Kính thưa quý Phật tử và cộng đồng hữu duyên với Đạo Phật thân mến!
Dạo gần đây trên các trang mạng xã hội có lan truyền một đoạn clip ngắn, có thời lượng chỉ vài giây, cho thấy Thầy Nhật Từ đang nói, đại ý: Nếu bây giờ mà thầy tự xưng là Bồ tát, thì nhiều người sẽ tung hô Nam Mô Nhật Từ bồ tát Ma ha tát.
Khi nghe đoạn clip chỉ có duy nhất một câu nói ngắn đó, rất nhiều người, (không biết trong số đó có Phật tử hay không?!), mà đã bất chấp, không tìm hiểu, để rồi buông lời chửi rủa, xúc phạm, thóa mạ, lăng nhục đến Thầy Nhật Từ, với những ngôn từ hết sức thô thiển, dung tục, hằn học.
Trong bất kì ngữ cảnh nào, việc tiếp cận với một đoạn video ngắn, một hình ảnh bất thường, chúng ta phải tự đặt ra sự nghi vấn, tìm hiểu thấu đáo, truy nguyên nguồn gốc, tìm thấy sự thật, khách quan, bản chất đúng của vấn đề, của video gốc, của hình ảnh thật. Đừng vội vàng theo kiểu “tay nhanh hơn não”, chưa kịp suy nghĩ mà đã thốt lên những lời bất chánh kiến, vô ái ngữ, thậm chí có nhiều người còn nhân danh, vỗ ngực xưng tên, rằng tôi là Phật tử, rồi a dua, thả phím bình loạn trên các trang mạng xã hội, vốn nhiều thị phi và phức tạp.
Quay lại vấn đề chính cần bàn ở trong bài viết này. Như đã đính kèm video gốc ở bên trên. Theo đó, video gốc là bài giảng của Thầy Nhật Từ được thực hiện tại chùa Giác Ngộ, vào ngày 13/12/2020, trong chương trình Khoá tu Tuổi Trẻ hướng Phật. Video gốc (bài giảng của Thầy) có thời lượng hơn 60 phút. Trong khi, truyền thông bẩn, dư luận xấu đã cắt, xén, lấy một câu, không đầu, không đuôi, từ thời lượng phút thứ 48:22 đến 48:47, để gán ghép, bịa đặt, xuyên tạc, có chủ đích, ác ý, dã tâm xấu vào Thầy Nhật Từ.
Như vậy, khi đối chiếu đoạn clip ngắn của truyền thông bẩn chỉ vỏn vẹn 15 giây so với video bài giảng gốc của Thầy Nhật Từ hơn 60 phút, chúng ta sẽ nhận thấy:
– Bài giảng của thầy Nhật Từ, nếu xem hết từ đầu đến cuối, quý vị sẽ thấy Thầy đang trả lời câu hỏi của một Phật tử đặt ra. Theo đó, vị Phật tử này, có duyên biết đến Phật giáo Tây Tạng, thông qua phim ảnh, nhưng vì chưa hiểu biết gì nhiều về Phật giáo Tây Tạng xin Thầy trụ trì phân tích, định hướng con đường tu tập cho mình?
Thầy Nhật Từ đã rất tinh tế và khéo léo khi hỏi ngược lại vị Phật tử này: Thích và ấn tượng, muốn tu theo Phật giáo Tây Tạng, nhờ xem phim Tây Tạng, nhưng chính xác là như thế nào?
Vị Phật tử đã trả lời rất chân thực: Con thích Phật giáo Tây Tạng ở trong bộ phim này, là vì hai phân cảnh: Một là, từ một người dân thường, nhưng anh thanh niên đã trở thành một cao thủ với đầy phép thuật; Hai là, giác ngộ đi tu.
Ngay sau câu trả lời này, là một phần chia sẻ, phân tích, dẫn chứng, lập luận của Thầy Nhật Từ (cụ thể có ở trong bài giảng gốc, xin không được nói lại, để tránh mất thời gian). Trong bài viết này, tôi xin đề cập tập trung đến câu nói mà dư luận đang quan tâm.
