Loading...

CÚNG DƯỜNG TRAI TĂNG CHO CÁC TĂNG NI SINH TẠI ẤN ĐỘ – 9/2015 (C56)

CÚNG DƯỜNG TRAI TĂNG CHO CÁC TĂNG NI SINH TẠI ẤN ĐỘ – 9/2015 (C56)
  • 641.179.000 VNĐ

    Đã thu

  • 633.434.800 VNĐ

    Số tiền cần

  • 62

    Lượt đóng góp

0

Ngày

0

Tiếng

lượt xem: 146

THÔNG TIN CHUNG

Nhân dịp chương trình pháp hội do Đức Dalai Lama thứ 14 thuyết giảng từ ngày 7 đến 10/9/2015 cho cộng đồng Phật tử Đông nam Á. Quỹ Đạo Phật Ngày Nay rất vui mừng khi có cơ hội, tiếp xúc được gặp gỡ các Thầy, các sư cô đến từ một số trường đại học và có mặt ở trong khóa tu năm 2015. Tối ngày 8/9/ 2015 tại Khách sạn Royal Palace, TT.Thích Nhật Từ Chủ tịch Quỹ Đạo Phật Ngày Nay và các mạnh thường quân, cùng các Phật tử tham dự pháp hội đã có mặt tham dự lễ cúng dường Trai tăng cho các du Tăng Ni sinh đang theo học tại Ấn Độ. Thay mặt cho Quỹ Đạo Phật Ngày Nay, TT.Thích Nhật Từ đã trao tặng cho các Thầy các sư Cô chút tịnh tài với tổng số tiền là 8,900 USD (trong đó có 49 phần có giá trị là 110USD và 80 phần trị giá 50USD).

Nhân dịp buổi gặp gỡ hết sức đặc biệt này, TT.Thích Nhật Từ đã tóm tắt lại hai ngày giảng vừa qua của Đức Dalai Lama: “Theo cộng đồng Phật giáo Tây Tạng xem Ngài Dalai Lama như là đức Phật sống và cụ thể là hóa thân của đức Bồ Tát Quán Thế Âm. Sáng hôm nay trong bài thuyết giảng chính thì Đức Dalai Lama có nói rằng sau bẩy mấy năm tu tập, Ngài mới gần chứng được tánh không thôi, điều đó cho thấy Ngài không phải là Phật sống như tất cả cộng đồng người Tây Tạng đã quan niệm như thế. Trong cuốn tự truyện bằng tiếng Anh, Ngài có đề cập đến một góc độ mà tất cả chúng ta cùng suy ngẫm: ‘Đối với truyền thống Đại Thừa nói chung thì cho tôi là hóa thân của đức Bồ Tát Quán Thế Âm, đối với cộng đồng Phật giáo Tây Tạng xem  tôi như là Phật sống, đối với xã hội và cộng đồng thì tôi được quan niệm như một lãnh tụ của Phật giáo thế giới, bản thân tôi, tôi cho rằng tôi là một tu sĩ bình thường’.

Lời phát biểu này thể hiện sự khiêm tốn do liễu ngộ được triết lý vô ngã về phương diện tâm lý học, cho nên Đức Dalai Lama trở nên rất bình dị. Do đó bất kỳ ai, trong đó có chúng ta có dịp tiếp xúc với Ngài một cách trực tiếp hay là xem qua những bài giảng đã được truyền hình trực tiếp trên kênh truyền hình Phật giáo Tây Tạng hoặc là phổ biến lại ở trên Youtube và các trang mạng thì đều cảm nhận được chất liệu từ bi hỷ xả tỏa ra một cách rất là tự nhiên từ cuộc sống thực của Ngài…

Thượng tọa cũng đã đề cập đến Thiền Sư Nhất Hạnh là hai vị đã làm những sứ mệnh rất là cao cả mà có lẽ trong nhiều thế kỷ sắp tới cũng khó có người tương đương được.

Như vậy, khi chúng ta đến đây cùng dự chung một pháp thoại do Đức Dalai Lama thuyết giảng thì chúng ta đều thấy rất rõ là Đức Dalai Lama được xem bởi cộng đồng Phật giáo Tây Tạng và cộng đồng Phật giáo Mật tông là vua của thần chú, nhưng hiếm khi hay hầu như không có cơ hội nào Đức Dalai Lama nói đến thần chú và Mật tông. Hai nền tảng triết lý mà Ngài đề cập đến là Tứ Thánh Đế mà cụ thể là Bát Chánh Đạo như là một giải pháp rất là quan trọng được đức Phật truyền đạt và truyền bá trong suốt cuộc đời của Ngài. Đó là hình thái triết lý duy nhất mà đức Phật đã giảng dạy. Trải qua vài chục thế kỷ do ảnh hưởng của các Phật giáo bộ phái được Phật giáo Đại thừa hay Phật giáo Trung Quốc, chúng ta thấy triết lý Tứ Thánh Đế vốn là giải quyết cho các vấn nạn khổ đau bị mờ nhạt dần.

