Loading...

CÚNG DƯỜNG TRUNG TÂM PHẬT HỌC HÁN TRUYỀN KỲ 2 (C269-2)

CÚNG DƯỜNG TRUNG TÂM PHẬT HỌC HÁN TRUYỀN KỲ 2 (C269-2)
  • 62.128.400 VNĐ

    Đã thu

  • 62.128.400 VNĐ

    Số tiền cần

  • 93

    Lượt đóng góp

0

Ngày

0

Tiếng

lượt xem: 525

THÔNG TIN CHUNG

Phật giáo là một tôn giáo lớn của dân tộc Việt Nam nhưng trải qua khoảng 2.000 năm lịch sử, chúng ta vẫn chưa có bộ Đại Tạng Kinh. Bên cạnh đó, quá trình chuyển dịch Phật giáo từ Ấn Độ đến Trung Hoa rất gian nan, rất gập ghềnh; do đó, những bộ kinh cũng vì thế mà lệch đi so với nghĩa ban đầu. Bộ Đại Tạng Kinh có một ý nghĩa hết sức quan trọng; nếu chúng ta đưa ra một bộ kinh dịch nghĩa chính xác, phù hợp với cách hiểu của số đông người thì khi ấy, Phật giáo nước nhà sẽ tự khắc phát triển. Sau nhiều năm nghiên cứu về vấn đề này, càng đi sâu tôi càng thấy có rất nhiều điều được đặt ra. Vì vậy, ước mơ của chúng tôi là tạo ra một đội ngũ chuyên nghiệp không chỉ phục vụ phiên dịch mà còn phục vụ nghiên cứu về sau.” TT. Thích Hạnh Bình – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Phật học Hán, Trưởng khoa Khoa Phiên dịch Phật học Hán truyền, phát biểu trong Lễ Khai giảng lớp Phiên dịch Hán Tạng, ngày 22/12/2020. 

Thật vậy, việc xây dựng đội ngũ, bổ sung nhân sự đặc biệt là lớp Tăng Ni, Phật tử có trình độ ngoại ngữ, có kinh nghiệm trong dịch thuật Hán Tạng là nhiệm vụ quan trọng của Trung tâm Nghiên cứu Phật học Hán truyền, góp phần cùng với Trung tâm Pali học, Trung tâm Phiên dịch Hán Nôm Huệ Quang, Trung tâm Phiên dịch Trí Tịnh đẩy nhanh tiến độ công tác phiên dịch và ấn hành Tam tạng Thánh điển Phật giáo Việt Nam (danh xưng chính thức của Đại Tạng Kinh Việt Nam theo văn bản số 263/TB-HĐTS của HĐTS GHPGVN, ký ngày 28/7/2020). 

Thực hiện chiến lược đào tạo nhân sự hướng đến hoàn thiện Tam Tạng Thánh điển Phật giáo Việt Nam, vào tháng 12/2020 vừa qua, Trung tâm Nghiên cứu Phật học Hán truyền đã tổ chức Lễ Khai giảng lớp Phiên dịch Hán Tạng. Chương trình đào tạo lớp Phiên dịch Hán Tạng sẽ bao gồm 03 giai đoạn: Sơ cấp 1 năm, Trung cấp 3 năm, Cao cấp 2 năm. Lớp học được ra đời với ba mục tiêu đào tạo sau đây: (i) Đào tạo Tăng, Ni sinh có đủ kiến thức chuyên môn, đọc hiểu Tam tạng Hán truyền và các tác phẩm nghiên cứu Phật học bằng chữ Hán; (ii) Trang bị cho Tăng, Ni sinh kiến thức chuyên môn về ngành phiên dịch kinh sách chữ Hán; (iii) Giúp Tăng, Ni sinh đọc hiểu, nghiên cứu các thư tịch và văn bia bằng chữ Hán của Việt Nam.

