TRAO TẶNG HỌC BỔNG CHO CÁC TĂNG NI SINH – C09
-
228.000.000 VNĐ
Đã thu
-
229.000.000 VNĐ
Số tiền cần
-
4
Lượt đóng góp
Ngày
Tiếng
THÔNG TIN CHUNG
Ngày 31/10/2013, tại chùa Giác Ngộ tạm, 139/5 đường Phan Đăng Lưu, Q. Phú Nhuận, TP.HCM, TT Thích Nhật Từ và Ban điều hành quỹ học bổng Đạo Phật Ngày Nay đã trao tặng 73 suất học bổng tổng trị giá 229 triệu đồng cho tăng ni sinh viên
Đây là một chương trình rất ý nghĩa, mang đến lợi ích cho thế hệ mai sau. Sở dĩ chương trình này được ra đời vì TT. Thích Nhật Từ đã lấy chính bản thân mình để hiểu được sự khó khăn trong hành trình đi tìm kho tàng trí tuệ của tất cả tăng ni sinh. Những ngày còn ngồi trên ghế nhà trường, bất kỳ ở môi trường học nào, đạo hay đời Thượng tọa đều là tấm gương sáng, luôn đạt thành tích xuất sắc trong việc học tập và tu niệm, dù hoàn cảnh lúc bấy giờ rất khó khăn, nhưng Thượng tọa vẫn luôn cố gắng, phần đấu hết mình để hoàn thiện những điều cần và đủ của một tăng sĩ. Chính thềm thang vững chắc đó, Thượng tọa đã đóng góp nhiều cho đất nước Việt Nam cũng như Phật giáo Việt Nam. Ước mơ, hoài bảo của Thượng tọa cũng như chúng tôi luôn muốn tạo nên tầng lớp kế thừa xuất chúng, để phụng sự tốt hơn nữa con đường tự độ và độ tha. Chính những lý do này mà quỹ học bổng Đạo Phật Ngày Nay xuất hiện.
Ngày 31/10/2013, tại chùa Giác Ngộ tạm, 139/5 đường Phan Đăng Lưu, Q. Phú Nhuận, TP.HCM, TT Thích Nhật Từ và Ban điều hành quỹ học bổng Đạo Phật Ngày Nay đã trao tặng 73 suất học bổng tổng (10 suất dành cho tăng ni sinh khoa Pali Đông Nam Á) trị giá 229 triệu đồng cho tăng ni sinh viên đang theo học tại các bản trưởng như Học Viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM, khóa XIX và khóa X, tăng ni sinh các trường đại học như Đại học Sài Gòn, Đại học Y dược TP.HCM, Đại học Sư phạm TP.HCM, Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM, Đại học Kinh tế và Đại học Luật TP.HCM.
Chứng minh và tham dự lễ trao học bổng có sự hiện diện của TT. Thích Nhật Từ, Phó ban Hoằng pháp TW GHPGVN, Phó Viện trưởng HVPGVN tại TP.HCM, trưởng ban văn hóa GHPGVN TP.HCM, Chủ tịch sáng lập quỹ học bổng Đạo Phật Ngày Nay, TT. Thích Thiện Hữu, trụ trì chùa Phật Đà, Úc Châu, Phó Chủ tịch sáng lập quỹ, Ông Nguyễn Tu Mi, phó Chủ tịch quỹ từ thiện Đạo Phật Ngày Nay, Bà Giác Hạnh Hoa, phó Giám đốc quỹ, bà Thanh Sa, trưởng ban kiểm soát quỹ, bà Thanh Nhã, thành viên sáng lập quỹ, bà Trần Thị Vân Anh, thành viên sáng lập quỹ cùng chư tôn đức tăng ni, quý mạnh thường quân và hơn 64 tăng ni sinh tham dự.
Quỹ học bổng Đạo Phật Ngày Nay được thành lập từ tháng 5 năm 2013 với mục đích: nhằm hỗ trợ và khuyến khích các Tăng Ni sinh viên vượt qua khó khăn, đạt thành tích học tập, trở thành tấm gương tiêu biểu trong học Phật, tu Phật và phụng sự nhân sinh.