– Theo bài giảng gốc, thì Thầy Nhật Từ đang thể hiện sự không đồng tình đối với việc một số bạn trẻ, Phật tử hiện nay có lối tu tập chạy theo thần tượng, cá biệt một số người còn tôn thờ người đó lên theo kiểu thần tượng hoá, là hiện thân của Phật hay Bồ tát. Thầy cho biết, với cách tu tập như vậy, dễ rơi vào bản ngã, chấp cái tôi. Việc một cá nhân được tập thể sùng bái, tâng bốc lên cao dễ khiến đó ảo tưởng. Và dĩ nhiên, tập thể đó cũng chưa có đi đúng đường, rơi vào lầm mê. Thầy khuyến tấn mọi người đến Đạo Phật bằng trí tuệ, không phải chạy theo hiện tượng, thần tượng. Có những người hôm nay quy y với thầy này, hôm sau đã quy y với thầy khác. Điều này là không nên, việc quy y là chúng ta đã nhận ba ngôi báu làm thầy, nương vào đó để tu tập, chuyển hoá và thay đổi bản thân theo hướng tích cực và an lạc cho mình, cho người và cho cuộc đời.
– Để phê phán cho lối thần tượng hoá một ai đó, rất dễ tạo nên hiện tượng đám đông, thầy cho ví dụ (xin nhấn mạnh là ví dụ, chữ NẾU): Nếu thầy mà tự nhận là Bồ tát, thì người ta sẽ tung hô Nam Mô Nhật Từ Bồ tát Ma ha tát.
Như vậy, khi đối chiếu đoạn clip ngắn của truyền thông bẩn chỉ vỏn vẹn 15 giây so với video bài giảng gốc của Thầy Nhật Từ hơn 60 phút, chúng ta sẽ nhận thấy:
– Bài giảng của thầy Nhật Từ, nếu xem hết từ đầu đến cuối, quý vị sẽ thấy Thầy đang trả lời câu hỏi của một Phật tử đặt ra. Theo đó, vị Phật tử này, có duyên biết đến Phật giáo Tây Tạng, thông qua phim ảnh, nhưng vì chưa hiểu biết gì nhiều về Phật giáo Tây Tạng xin Thầy trụ trì phân tích, định hướng con đường tu tập cho mình?
Thầy Nhật Từ đã rất tinh tế và khéo léo khi hỏi ngược lại vị Phật tử này: Thích và ấn tượng, muốn tu theo Phật giáo Tây Tạng, nhờ xem phim Tây Tạng, nhưng chính xác là như thế nào?
Vị Phật tử đã trả lời rất chân thực: Con thích Phật giáo Tây Tạng ở trong bộ phim này, là vì hai phân cảnh: Một là, từ một người dân thường, nhưng anh thanh niên đã trở thành một cao thủ với đầy phép thuật; Hai là, giác ngộ đi tu.
Ngay sau câu trả lời này, là một phần chia sẻ, phân tích, dẫn chứng, lập luận của Thầy Nhật Từ (cụ thể có ở trong bài giảng gốc, xin không được nói lại, để tránh mất thời gian). Trong bài viết này, tôi xin đề cập tập trung đến câu nói mà dư luận đang quan tâm.
– Theo bài giảng gốc, thì Thầy Nhật Từ đang thể hiện sự không đồng tình đối với việc một số bạn trẻ, Phật tử hiện nay có lối tu tập chạy theo thần tượng, cá biệt một số người còn tôn thờ người đó lên theo kiểu thần tượng hoá, là hiện thân của Phật hay Bồ tát. Thầy cho biết, với cách tu tập như vậy, dễ rơi vào bản ngã, chấp cái tôi. Việc một cá nhân được tập thể sùng bái, tâng bốc lên cao dễ khiến đó ảo tưởng. Và dĩ nhiên, tập thể đó cũng chưa có đi đúng đường, rơi vào lầm mê. Thầy khuyến tấn mọi người đến Đạo Phật bằng trí tuệ, không phải chạy theo hiện tượng, thần tượng. Có những người hôm nay quy y với thầy này, hôm sau đã quy y với thầy khác. Điều này là không nên, việc quy y là chúng ta đã nhận ba ngôi báu làm thầy, nương vào đó để tu tập, chuyển hoá và thay đổi bản thân theo hướng tích cực và an lạc cho mình, cho người và cho cuộc đời.