Nhằm khích lệ tinh thần lao tác nghiên cứu và học tập của chư tôn đức Tăng, Ni cũng như góp phần vào việc dịch thuật kinh điển, tác phẩm nghiên cứu Phật học làm giáo trình, tài liệu tham khảo cho Tăng Ni, Phật tử, từ năm 2017 đến nay, Quỹ Đạo Phật Ngày Nay (Quỹ ĐPNN) đã cúng dường đến Trung tâm Nghiên cứu Phật học Hán truyền. Tiếp nối tinh thần ấy, năm 2022, Quỹ ĐPNN sẽ tiếp tục cúng dường đến Trung tâm Nghiên cứu Phật học Hán truyền mỗi tháng 20 triệu đồng, và định kỳ cứ ba tháng sẽ tổ chức cúng dường đến Trung tâm. Kính mời quý Phật tử xem chương trình “Cúng dường Trung tâm Phật học Hán truyền” kỳ 1 (C269-1) tại: https://quydaophatngaynay.org/c269/

Để nghĩa cử cao đẹp ấy được lan tỏa và tiếp nối, Quỹ ĐPNN tha thiết kêu gọi sự phát tâm cúng dường từ quý mạnh thường quân, quý nhà hảo tâm, quý nam nữ thiện tín gần xa. Mỗi sự chung tay đóng góp của quý vị đến Trung tâm Nghiên cứu Phật học Hán truyền sẽ là một viên gạch đắp xây nên ngôi nhà chánh Pháp thêm bền vững, kiến tạo nên một đạo Phật Việt Nam nhập thế giàu nhân ái và trí tuệ.

Qúy vị phát tâm hoan hỷ trợ duyên cho chương trình theo các cách sau:
–  Cúng dường tùy hỷ
– Cúng dường 1 ngày: 670.000 đồng
– Cúng dường 3 ngày: 2.010.000 đồng
– Cúng dường 6 ngày: 4.020.000 đồng
– Cúng dường 9 ngày: 6.030.000 đồng
–  Cúng dường 1 tháng: 20.100.000 đồng
– Cúng dường: 2 tháng: 40.200.000 đồng
–  Cúng dường 3 tháng: 60.300.000 đồng

 (Báo cáo chi tiết đóng góp và chi phí sẽ được tổng kết sau khi chương trình kết thúc)

  • HƯỚNG DẪN ĐÓNG GÓP
    Quý vị có thể ủng hộ tùy hỷ cho chương trình theo các cách sau
    1. ĐÓNG GÓP TRỰC TIẾP: Văn phòng Quỹ Đạo Phật Ngày Nay tại tầng trệt Chùa Giác Ngộ, 92 Nguyễn Chí Thanh, P.2, Q.10, TP.HCM.
    Điện thoại: (028) 6680 9802
    2. CHUYỂN KHOẢN
    Khi chuyển khoản, xin quý vị hoan hỷ ghi rõ quý danh và mã số C269-2 trong nội dung chuyển khoản để Quỹ ĐPNN sử dụng đúng mục đích.
    Tài khoản: TRẦN NGỌC THẢO (THÍCH NHẬT TỪ)
    Số tài khoản: 0071000776335 |
    Ngân hàng: Vietcombank CN TP.HCM (NH TMCP Ngoại Thương Việt Nam)
    (Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam Ho Chi Minh City Branch – Swift code: BFTVVNVX007)
    3. ĐÓNG GÓP QUA PAYPAL
    Tài khoản Paypal: quydaophatngaynay@gmail.com
    4. ĐÓNG GÓP TẠI ÚC
    Nếu gởi check hay money order, xin quý vị hoan hỷ gởi về:
    Buddhism Today Association Incorporated
    5 Jeanes St, Beverley, SA. 5009, Australia
    Mobile: 0417804357
    Fax: (08) 82688482
    Email: buddhismtodayinc@yahoo.com
    Nếu chuyển khoản, xin quý vị hoan hỷ gởi về:
    Bank: Commonwealth Bank of Australia
    Account Name: Buddhism Today Association Incorporated
    BSB number: 065112
    Account number: 1011 6049
    Nếu quý vị ở ngoài nước Úc, xin hoan hỷ thêm các thông tin sau:
    Swift code: CTBAAU2S
    Address: 230a Port Road Hindmarsh SA. 5007, Australia
  • XÁC NHẬN ĐÓNG GÓP
    a. Gửi kiều hối 
    Quý Phật tử ở Hải ngoại hoan hỷ gửi email xác nhận đến địa chỉ email: quydaophatngaynay@gmail.com để Quỹ Đạo Phật Ngày Nay cập nhật, phản hồi thông tin nhanh chóng nhất đến quý vị.
    b. Chuyển khoản:
    Quý Phật tử có thể xem thông tin mình đã chuyển khoản thành công chưa bằng cách xem thông tin tại đây: https://bit.ly/3nATI90.
    c. Đóng góp qua Paypal:
    Quý Phật tử có thể xem thông tin mình đã chuyển thành công chưa bằng cách xem thông tin tại đây: https://bit.ly/3kAwX44

