Loading...

TRIỂN LÃM TRANH, TƯỢNG, CỔ VẬT PHẬT GIÁO CHÀO MỪNG ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN PL.2560-2016 (TL1)

TRIỂN LÃM TRANH, TƯỢNG, CỔ VẬT PHẬT GIÁO CHÀO MỪNG ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN PL.2560-2016 (TL1)
  • 2.210.000 VNĐ

    Số tiền cần

0

Ngày

0

Tiếng

lượt xem: 172

THÔNG TIN CHUNG

Hòa trong không khí hân hoan kính mừng đại lễ Phật sinh, Ban Văn hóa GHPHVN TP.HCM cũng có nhiều hoạt động Phật sự sáng tạo, thiết thực chào mừng kỷ niệm 35 năm ngày thành lập GHPGVN và hưởng ứng lời hiệu triệu trong thông điệp của đức Pháp chủ GHPGVN. Bằng những kế hoạch và hành động cụ thể, thiết thực tham gia chương trình của Ủy ban trung ương MTTQ VN Bộ tài nguyên và môi trường. Trong dự thảo về môi trường và khuyến cáo về biến đổi khí hậu góp phần xây dựng thế giới hòa bình và thịnh lạc cho hành tinh chúng ta. Nhân ngày Đản sinh của đức Bổn sư Thích Ca Mâu Ni, được sự cho phép của Hội đồng Trị sự GHPGVN TP.HCM và thực hiện thông điệp Phật sự của Ban văn hóa Phật giáo Thành phố.
Chiều ngày 11 tháng 5 năm 2016 (nhằm ngày 05 tháng 04 năm Bính Thân) tại Nhà Văn hóa chùa Phổ Quang Quận Phú Nhuận TP.HCM, Ban Văn hóa Phật giáo thành phố đã long trọng khai mạc chương trình triển lãm tranh, tượng và Cổ vật Phật giáo chủ đề:“Phật giáo và Môi trường”.
Tới tham dự và chứng minh sự kiện này có sự hiện diện của TT.Thích Nhật Từ, Phó viện trưởng HVPGVN, Trưởng Ban Văn hóa Phật giáo thành phố; TT.Thích Nhật Thiện, Phó trưởng Ban Văn hóa Phật giáo thành phố; ĐĐ. Thích Lệ Minh, Phó trưởng Ban Văn hóa Phật giáo thành phố; ĐĐ. Thích Phước Huệ, Phó ban kiêm chánh thư ký Ban Văn hóa Phật giáo thành phố; ĐĐ. Thích Minh Nhật,Tri sự chùa Phổ Quang; Ni sư Thích Nữ Huệ Liên, Phó trưởng BanVăn hóa thành phố, cùng các chư tôn đức Tăng Ni Học viện Phật giáo Việt Nam và trường Trung cấp Phật học thành phố.
Về phía khách mời danh dự có  ông Huỳnh Văn Mười- Chủ tịch Hội mỹ thuật TP. HCM; Ông Lê xuân Chiểu-Phó chủ tịch Hội mỹ thuật TP.HCM; Ông Nguyễn Trọng Cơ, Phó giám đốc Trung tâm Bảo tồn cổ vật Việt Nam và các nhà khoa học đã đáp lại lời mời của Ban tổ chức gồm có các văn nghệ sĩ, trong thành phố cũng đã có mặt tham dự trong buổi lễ khai mạc. Đặc biệt là sự hiện diện của 12 tác giả của hơn 125 tác phẩm được trưng bày.
Trong lời phát biểu khai mạc, TT. Thích Nhật Từ- Trưởng Ban Văn hóa Phật giáo TP. HCM, đã tóm tắt những dấu mốc quan trọng của đức Phật đều liên quan đến rừng. Theo Thượng tọa, một trong những điều đạo đức mà đức Phật đã dậy cho những người xuất gia là không được phá rừng, đốn cây làm tổn hại đến sự sống của các chủng loại thực vật.
Thượng tọa đã nói lên sự đóng góp của các nhà sưu tập và các họa sĩ trong chương trình triển lãm hôm nay, tạo ra một cặp uyển để dẫn đến sự cam kết rằng: “Tất cả chúng ta dù là Tăng sĩ hay là người thế tục hãy biết yêu quí sự sống, yêu quí môi trường, bảo vệ sự sống, bảo vệ môi trường”.