– Để phê phán cho lối thần tượng hoá một ai đó, rất dễ tạo nên hiện tượng đám đông, thầy cho ví dụ (xin nhấn mạnh là ví dụ, chữ NẾU): Nếu thầy mà tự nhận là Bồ tát, thì người ta sẽ tung hô Nam Mô Nhật Từ Bồ tát Ma ha tát.
– Hãy đặt câu nói đó trong văn cảnh của một bài giảng pháp thoại hoàn chỉnh, chúng ta sẽ rất tán thán và hoan nghênh Thầy. Vì sao? Vì Thầy đã phê phán việc tung hô thần tượng hoá. Như trong nhiều lần, ở các bài giảng khác nhau, dù người đời vẫn gọi, nhưng Thầy không muốn mọi người gọi và chưa bao giờ tự nhận mình là “bồ tát”, “thần đồng”. Trong bài giảng gốc ở link phía trên, Thầy còn nhấn mạnh, giới luật Phật nghiêm cấm tu sĩ tự nhận mình chứng thánh. Vậy, hoàn toàn không có chuyện Thầy Nhật Từ tự nhận mình là Bồ tát (hay thần đồng ở một số clip khác), như truyền thông bẩn cố tình cắt xén đến tấn công, xuyên tạc câu nói của Thầy, nhằm tạo ra hiện tượng đám đông, để dẫn dắt dư luận đi theo một chiều hướng khác, theo nghĩa tiêu cực và xấu xa.
– Xin được nhấn mạnh lại một lần nữa, toàn bài giảng của thầy Nhật Từ, từ đầu đến cuối hoàn toàn chỉ một ý: Hướng dẫn Phật tử tu tập đúng phương pháp, có chánh kiến, trí tuệ, không đi theo lối tu ảo tưởng, thần tượng, vì nó không thiết thực, không mang lại giá trị cho bản thân và xã hội. Bằng những phân tích chi tiết và cụ thể, dẫn chứng thuyết phục, lập luận rõ ràng, Thầy đã giúp cho các bạn trẻ tỉnh ngộ ra nhiều vấn đề, mà bấy lâu nay chưa được ai khai thị. Việc đưa câu nói của thầy Nhật Từ (nêu trên) là một dẫn chứng, một kiểu ví dụ “Nếu…” để tạo nên tính thuyết phục cho bài giảng. Tất nhiên, thầy đang phê phán, tuyệt nhiên không có chuyện tự nhận mình là Bồ tát.
Trong văn viết hay văn nói, để thuyết phục người đọc, người nghe, thì người trình bày cần thể hiện sự trôi chảy, mạch lạc trong hành văn. Một bài phát biểu hay một bài văn (dù viết hay nói) mà không có sự dẫn chứng, minh họa, phân tích, giải thích, chứng minh,…thì đó là một bài sáo rỗng, lí thuyết suông. Trong lập luận, người ta thường đưa ra dẫn chứng theo nhiều phương thức, trong đó có hai phương thức được thể hiện nhiều nhất: Một là dẫn chứng theo chiều hướng thuận, Hai là dẫn chứng theo chiều hướng ngược. Ở đây, bài giảng của Thầy Nhật Từ có cả hai. Riêng câu nói (mà dư luận đã cắt xén) là thuộc trường hợp thứ hai, nghĩa là Thầy đang đem chính mình ra để làm ví dụ. Từ đó, Thầy kêu gọi mọi người KHÔNG NÊN tung hô Thầy là Bồ tát hay là thần đồng. Về điểm này, hẳn bất kì Phật tử nào theo dõi Thầy, nghe pháp, có cơ hội tiếp xúc thì đều biết, rằng Thầy rất khiêm cung, không hề muốn mọi người gọi và không bao giờ có chuyện nhận mình là Bồ tát. Thầy đã nhiều lần nói thẳng trước nhiều đạo tràng, không riêng gì ở chùa Giác Ngộ.