Quỹ sẽ được cấp phát cho những tăng ni sinh hội đủ các yếu tố như sau:
– Đối tượng: Bao gồm các Tăng Ni sinh viên đang theo học hệ chính quy các chương trình Cử nhân, Cao học và Tiến sĩ tại các Học viện Phật giáo Việt Nam hoặc các trường Cao đẳng và Đại học trên toàn quốc.
– Điều kiện: Để được xét, cấp học bổng Đạo Phật Ngày Nay là Tăng Ni sinh viên phải có điểm tuyển sinh, hoặc kết quả học tập đạt loại khá, giỏi, xuất sắc, không bị kỷ luật trong học kỳ xét học bổng.
– Số lượng và mức học bổng: Gồm trên 60 học bổng được quy định bằng 120% mức trần học phí do Tăng Ni sinh viên đóng trong học kỳ đó.
– Thời gian hưởng học bổng: Học bổng được xét, cấp theo từng niên học.
Tại lễ trao học bổng, TT. Thích Thiện Hữu đã nói trong lời khai mạc: “Đây là một chương trình rất ý nghĩa, mang đến lợi ích cho thế hệ mai sau. Sở dĩ chương trình này được ra đời vì TT. Thích Nhật Từ đã lấy chính bản thân mình để hiểu được sự khó khăn trong hành trình đi tìm kho tàng trí tuệ của tất cả tăng ni sinh. Những ngày còn ngồi trên ghế nhà trường, bất kỳ ở môi trường học nào, đạo hay đời Thượng tọa đều là tấm gương sáng, luôn đạt thành tích xuất sắc trong việc học tập và tu niệm, dù hoàn cảnh lúc bấy giờ rất khó khăn, nhưng Thượng tọa vẫn luôn cố gắng, phần đấu hết mình để hoàn thiện những điều cần và đủ của một tăng sĩ. Chính thềm thang vững chắc đó, Thượng tọa đã đóng góp nhiều cho đất nước Việt Nam cũng như Phật giáo Việt Nam. Ước mơ, hoài bảo của Thượng tọa cũng như chúng tôi luôn muốn tạo nên tầng lớp kế thừa xuất chúng, để phụng sự tốt hơn nữa con đường tự độ và độ tha. Chính những lý do này mà quỹ học bổng Đạo Phật Ngày Nay xuất hiện…”.
Ông Nguyễn Tu Mi, phó Chủ tịch quỹ từ thiện Đạo Phật Ngày Nay cũng nói: “Đào tạo tăng tài để tiếp nối sự nghiệp phụng đạo giúp đời của chư vị tổ sư là trách nhiệm của hàng Phật tử ngoại hộ của chúng con. Việc làm này chúng con muốn góp một phần nhỏ công sức vào việc bảo tồn và phát triển đạo Phật đến khắp muôn nơi. Chúng con sẽ cố gắng để quỹ học bổng này sẽ được tiếp tục trao hằng năm cho những tăng ni sinh xuất sắc hiếu học. Chỉ mong quý vị lấy đó làm động lực để tiến tới, hoàn thành tốt hơn nữa nhiệm vụ của chính mình”.
Tăng sinh Thích Trung Phúc đại diện cho hơn 64 tăng ni sinh phát biểu: “Trước khi nhập Niết bàn, đức Phật từng gọi hàng đệ tử để huấn thị như sau: “Này các đệ tử, người có trí tuệ thì không có tham trước, luôn luôn tự tỉnh thức và tự dò xét, nhờ đó người ấy có khả năng giải thoát trong giáo pháp của Như Lai. Nếu không có trí tuệ thì không xứng danh là bậc xuất gia. Trí tuệ là chiếc thuyền vững chắc vượt qua biển sanh tử, là ngọn đèn sáng chói trong hắc ám vô minh, là dược liệu thần y của mọi bịnh tật và là lưỡi búa bén chặt đứt cây phiền não. Vì thế, các vị cần trau dồi tuệ giác “văn, tư, tu” để tăng trưởng lợi ích. Người có trí tuệ soi chiếu thì dẫu là mắt thịt vẫn là người chánh kiến, thấy rõ bản chất của mọi vật”.