Họa sĩ Đạm Thủy đã đọc báo cáo về công tác tổ chức công tác triển lãm đợt này, nhấn mạnh trên hai phương diện: Thiên nhiên với con người và giá trị của cổ vật.
Ông Huỳnh Văn Mười- Chủ tịch Hội mỹ thuật TP. HCM đã phát biểu đánh giá vai trò của nghệ sĩ: “Thiên nhiên là bậc thầy của nghệ sĩ… Phật giáo coi con người và thiên nhiên là một, đó là điều mà chúng ta phải thương những cỏ cây hoa lá và các loài động vật, bởi vì các nghệ sĩ đã mở tấm lòng cho tình yêu thiên nhiên”.
Ban Văn hóa cũng  trao tặng bằng công đức để  tán dương các nghệ sĩ họa sĩ và những nhà sưu tầm cổ vật đã có nhiều đóng góp cho chương trình triển lãm này.
Ban tổ chức lần này đã sáng tạo chuẩn bị hai bức tranh: Đức Phật ngồi thiền định và chùa Một Cột chưa tô mầu để tất cả các chư Tôn đức Tăng Ni và các vị khách mời, các Phật tử đều có thể tô mầu. TT.Thích Nhật Từ, cùng ông Huỳnh Văn Mười đã là người đầu tiên cùng cầm bút vẽ tô màu cho những bông hoa và cây cỏ trên hai bức tranh này. Và chỉ 10 phút sau đó hai bức tranh đã được các chư Tôn đức và khách mời được phủ kín mầu theo ý thích sáng tạo của mọi người, tạo nên hai bức tranh đúng với chủ đề Phật giáo và thiên nhiên.
Phần cắt băng khánh thành và sau đó là phần chiêm ngưỡng những tác phẩm mà Triển lãm đã quy tụ 12 họa sĩ  có uy tín là hội viên hội Mỹ Thuật Việt Nam, hội viên hội Mỹ Thuật TP HCM, gồm 125 tác phẩm, 50 cổ vật.  Các họa sĩ đồng thời cũng là thành viên sáng lập trung tâm: Dương Sen, Lê Xuân Chiểu, Nguyễn Đăng Khoát, Nguyễn Quang Vinh, Nguyễn  Minh Phương, Phượng Hồng, Đinh Công Khải,Phúc An, Như Hoa, Ngọc Trinh, Tuyết Giang,  Nguyển Trọng Cơ (Unesco), Nguyễn Đạm Thủy,
Và 50 cổ vật Phật giáo từ thời Đinh, Lê, Nguyễn đầu thế kỷ 20 được ban tổ chức mượn từ các chùa: Chùa Huê Nghiêm 1;Tổ đình Giác Lâm; Chùa Bà Thiên Hậu (chùa Bà Chợ Lớn); Chùa Giác Viên(có tên là chùa Hố Đất); Chùa Phụng Sơn (chùa Gò).
Hơn lúc nào hết, con người trên khắp hành tinh đang phải đối mặt với những biến đổi khi hậu và chúng ta đang phải gánh chịu những hậu quả nặng nề do chính con người đã tàn phá và khai thác thiếu không ngoan, làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên. Vì vậy, sống cân bằng và hài hòa giữa thiên nhiên đang là những mối quan tâm hàng đầu của chúng ta.
Triển lãm mỹ thuật lần này đã truyền tải một thông điệp cho chúng ta thấy  thiên nhiên hòa quyện với con người, con người cần phải cân bằng với thiên nhiên. Đó cũng là một trong những điều kiện để con người sống hạnh phúc.
Vào lúc 18h00 chiều ngày mai, 14/05/2016 (nhằm 07/04 Bính Thân), cũng tại nhà truyền thống văn hóa Phật giáo, chùa Phổ Quang sẽ diển ra lễ khai mạc triển lãm nghệ thuật Phật giáo khác, kính mời quý Phật tử đến tham dự.
Chương trình dự kiến đến hết ngày 29/05/2016 (tức ngày 23 tháng 04 năm Bính Thân).

Báo cáo


Đăng ký

Địa chỉ

Email

Facebook