Như vậy, quý vị có thể thấy rằng, truyền thông cắt ghép, xuyên tạc đã và đang tạo nên những clip cắt xén, không đầu, không đuôi, bỏ trước, bỏ sau, chỉ để lại một câu thoại ngắn. Đây là sự cố tình, không phải một lần, nhằm xuyên tạc, bịa đặt, vu khống, xúc phạm đến Thầy Nhật Từ và lôi kéo quý Phật tử đi chống lại Thầy, chống lại GHPGVN. Trò này không mới, nhưng nhiều quý Phật tử dễ dẫn dắt. Người cố tình tạo clip cắt xén là đã, đang tạo nghiệp không thiện, nhưng những người tin theo, buông ra những lời a dua, xúc phạm thì cũng chẳng khác nào mình đang tiếp tay cho cái sai, cái xấu, cái ác?
Trong bất giao tiếp giao tiếp nào trong xã hội, dù văn viết hay văn nói, chúng ta luôn phải đặt các lời thoại trong một chỉnh thể, với một không gian ngữ cảnh và thời gian tương ứng. Việc cắt, xén, lấy ra một câu thoại ngắn, dù vô tình hay hữu ý, mà mục đích không gì khác để bịa đặt, xuyên tạc xúc phạm người khác và dẫn dắt dư luận là một hành vi đáng lên án, thể hiện sự bất chấp luật nhân quả, giày xéo lên chuẩn mực của đạo đức, giẫm đạp lên sự cắn rứt của lương tâm và coi thường Pháp luật.
Tóm lại, đoạn clip ngắn chỉ 15 giây, được lấy ra từ bài giảng từ 12/2020, là một hành vi có chủ đích, dụng ý xấu, tâm địa ác, nhằm tấn công vào cá nhân Thầy Nhật Từ nói riêng và Tăng Ni của GHPGVN nói chung, sâu xa hơn là thủ đoạn và âm mưu muốn đánh phá, triệt hạ Đạo Phật. Clip vài giây đó và các clip ngắn khác, đang trôi nổi trên mạng xã hội TẤT CẢ ĐỀU LÀ BỊA ĐẶT, XUYÊN TẠC, hoàn toàn vô nghĩa và vô giá trị.
Kính đề nghị, quý Phật tử xa gần, dù là đạo tràng của tự viện ở đâu, chúng ta cũng đều là đệ tử là con của Phật, phải tự nhắc nhở mình và răn mình về năm giới, tin sâu vào nhân quả – đây là điều cốt lõi của Đạo Phật, từ đó có chánh kiến, chánh tư duy, có trí tuệ, có ái ngữ, trong giao tiếp và đánh giá trên không gian mạng. Hơn lúc nào hết, Phật giáo rất cần những tiếng nói bảo vệ điều hay, sự thật, lẽ phải, đấu tranh, phản đối và phê phán cái xấu, cái sai, cái ác của dư luận xấu và truyền thông bẩn.
Kính chúc quý Phật tử và những ai hữu duyên, yên mến Đạo Phật luôn tinh tấn, an lạc trong từng phút giây. Chúc cho quý vị mãi luôn tín tâm nơi tam bảo, bồ đề kiên cố, góp những tiếng nói chân chính trong truyền thông!
Sài Gòn, ngày 26.7.2024
Ngộ Minh Chương
(Đính kèm video bài giảng gốc: https://www.youtube.com/watch?v=Awl8rkGfgvc)