Lời dạy này của đức Tôn sư nhấn mạnh một điều rằng; Trí tuệ chính là nấc thang vững chắc để đưa chúng sanh từ bến mê quay về bờ giác. Không phải chỉ có đạo Phật, mà bác Hồ cũng từng nói “Vì lợi ích trăm năm trồng người”. Câu nói này không chỉ đơn thuần là dạy con người phát triển về thể lực, mà quan trọng hơn chính là nâng cao về kiến thức, nhân cách sống và đạo đức làm một con người hướng thiện, mang lại lợi lạc cho cá nhân và xã hội. Nếu việc mang những phần quà dâng tặng cho các gia đình nghèo khó, họ sẽ được ấm lòng từ ba bửa đến năm ngày, nhưng khi dành những suất học bổng tặng đến cho những sinh viên đang theo đuổi con đường tuệ giác, chắc chắn việc làm ấy sẽ nuôi sống cả một thế hệ ở tương lai.
Hôm nay, hơn 64 tăng ni sinh chúng con nương nhờ ân đức của Thượng tọa trưởng ban và sự hỗ trợ đắc lực của quý mạnh thưởng quân, được nhận học bổng do quỹ Đạo Phật Ngày Nay hỗ trợ, chúng con rất cảm động, rất hạnh phúc khi nhận được học bổng cao quý này. Học bổng này không chỉ giúp chúng con trang trải cho công việc học tập về vất chất, mà còn là niềm an ủi, khích lệ, động viên lớn lao về tinh thần, nó sẽ là động lực giúp chúng con hoàn thành tốt hơn nữa trên con đường tu học và phụng sự nhân sinh”.
TT. Thích Nhật Từ đã gửi những lời chia sẽ, động viên đến các tăng ni sinh nhân buổi trao học bổng; “Chúng tôi luôn khuyến khích quý vị học giỏi, tu tập tinh tấn, phục vụ hết mình chính là chúng tôi muốn tôn vinh quý vị. Hãy xem những khó khăn, trở ngại là những việc rất đổi bình thường để nhanh chóng vượt qua. Chính vì đã từng bước qua những khó khăn nên chúng tôi luôn đồng cảm, thấu hiểu con đường mà quý vị đang đi. Chúng tôi muốn chia sẽ một phần rất nhỏ trong việc học tập cho quý vị, để quý vị hiểu rằng, bên cạnh mình luôn có những người anh, người bạn sẳn sàng sẻ chia, luôn luôn động viên và thông cảm. Phải là nhân tố khi học thì học thật giỏi, tu thật tốt, làm đạo thật hay và dấn thân luôn tích cực. Tôi có 3 điều muốn gửi gắm đến tất cả tăng ni sinh:
– Thứ nhất: học phải có mục tiêu và động cơ, xác định rõ sở trường của mình để định một hướng đi vững chắc sau này. Nên học các nghành như xã hội học, tâm lý học, nhân chủng học, văn học hay an sinh xã hội,…
– Mỗi tu sĩ nên là một bác sĩ tâm linh để chỉnh sửa tâm hồn cho nhân loại. Phụng sự xã hội, cuộc đời chính là chửa trị những nỗi khổ niềm đau cho tất cả chúng sanh. Ứng dụng Phật học và thế học để giải quyết các vấn nạn khổ đau của tất cả mọi người.
– Cần xác định rõ cách làm đạo và tu đạo: Đây là hai vấn đề khác nhau mà mỗi người xuất gia cần phân biệt một cách rạch ròi. Tu đạo là cài dành cho tự thân, là con đường cũng như pháp môn tu tập của chính mình. Chúng ta không nên đem những gì mình đang hành trì áp dụng nguyên mẫu, để làm đạo cho chúng sanh, mà tốt nhất nên xem họ cần gì ở chúng ta. Có như thế, ta không biến đạo Phật thành đạo của riêng phụ nữ và người già, nên để đạo Phật xóa bỏ mù chữ và cả xóa bỏ mù chữ của tâm linh. Vì thế, vai trò của tăng sĩ lớn lao, cao cả là vậy. Thế nên, sau khi thành tựu sự nghiệp học cho mình, quý vị nên chia sẻ đến những người hữu duyên, nơi mình đang sống…”
Giây phút quan trọng nhất, được chờ đợi nhất có lẻ là trao những phần học bổng đến chư vị tăng ni sinh. Đây là những gương mặt vượt khó tiêu biểu, xuất sắc, đã đạt nhiều thành tích tốt trong học tập. TT. Thích Nhật Từ, TT. Thích Thiện Hữu đã tận tay trao những suất học bổng đến quý thầy cô, Thượng tọa không quên chúc họ sẽ tinh tấn hơn nữa trên con đường tu và học phía trước.
