Loading...

Nên hiểu như thế nào đối với nhận định “không nên đốt hương” của Thầy Nhật Từ

Mời bạn đọc theo dõi các video sau đây trước khi đi và phân tích nội dung được nêu ra ở trên Video gốc: https://www.youtube.com/watch?v=t1dOSu85 (Video xuất bản ngày 17/09/2017)

Với nguyên văn: “Đốt hương không có trong văn hóa Phật giáo ở Ấn Độ nơi Đức Phật sinh ra và truyền đạo. Nó ảnh hưởng chính yếu là từ Trung Hoa thôi vì người Trung Hoa Họ tin rằng là hương nó tạo ra khối khối nó bay lên trời người ta nghĩ là cõi Phật ở trên trời cho nên là thông qua cái khối bay ta mới gửi gắm cái lòng thành của mình theo hương để mong phật chứng giám đó là tập tục văn hóa của Trung Quốc. Thay vì mỗi năm mình có thói quen là mình đốt là 30 bó hương quy đổi đi 30 báo đó nếu mình mua tương đương là 500.000 đồng thì hãy lấy 500.000 đồng đó đến cúng dường cho chùa, chùa lấy cái tiền đó để vận hành các phật sự ở trong chùa lại là rất là lớn,..”

Video cắt, ghép: https://www.facebook.com/reel/7913111132080740

Nội dung nguyên văn đã bị cắt xén, dẫn đến hiểu lầm

Đánh giá phản biện

Hương đăng từ lâu đã là trợ phẩm dùng trong cúng bái và các nghi thức tâm linh quan trọng của người Việt Nam, vậy tại sao Thầy Nhật Từ lại khuyến khích Phật tử không nên đốt hương? Đằng sau lời khuyên đó là gì? Xin gửi đến bạn đọc vài nhận định sau đây để hiểu rõ hơn về lời khuyên này của Thầy.

Tăng đoàn thực hiện khóa lễ (có đốt hương) – khác hoàn toàn với xuyên tạc Chùa Giác Ngộ cấm đốt hương 
Phật tử thắp hương tại chùa Giác Ngộ

Trước hết, hãy cùng xem lại video gốc “Vấn đáp: Không thắp hương bàn thờ Phật | Thích Nhật Từ”, xin nhắc lại là xem video gốc do kênh youtube Thích Nhật Từ Official đăng tải. Theo đó, nguyên văn Thầy Nhật Từ khuyến khích Phật tử không nên thắp hương trong chánh điện các chùa, nếu thắp chỉ thắp số lượng ít nhất có thể. Điều này là dễ hiểu, bởi theo phân tích của Thầy, khói hương sẽ gây ra các tác dụng phụ, làm không gian bị ô nhiễm, làm bẩn khu vực xung quanh nơi đặt bát hương, làm khó chịu, ngột ngạt cho người viếng bái,… Điều này hoàn toàn hợp lý.

Thứ hai, không gian được Thầy khuyến khích không nên thắp hương trong ngữ cảnh đó là “trong các ngôi chùa”, không phải là “trong đời sống tâm linh”, “trong sinh hoạt tín ngưỡng” như nhiều người dùng mạng xã hội đã phản ánh. Và, việc quy đổi số tiền bỏ ra để mua hương thành tiền phục vụ các mục đích công ích, các Phật sự tại chùa là điều nên làm. Đó không nằm ngoài lý tưởng phục vụ nhân sinh mà Phật giáo đã đề cao xuyên suốt 26 thế kỷ qua.

Thứ ba, cũng từ video trên có thể thấy chủ ý mà Thầy hướng đến là mở ra chiều nhận thức mới cho cộng đồng Phật tử về những tác hại đến sức khỏe mà khói hương (được làm bằng chất liệu có hại) gây ra, không nhằm vào bất kỳ mục đích nào khác. Và, có thể thấy rằng quan điểm được Thầy nêu ra là vô cùng hợp lý, với những lý do sau:

Một góc nhìn khoa học

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khói hương chứa nhiều chất độc hại như benzen, formaldehyde, và các hạt siêu mịn. Khi hít phải, những chất này có thể gây ra các vấn đề về đường hô hấp, tim mạch và thậm chí là ung thư. Ngoài ra, việc đốt hương thường xuyên còn làm đen các bức tường, trần nhà và các đồ vật xung quanh, gây mất thẩm mỹ và khó khăn trong việc vệ sinh.

Giữa truyền thống và hiện đại

Việc thay đổi một tập tục đã tồn tại hàng ngàn năm là điều không dễ dàng. Nhiều người cho rằng việc hạn chế đốt hương là một sự “Tây hóa”, là một sự “phản bội” đối với truyền thống. Tuy nhiên, chúng ta cần nhìn nhận vấn đề một cách khách quan và toàn diện hơn, có thể thay thế hương thật bằng hương điện tử trong nhiều trường hợp.

Tìm kiếm sự cân bằng

Thay vì đối lập giữa truyền thống và hiện đại, chúng ta cần tìm kiếm một sự cân bằng. Việc hạn chế đốt hương không có nghĩa là từ bỏ hoàn toàn một tập tục đẹp. Chúng ta có thể tìm kiếm những hình thức cúng dường khác như dâng hoa, dâng trái cây, hoặc đơn giản chỉ là dành một chút thời gian để ngồi thiền, niệm Phật.

Quan trọng hơn cả là tinh thần thành kính và lòng từ bi. Việc cúng dường không chỉ là một hành động bên ngoài mà còn là một sự thể hiện nội tâm. Chúng ta có thể gửi gắm những lời cầu nguyện, những lời cảm ơn đến những người đã khuất thông qua những việc làm thiết thực như giúp đỡ người nghèo, bảo vệ môi trường.

Nhiều người dùng mạng xã hội thiếu hiểu biết đăng các bài viết, bình luận nhiều nội dung sai lệch liên quan đến vấn đề trên

Quang Tròn

Có thể bạn quan tâm


Đăng ký

Địa chỉ

Email

Facebook