Nam-mô Công Đức Lâm Bồ-tát Ma-ha-tát!

TM. BAN ĐIỀU HÀNH QUỸ
CHỦ TỊCH
TT. THÍCH NHẬT TỪ

———————-

LƯU Ý:

1. Tài khoản Vietcombank  0071000776335 (Tran Ngoc Thao – Thich Nhat Tu) là tài khoản DUY NHẤT của Quỹ Đạo Phật Ngày Nay.

2. Toàn bộ các khoản đóng góp vào bốn tài khoản dưới đây chỉ được dùng ĐÚNG cho mục đích mà tài khoản đại diện

a) Tài khoản Vietcombank 0071000989041 được DÀNH RIÊNG cho Quỹ đời sống Tăng Ni (Mã số chương trình C106).

b) Tài khoản Vietcombank 0171003471369 được DÀNH RIÊNG cho chương trình xây dựng Chùa Quan Âm Đông Hải tại Sóc Trăng (Mã số chương trình QAĐH)

c) Tài khoản Vietcombank 0171003481551 được DÀNH RIÊNG cho chương trình xây dựng Chùa Giác Ngộ – Vũng Tàu (Mã số chương trình GNVT)

d) Tài khoản Vietcombank 0071004336891 được DÀNH RIÊNG cho chương trình Ấn tống Thánh điển Phật giáo Việt Nam (Mã số chương trình C200)

3. Ngoài những thư vận động được đăng tải trên các kênh truyền thông chính của Quỹ Đạo Phật Ngày Nay có ghi rõ hướng dẫn đóng góp, Ban Điều Hành Quỹ ĐPNN không ủy nhiệm cho bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào khác nhận đóng góp hoặc vận động các chương trình không do Quỹ Đạo Phật Ngày Nay tổ chức.

Báo cáo

Tổng kết

TỔNG KẾT CHƯƠNG TRÌNH

CÚNG DƯỜNG TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC HÁN TRUYỀN KỲ 2  (C269-2)

BÁO CÁO TỔNG KẾT

Nhằm khích lệ tinh thần lao tác nghiên cứu và học tập của chư tôn đức Tăng, Ni Trung tâm Nghiên cứu Phật học Hán truyền (TT NCPHHT) cũng như góp phần vào việc dịch thuật Tam tạng Thánh điển Phật giáo Việt Nam, các kinh điển, tác phẩm nghiên cứu Phật học làm giáo trình, tài liệu tham khảo cho Tăng Ni, Phật tử, từ năm 2017 đến nay, Quỹ Đạo Phật Ngày Nay (Quỹ ĐPNN) đã cúng dường đến TT NCPHHT. Kế thừa những thành công ấy, năm 2022, Quỹ ĐPNN tiếp tục cúng dường đến TT NCPHHT hơn 62 triệu đồng.  