Danh sách trúng tuyển
DANH SÁCH TĂNG NI SINH NHẬN HỌC BỔNG ĐẠO PHẬT NGÀY NAY NIÊN KHÓA 2013-2014
STT | HỌ VÀ TÊN | PHÁP DANH | NGÀY SINH | QUÊ QUÁN | TRƯỜNG | KHOA |
1 | Hồ Thị Kiều Oanh | Thích Nữ Pháp Trọng | 10/10/1985 | Đắc Lắk | Học viện PGVN tại TP. HCM | Triết học Phật giáo |
2 | Phạm Thị Tâm | Thích Nữ Nhật Thanh | 20/11/1976 | Quảng Nam | Học viện PGVN tại TP. HCM | Phật giáo Việt Nam |
3 | Võ Quang Vinh | Thích Lệ Quang | 1987 | Long An | Học viện PGVN tại TP. HCM | Triết học Phật giáo |
4 | Lê Hoàng Ân | Thích Nguyên Lộc | 29/01/1987 | Tiền Giang | Học viện PGVN tại TP. HCM | Phật giáo Việt Nam |
5 | Nguyễn Hoàng Chinh | Thích Nguyên Thành | 10/10/1988 | Long An | Học viện PGVN tại TP. HCM | Phật giáo Việt Nam |
6 | Dương Thị Mộng Huê | Thích Nữ Huệ Liên | 12/12/1966 | Vĩnh Long | Học viện PGVN tại TP. HCM | Triết học Phật giáo |
7 | Lê Thị Mỹ Loan | Thích Nữ Tuệ Nghiêm | 15/10/1986 | Quảng Trị | Học viện PGVN tại TP. HCM | Hoằng pháp |
8 | Nguyễn Văn Tượng | Thích Nguyên Tạo | 25/11/1980 | Phú Yên | Học viện PGVN tại TP. HCM | Triết học Phật giáo |
9 | Trần Phước Thu | Thích Nguyên Tấn | 17/11/1980 | Đồng Tháp | Học viện PGVN tại TP. HCM | Triết học Phật giáo |
10 | Phan Nhựt Nam | Thích Nguyên Độ | 27/09/1978 | Đồng Tháp | Học viện PGVN tại TP. HCM | Phật giáo Việt Nam |
11 | Nguyễn Hoàng Duy | Thích Vinh Đạo | 03/01/1987 | Quảng Nam | Học viện PGVN tại TP. HCM | Triết học Phật giáo |
12 | Trần Thị Hồng Thu | Thích Nữ Nhuận Minh | 01/10/1986 | Tiền Giang | Học viện PGVN tại TP. HCM | Phật giáo Việt Nam |
13 | Nguyễn Thanh Long | Thích Phước Minh | 05/09/1971 | Quảng Ngãi | Học viện PGVN tại TP. HCM | Hoằng pháp |
14 | Nguyễn Thị Thúy Hằng | Thích Nữ Huệ Thanh | 28/06/1986 | Đồng Tháp | Học viện PGVN tại TP. HCM | Triết học Phật giáo |
15 | Lý Thị Sương | Thích Nữ Chơn Thủy | 10/10/1985 | Quảng Trị | Học viện PGVN tại TP. HCM | Trung Quốc |
16 | Nguyễn Lê Thanh Nga | Thích Nữ Huệ Hiển | 25/11/1984 | Tiền Giang | Học viện PGVN tại TP. HCM | Phật giáo Việt Nam |
17 | Phạm Thị Vẹn | Thích Nữ Đăng Bảo | 1986 | Sóc Trăng | Học viện PGVN tại TP. HCM | Triết học Phật giáo |
18 | Lê Thị Huỳnh Mỹ | Thích Nữ Huệ Hạnh | 25/03/1985 | Đồng Tháp | Học viện PGVN tại TP. HCM | Triết học Phật giáo |
19 | Trần Thị Thu Thảo | Thích Nữ Tuệ Tâm | 15/05/1982 | Đồng Nai | Học viện PGVN tại TP. HCM | Triết học Phật giáo |
