, chữ ngã cũng có thể làm ta điêu đứng. Cho nên hiểu được vô thường, vô ngã, hiểu được nhân quả, duyên sanh khi có chuyện gì xảy ra bạn vẫn đi tiếp vững vàng, mạnh mẽ trong cuộc đời.

 Nếu bạn hiểu được giáo lý nhà Phật có thể giầu nghèo không thành vấn đề vì giầu nghèo nó còn phụ thuộc phước báu nhiều đời chứ không chỉ phụ thuộc hoàn toàn vào giỏi. Cho nên, khi rơi vào giầu hay nghèo, được hay mất, vinh hay nhục, đừng quá quan tâm mà hãy quan tâm bước đi của bạn có vững vàng và chất lượng sống của bạn có OK hay không. Cho nên Bạn cứ nỗ lực làm mà phước báu đó chưa trổ thì biết rằng phước báu mình vẫn còn mỏng, bạn cứ làm đi để bù đắp phước mỏng của mình. Đừng trách cha mẹ, xã hội, bạn bè, đừng oán ai, trách ai hãy tìm cơ hội làm phước, đừng có nghĩ rằng có tiền mới làm phước được mà bạn hãy làm từ việc nhỏ cho cộng đồng, cho người khác. Bất cứ việc làm nào mà suy nghĩ tới lợi ích của cộng đồng của người khác đó là tạo phước.

Chương trình: “Gương sáng’’

Khách mời giao lưu trong chương trình là Thầy giáo Trần Việt Quân,Nghiên cứu Đông Phương học, Giám đốc Kinh doanh Bách Khoa Group. Điều hành Pathway Tuệ Đức: mở trường Tuệ Đức  và Viện đào tạo Bách Khoa hướng đến Đạo Đức – Trí Tuệ.

Thầy đến với khóa tu tuổi trẻ với bài thuyết trình: “Nhân cách con người qua lời Phật dạy’’.

Đạo đức – Trí tuệ – Thiền Định. Học là một chuyện mà chuyển hóa lại là một chuyện khác. Tiến trình của Văn-Tư-Tu là một tiến trình rất phức tạp. Học mới chỉ là văn tuệ, bạn thân học suy tư được đến đâu, tất nhiên giáo dục có khả năng giúp mọi người suy tư. Còn tu tuệ thì chính chúng ta phải là người đi, chúng ta là người thực hành, không phải là ai khác. Vậy tiến trình Văn-Tư-Tu là cả một tiến trình phải thực tập thì mới đi chọn vẹn.

Qua những câu chuyện, những vĩ nhân, những anh hùng tại sao họ lại thành công, hồi nhỏ họ có những tố chất gì, ba mẹ họ dạy họ những  gì, họ làm những công việc gì để khi trưởng thành? để từ đó chúng ta đúc kết lại sẽ thấy thấp thoáng những lời Phật dạy. Còn một người lớn lên trở thành một người làm biếng, nhậu nhẹt, đánh vợ con lại thấy bóng dáng của tham, sân, si.

Người nào bám vào ngoại cảnh cành nhiều thì tâm tham càng mạnh hoặc sự thiếu hiểu biết dẫn đến ngoại cảnh. Người nào sống bình an giữa cuộc đời, sống đơn sơ, sống biết đủ là người đó đang sống với Giới- Định-Tuệ.

Ba gốc rễ nền tảng của Nội lực: Tình yêu thương (đạo đức)- Nghị lực (dũng+ nhẫn)- Trí tuệ (hiểu rõ, đúng). Trong 3 nội lực này thì cột trí tuệ là cột xây dựng chánh tín trong đạo Phật. Người có đạo đức, nghị lực và trí tuệ rất dễ thành công.

Không có Giới – Định – Tuệ thì tham sân si sẽ khởi sanh!

Thầy đã phân tích 4 vòng tròn đào tạo:(1) Nhân cách cốt lõi; (2) Các xu hướng tính cách; (3) Các kỹ năng; (4)Thông tin, kiến thức. Khi nhìn vào 4 vòng tròn, chúng ta mới thấy cám ơn đức Phật đó là vòng tròn số 1 bởi chất Giới- Định-Tuệ rất mạnh nên họ không bao giờ chán đời và tự tử và 3 yếu tố mất cân bằng thì điều gì sẽ sảy ra? Cân bằng 3 gốc rễ; Tìm bằng được 3 báu vật của cuộc đời và sống hàng ngày, cùng nhịp đập với 3 báu vật này. 

Như vậy, Trí tuệ giúp dẫn đường, soi sáng đường chúng ta đi. Đạo đức gắn kết con người lại với nhau làm cho cuộc sống này đầy tình thương và nghị lực làm cho vượt khó trong cuộc đời, nghị lực là thực thi cuộc đời. Một người không có nghị lực, khi gặp sóng gió sẽ không vượt qua. Một người không có đạo đức, sẽ không có bạn tốt mà chơi, cuộc đời trở thành vô nghĩa. Một người không có trí tuệ thì xác xuất lầm đường rất cao, yêu thương thiếu hiểu biết rất cao. Vậy trí tuệ như ánh sáng dẫn đường, tình yêu thương gắn kết và nghị lực mới thực thi. 3 yếu tố Giới- Định-Tuệ là không thể tách rời!

Khóa tu kết thúc một ngày tu tập rất tuyệt vờì, với phần vui chơi, giải trí và vừa là phần thi  với chủ đề: ‘’Cô bé bán diêm’’ để vun bồi kiến thức của các bạn trẻ do ĐĐ. Thích Quảng Tịnh  và Sư cô Nhuận Bình hướng dẫn.

Xin tạm biệt và rất mong được gặp lại các bạn trẻ vào khóa tu ‘Tuổi trẻ Hướng Kỳ 21: 14-01-2018(28-11 Đinh Dậu); Khóa tu ‘Ngày an lạc’ kỳ  35: 24-12-2017 (07-11 Đinh Dậu); Khóa tu Thiền Kỳ 12: 31-12-2017(14-11 Đinh Dậu); Khóa tu thiếu nhi “Búp sen từ bi” dành cho các bé từ 6-13 tuổi ( tháng 2 lần vào Thứ bảy). Kỳ 05: 16-12-2017 (29-10 Đinh Dậu).


Đăng ký

Địa chỉ

Email

Facebook