Để gánh vác được trọng trách mà Viện Nghiên cứu Phật học giao phó đó là đẩy nhanh tiến độ công tác phiên dịch và ấn hành Tam tạng Thánh điển Phật giáo Việt Nam, cùng với Trung tâm Phiên dịch Hán Nôm Huệ Quang, Trung tâm Phiên dịch Trí Tịnh, TT NCPHHT đã và đang nỗ lực trong việc đào tạo, bổ sung đội ngũ nhân sự có chuyên môn. Trong lời phát biểu khai mạc Lễ Khai giảng lớp Phiên dịch Hán Tạng, tháng 12/2020, TT. Thích Hạnh Bình – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Phật học Hán, Trưởng khoa Khoa Phiên dịch Phật học Hán truyền cho biết, Bộ Hán dịch Đại tạng kinh có số lượng kinh điển đồ sộ và phức tạp. Việc chuyển dịch sang Việt ngữ cần có trình độ chuyên môn và nhiều người tham gia phiên dịch. Chính vì vậy, Trung tâm nghiên cứu Phật học Hán truyền Việt Nam hy vọng chư tôn đức giáo thọ, các học giả sẽ nhiệt tâm, cùng nhau “chăm bón”, đào tạo những thành viên lớp học trở thành những người có chuyên môn có thể đóng góp cho việc phiên dịch Tam tạng Thánh điển Phật giáo Việt Nam, làm nền tảng cho sự phát triển của Phật giáo Việt Nam và Thế giới. 

Song song với chiến lược đào tạo nhân sự hướng đến hoàn thiện Tam Tạng thánh điển Việt Nam, TT NCPHHT vẫn tiếp tục đầu tư lớp dịch thuật và cho ra mắt nhiều dịch phẩm Phật học hiện đại từ Hán bạch thoại được dịch sang Tiếng Việt và được ấn hành mang tính chất khảo cứu chuẩn mực, góp phần cho nền Phật học được cao hơn và thành tựu đó cần được thế hệ sau kế thừa, phát huy. Một số dịch phẩm được ra mắt gần đây như: Sự khởi nguồn và phát triển của Phật giáo Đại thừa thời Sơ kỳ (Tác giả: HT. Thích Ấn Thuận, Việt dịch Thích Hạnh Bình – Thích Huệ Hải), Lịch sử Phật giáo Ấn Độ Từ thời Phật Thích Ca Mâu Ni đến Sơ Kỳ Đại Thừa Quyển I (Tác giả: Akira Hirakawa, Hán dịch: Trang Côn Mộc, Việt dịch: Thích Hạnh Bình, Thích Tâm Anh, TN. Diệu Liên), Lịch sử Tư tưởng Phật giáo Ấn Độ (Tác giả: HT. Ấn Thuận, Việt dịch : TT. Thích Hạnh Bình – Thích Huệ Hải)… 

LỜI CẢM ƠN  

Hưởng ứng lời vận động của Quỹ ĐPNN, chương trình đã nhận được 93 lượt đóng góp tịnh tài với hơn 62 triệu đồng. Thay mặt Trung tâm Nghiên cứu Phật học Hán truyền, Quỹ ĐPNN xin gửi lời tri ân chân thành đến quý mạnh thường quân, quý nam nữ Phật tử gần xa đã phát tâm hỷ cúng cho chương trình. 

Chương trình Cúng dường Trung tâm Nghiên cứu Phật học Hán truyền kỳ 3 sẽ được tiếp tục thực hiện trong năm 2023 với mã chương trình là C269-3. Kính mong quý vị cùng chung tay góp sức để quý Tăng Ni có nguồn kinh phí đào tạo và phát triển nhân lực dịch thuật Hán tạng.

Kính chúc cho quý vị và quý gia quyến vô lượng an lạc, vô lượng cát tường.

Nam-mô Hoan Hỷ Tạng Bồ-tát Ma-ha-tát!

 


Đăng ký

Địa chỉ

Email

Facebook