20 | Phạm Huỳnh Nhân Hậu | Thích Bổn Đức | 27/02/1982 | Long An | Học viện PGVN tại TP. HCM | Triết học Phật giáo |
21 | Bùi Trí Đức | Thích Nữ Huệ Tiến | 22/03/1990 | Tiền Giang | Học viện PGVN tại TP. HCM | Đại cương |
22 | Nguyễn Văn Điền | Thích Trung Phúc | 8/12/1990 | Phú Yên | Học viện PGVN tại TP. HCM | Đại cương |
23 | Nguyễn Thị Mỹ Phương | Thích Nữ Như Huệ | 2/18/1987 | Đồng Nai | Học viện PGVN tại TP. HCM | Đại cương |
24 | Trương Thị Lâm | Thích Nữ Thanh Nhân | 8/10/1987 | Quảng Nam | Học viện PGVN tại TP. HCM | Đại cương |
25 | Đặng Minh Dương | Thích Trí Huệ | 1988 | Đồng Tháp | Học viện PGVN tại TP. HCM | Đại cương |
26 | Phan Thị Như Lý | Thích Nữ Huệ Hải | 9/15/1988 | Thừa Thiên Huế | Học viện PGVN tại TP. HCM | Đại cương |
27 | Hoàng Thị Lan Hương | Thích Nữ Hoa Đức | 10/28/1986 | Hải Phòng | Học viện PGVN tại TP. HCM | Đại cương |
28 | Hồ Thị Thùy Dung | Thích Nữ Vạn Đức | 10/7/1990 | Đăk Lăk | Học viện PGVN tại TP. HCM | Đại cương |
29 | Lê Thi Thùy Dương | Thích Nữ Hương Thảo | 7/4/1991 | Đăk Lăk | Học viện PGVN tại TP. HCM | Đại cương |
30 | Trương Thị Kim Hòa | Thích Nữ Chơn Bảo | 12/10/1986 | Đồng Nai | Học viện PGVN tại TP. HCM | Đại cương |
31 | Phạm Thị Mỹ Tâm | Thích Nữ Thông Tĩnh | 2/23/1983 | Quảng Nam | Học viện PGVN tại TP. HCM | Đại cương |
32 | Lại Thị Diệu | Thích Nữ Tịnh Chơn Dung | 2/28/1989 | Đức Linh – Bình Thuận | Học viện PGVN tại TP. HCM | Đại cương |
33 | Dương Thị Thu Hân | Thích Nữ Diệu Huyền | 6/10/1986 | Đức Hòa – Long An | Học viện PGVN tại TP. HCM | Đại cương |
34 | Lê Quang An | Thích Nguyên Bình | 25/01/1991 | Thừa Thiên Huế | Học viện PGVN tại TP. HCM | Đại cương |
35 | Nguyễn Văn Đạo | Thích Đồng Đức | 4/19/1990 | Ninh Thuận | Học viện PGVN tại TP. HCM | Đại cương |
36 | Huỳnh Thị Chuyền | Thích Nữ Long Tiến | 11/11/1974 | Bến Tre | Học viện PGVN tại TP. HCM | Đại cương |
37 | Trần Thị Lanh | Thích Nữ Như Hội | 3/30/1989 | Đăk Lăk | Học viện PGVN tại TP. HCM | Đại cương |
38 | Phan Thị Thùy Trang | Thích Nữ Hạnh Nghiêm | 6/3/1982 | Đồng Tháp | Học viện PGVN tại TP. HCM | Đại cương |
39 | Phan Ta | Thích Minh Định | 1988 | Bình Thuận | Học viện PGVN tại TP. HCM | Đại cương |
40 | Lê Thị Thúy Ngân | Thích Nữ Như Chơn | 11/15/1980 | Gia Lai | Học viện PGVN tại TP. HCM | Đại cương |
41 | Hoàng Thị Thu Thủy | Thích Nữ Huệ Lợi | 6/26/1992 | Đăk Lăk | Học viện PGVN tại TP. HCM | Đại cương |
