Loading...

BÀI HỌC VỀ BUÔNG BỎ

Có một người trung niên luôn cảm thấy áp lực vì cuộc sống. Ông muốn tìm lối thoát nên đã đến gặp bậc trí giả xin thỉnh giáo.
Bậc trí giả bảo ông đeo lên lưng một chiếc sọt rỗng, rồi chỉ cho ông thấy con đường phía trước và dặn: “Mỗi khi bước lên một bước, anh hãy nhặt một hòn đá cho vào sọt, sau đó cho tôi biết anh có cảm nhận gì”.
Người trung niên làm theo lời căn dặn, sau đó trả lời rằng: “Tôi cảm thấy càng đi càng nặng nề”. Trí giả nói: “Mỗi người đến với thế gian này đều cõng một cái sọt không. Chúng ta tiến bước trên đường đời, cứ mỗi bước lại nhặt một thứ cho vào sọt, vì vậy nên mới có cảm giác càng ngày càng mỏi mệt”.
Người trung niên lại hỏi: “Vậy làm sao tôi có thể giảm nhẹ gánh nặng cuộc đời?”.
Bậc trí giả nói: “Thứ đựng trong sọt đều là những gì anh tìm được ở trên đường. Nếu anh nhặt quá nhiều mà lại không vứt bỏ đi một chút, đơn giản tiến bước, thì cuộc đời sẽ càng ngày càng nặng nề áp lực”.
Con người có thể buông bỏ hết mọi thứ, kể cả tương lai của mình, nhưng họ lại không thể buông bỏ được nỗi buồn trong lòng, để rồi phải chịu đựng những bế tắc. Sau cùng, chỉ có những người biết yêu thương bản thân mình nhất, mới có đủ dũng khí đặt nỗi buồn của mình xuống, và giữ lại cho mình khoảnh khắc bình yên còn sót lại. Trong tay của họ luôn có một chút niềm vui đủ để khiến cho tâm hồn bình thản.
Đôi khi, điều chúng ta cần thiết để giải quyết một bế tắc là không làm gì cả, không cố san bằng mọi thứ, không cố hơn thua, không cố đạp đổ đập phá, mà chỉ đơn giản là dừng lại, lắng nghe từng suy nghĩ của mình, buông bỏ, lòng thanh tịnh, rồi thấy vấn đề đã được giải quyết xong.
Dòng sông không thể trong được khi nơi đầu nguồn còn vẩn đục. Người ta chưa thể thương được bản thân khi vẫn còn để những suy nghĩ không lành làm tổn thương đến mình của ngày mai.
Truyện và ảnh: Sưu tầm.

Có thể bạn quan tâm


Đăng ký

Địa chỉ

Email

Facebook