Bản chất thứ hai Ngài dạy trong hai ngày đầu tiên của pháp hội đều nói về sự phát bồ đề tâm, thực tập bốn năng lượng của tâm là đức từ, bi, hỷ, xả và đức tính vô ngã trên nền tảng tính tương quan, tương duyên, tương thuận, tương tác qua 12 nhân duyên và trên nền tảng đó hiểu rõ được mọi sự vật là không có thực thể, từ đó nhận thức về tính không, tức là không thực thể, cho đến thực tập nó để trong lúc vô thường, chúng ta không bị chìm vào trong nỗi khổ niềm đau. Cho nên, nói một cách khác là Đức Dalai Lama đang truyền dạy một đạo Phật truyền thống và Đức Dalai Lama đang truyền dạy một đạo Phật Đại thừa triến lý dựa trên nền tảng của trí tuệ.

Trong bài giảng tại pháp hội lần này, Ngài cũng đã nói Phật giáo Tây Tạng nói riêng và Phật giáo thế giới nói chung đang bị rơi vào tình huống bĩ cực đó là quá đặt nặng về tín ngưỡng mà vốn nó không phải của đạo Phật. Trong bài giảng vào sáng ngày thứ hai, Ngài đưa ra quan điểm của Ngài là: “Ngài không tin vào có núi Tu Di”, điều này chúng tôi cũng đã nói mười mấy năm trước, vì nó là học thuyết của Bà-La-Môn giáo, nó gắn với kinh điển Pali, kinh điển Đại thừa, kinh điển A hàm, nhưng với tuệ giác của Đức Dalai Lama thì Ngài khẳng định rằng hệ thống vũ trụ luận nó gắn kết với núi Tu di là không phải của đạo Phật. Ngài đã tuyên bố rất là mạnh dạn mà nó có ý nghĩa để chúng ta cùng khảo cứu và Ngài khẳng định rằng học thuyết đó được giải thích ở trong Luận Câu Xá và Ngài cũng không tin tác giả của Luận Câu Xá, ít nhất là về phương diện này. Điều đó cho phép chúng ta quay trở lại với lời dạy gốc của đức Phật, trongKinh Kalama dùng nền tảng lý trí để đánh giá những gì đã được ghi nhận trong kinh điển mà theo đức Phật bằng tuệ giác thấy rất rõ rằng: quá trình biên tập kinh điển của Ngài sau khi Ngài qua đời, chắc chắn rằng có những điều ngài không nói mà được thêm vào, vì những lý do phương tiện, hoặc do những điều quá nhiều, qúa sâu mà các đệ tử của Ngài không thể nhớ hết được. Cho nên Ngài vẫn khuyên chúng ta dùng tiêu chuẩn lý trí để đánh giá lại. Do đó mạnh dạn loại trừ những yếu tố mà chúng ta có thể đồng thanh nghĩ rằng nó không phải là lời dạy gốc của đức Phật. Một trong những nền tảng mà chúng ta có thể cùng nhau làm việc đó là: Nếu trong truyền thống nguyên thủy hay trong văn hệ Pali có đề cập đến, văn hệ A hàm tương đương không đề cập đến, hoặc Đại thừa không đề cập đến thì chúng ta được quyền đặt vấn đề và ngược lại những gì được đặt trong văn hệ Pali và A hàm tương đương và Đại thừa phát triển không đề cập đến thì chúng ta cũng được quyền đặt vấn đề, vì nếu là chân lý phổ quát thì cả hai bên cùng đề cập…

Điều mà Thượng tọa muốn chia sẻ với các Thầy và các sư Cô đều là những Tăng sĩ trí thức đang ở độ tuổi 30 trở lên mà các nhà khoa học trên thế giới đều cho rằng đó là độ tuổi tốt nhất để sáng tạo, phát minh khám phá cho những công trình thuộc lĩnh vực chuyên môn mà mình theo đuổi. Rất mong các Thầy và các sư Cô, sau vài năm học trở về lại Việt Nam, chúng ta có cơ hội để phục vụ và giới thiệu một đạo Phật trí thức, Đức Dalai Lama là vua của Thần chú nhưng không dạy thần chú, không khích lệ cầu nguyện, không khích lệ vào sự van xin. Không khích lệ sự phụ thuộc vào đa thần giáo và nhất thần giáo. Đang khi đó có một số thiểu số Tăng Ni và Phật tử Việt Nam lại đang có khuynh hướng thiên cực về Phật giáo Tây Tạng,  theo nghĩa  là tất cả các truyền bá của đạo Phật này đều cho là chân lý hết. Yếu tố tín ngưỡng của Phật giáo Tây Tạng về mê tín dị đoan là nhiều nhất trong các nước Phật giáo còn lại, thậm chí còn nhiều hơn và ngang bằng mê tín của Phật giáo Trung Quốc. Nếu chúng ta không mạnh dạn nhận ra vấn đề này thì chúng ta cũng góp phần thừa nhận những gì không phải của Phật giáo trở thành là của Phật giáo mà điều đó là điều chúng ta nên tránh…

Từ những chia sẻ vừa nêu, sau khi nghe Đức Dalai Lama giảng dạy trong hai ngày vừa qua, TT. Thích Nhật Từ đã chia sẻ bốn điều với các Thầy, các sư Cô và mong muốn các Thầy, các sư Cô với tính trách nhiệm của mình và bằng các chất xám mà mình đã đầu tư hai chục năm qua, sử dụng nó một cách đúng mực, đúng cách sau khi mình đã tốt nghiệp ra trường.

Buổi lễ cúng dường được kết thúc với những bài ca của cả Phật tử và Tăng Ni sinh trong niềm vui gặp mặt trong một dịp mang tính lịch sử này.

Báo cáo


Đăng ký

Địa chỉ

Email

Facebook