42 | Nguyễn Thị Kim Loan | Thích Nữ Thanh Pháp | 6/29/1982 | Đăk Lăk | Học viện PGVN tại TP. HCM | Đại cương |
43 | Phạm Thị Oanh Kiều | Thích Nữ Hạnh Hân | 11/1/1989 | Bình Thuận | Học viện PGVN tại TP. HCM | Đại cương |
44 | Võ Thị Ánh Tuyết | Thích Nữ Tâm Thanh | 5/20/1984 | Bà Rịa – Vũng Tàu | Học viện PGVN tại TP. HCM | Đại cương |
45 | Phạm Thị Ngọc Hảnh | Thích Nữ Đức Ân | 1/19/1989 | Phú Yên | Học viện PGVN tại TP. HCM | Đại cương |
46 | Trần Nguyễn Kim Khôi | Thích Quang Đạo | 6/3/1979 | TP. Hồ Chí Minh | Học viện PGVN tại TP. HCM | Đại cương |
47 | Nguyễn Thị Bích Thi | Thích Nữ Diệu Thơ | 2/3/1993 | Khánh Hòa | Học viện PGVN tại TP. HCM | Đại cương |
48 | Nguyễn Thị Mỹ Dung | Thích Nữ Viên Thiện | 12/1/1989 | Quảng Nam | Học viện PGVN tại TP. HCM | Đại cương |
49 | Trương Thị Tuyền | Thích Nữ Hiền Thanh | 3/10/1990 | Phú Lộc – Thừa Thiên Hi | Học viện PGVN tại TP. HCM | Đại cương |
50 | Đỗ Trung Dương | Thích Thị Châu | 3/1/1988 | Đồng Nai | Học viện PGVN tại TP. HCM | Đại cương |
51 | Lê Minh Đồng | Thích Thiện Đăng | 4/11/1984 | Bà Rịa – Vũng Tàu | Học viện PGVN tại TP. HCM | Đại cương |
52 | Trần Thị Thu Thảo | Thích Nữ Quảng Thảo | 9/4/1979 | Cai Lậy – Tiền Giang | Học viện PGVN tại TP. HCM | Đại cương |
53 | Chu Thị Trang | Thích Nữ Hạnh Ngọc | 11/19/1980 | Nam Định | Học viện PGVN tại TP. HCM | Đại cương |
54 | Phạm Thị Phượng | Thích Nữ Nguyên Huy | 10/29/1990 | Đồng Nai | Học viện PGVN tại TP. HCM | Đại cương |
55 | Nguyễn Ngọc Hiến | Thích Quảng Hiếu | 10/02/1987 | Quảng Nam | ĐH Sư Phạm TP. HCM | Tiếng Anh |
57 | Hoàng Thị Lành | Thích Nữ Lệ Tường | 23/09/1990 | Quảng Trị | ĐH Sài Gòn | Tiếng Anh |
58 | Nguyễn Minh Hùng | Thích Thị Nguyện | 15/11/1986 | Bình Định | ĐH Y Dược TP. HCM | Y học cổ truyền |
59 | Lê Thị Na | Thích Nữ An Hỷ | 13/06/1995 | Quảng Trị | ĐH Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn TP. HCM | Văn Học |
60 | Nguyễn Thị Tâm | Thích Nữ Nhuận Bình | 07/09/1980 | Quảng Trị | ĐH Sư Phạm TP. HCM | Ngữ văn |
61 | Nguyễn Thân | Thích Quảng Song | 10/05/1986 | Thừa Thiên Huế | ĐH Sư Phạm Hà Nội | Thạc sĩ Hán Nôm |
62 | Nguyễn Ngọc Ánh | Thích Đức Quang | 25/03/1992 | Quảng Nam | ĐH Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn TP. HCM | Triết học |
63 | Hoàng Thị Hằng | 18/12/1993 | Khánh Hòa | ĐH Kinh Tế – Luật TP. HCM | Hệ thống Thông tin Quản lý |