Loading...

KHỞI NGHIỆP THEO CHÁNH MẠNG

Hiện nay, cụm từ “Startup” đang được sử dụng rất nhiều, thử tìm kiếm tôi nhận được định nghĩa của cụm từ đó như sau: “Startup là thuật ngữ chỉ về những công ty đang trong giai đoạn bắt đầu kinh doanh nói chung, nó thường dùng với nghĩa hẹp chỉ các công ty, cá nhân đang trong giai đoạn khởi nghiệp”.

Vậy việc khởi nghiệp luôn là một việc chính đáng và đang được rất nhiều các bạn trẻ quan tâm, với kiến thức và bản lĩnh của mình các bạn thường có những kế hoạch đón đầu xu hướng và phù hợp phát triển trong thời điểm hiện tại.

Trong Bát chánh đạo, Đức Phật có đề cập đến “Chánh mạng”. Chánh mạng tức là có đời sống chơn chánh. Có một câu chuyện được một thiền sư kể lại như sau:

“Có một nữ doanh nhân thành đạt rất quan tâm đến các giới luật đạo đức theo Phật giáo. Một lần bà tìm được một mối kinh doanh mới, có một số tiệm rượu đang rao bán. Bà biết nếu nhân cơ hội này mua các tiệm ấy, thì bà có thể được nhiều lợi lộc. Tuy nhiên có điều gì đó đã ngăn cản bà lại. Khi bà quán xét về việc kinh doanh bán rượu, bà nhận thấy rằng một số khách hàng của tiệm rượu có thể bị tổn hại. Họ có thể uống rượu rồi làm những điều tai hại! Họ có thể trở thành những kẻ rượu chè trác táng, hoặc tệ hơn nữa là những kẻ nghiện ngập. Để bảo vệ sự phát triển tâm linh của mình, bà từ chối không mua, bỏ qua mối kinh doanh đó”

Đọc đến đây, chợt ta nhớ ra có bốn nghề nghiệp mà Đức Phật khuyên chúng ta không nên làm đó là:

  • Buôn bán vũ khí
  • Buôn bán người, bán thú và bán thịt
  • Bán chất kích thích
  • Bán chất độc

Câu chuyện này đã nói lên được một chân lý rất minh bạch: phương cách kiếm sống không nên ảnh hưởng đến sự phát triển tâm linh. Chúng ta không thể liệt kê ra một danh sách đầy đủ những nghề nghiệp hay công việc được coi là Chánh Mạng, nhưng Đức Phật đã cho chúng ta một hướng dẫn căn bản: bất cứ công việc/nghề nghiệp nào cũng có thể được coi là chánh mạng nếu nó không đem lại tai hại cho bản thân người làm công việc đó hay cho bất cứ ai khác. Dĩ nhiên, không có việc gì là hoàn hảo. Phương cách kiếm sống hoàn hảo duy nhất là công việc được làm bởi một người hoàn hảo- người đã hoàn toàn đoạn diệt được tất cả tham, sân, và si. Nhưng những người như chúng ta, còn đang trên đường tiến đến sự hoàn hảo đó, vẫn có thể làm được nhiều thứ để hòa hợp công việc làm với cuộc sống tâm linh.

Như với hầu hết những câu hỏi về đạo đức Phật giáo, lý do tại sao ta phải quan tâm đến Chánh Mạng có hai mặt. Việc làm mà tổn hại đến người khác thì tự nó đã sai vì nó vi phạm căn bản đạo đức. Nhưng nó cũng sai vì nó gây tổn hại cho bản thân người làm công việc đó. Lý do là vì chưa giác ngộ, chúng ta không thể hoàn toàn tránh việc bị kích động trở nên giận dữ hay đau khổ. Trong khi đó công việc phải làm khiến ta phải tranh đấu với lòng tham và sân. Tuy nhiên chúng ta có quyền lựa chọn để tránh những công việc có thể cản trở sự tiến bộ tâm linh của ta. Nếu nghề nghiệp của ta gây ra quá nhiều sân hận, thì tâm không thể an tịnh để hành thiền.

Chính vì thế việc khởi nghiệp hiện nay của các bạn trẻ là một vấn đề nóng bỏng, với những ý tưởng sáng tạo niềm khát khao bừng cháy muốn tạo một dấu ấn trong đời. Nhưng các bạn cần phải sáng suốt trong việc lựa chọn ngành nghề kinh doanh hợp với luật Pháp và hợp với lời Phật dạy, vì sự quyết định đó không chỉ đi theo các bạn mà nó còn quyết định đến sự thành bại sau này.

Đây là những điểm chánh yếu cần ghi nhớ về Chánh Mạng:

  • Phương tiện kiếm sống của chúng ta không được ảnh hưởng xấu đến sự phát triển tâm linh của ta.
  • Chúng ta có thể đánh giá xem một nghề nghiệp có được coi là chánh mạng không bằng phương pháp khảo sát ba cấp bậc.
  • Ở bậc đầu tiên, ta xét xem nghề nghiệp đó tự nó có tai hại cho người hay cho bản thân không.
  • Ở bậc thứ hai, ta xét xem công việc đó có khiến ta phải phạm vào một trong năm giới luật không.
  • Cuối cùng, ta xét xem các yếu tố khác liên quan đến công việc có làm cho tâm khó an tịnh không.
  • Tâm từ bi có thể đem lại ảnh hưởng tốt cho một hoàn cảnh công việc khó khăn.
  • Nếu ta không chủ tâm làm hại ai, tâm ta sẽ không bị uế nhiễm bởi những hậu quả tiêu cực của công việc.
  • Chánh Mạng là mục tiêu tối hậu phải đạt được khi công phu tu tập của ta đã tiến triển

Có thể bạn quan tâm

1 bình luận
  1. Dạ Kính Thưa Quý Thầy, Quý Sư Cô!
    Con đọc bài viết mà không thấy nghề đồ tễ mà Đức Phật khuyên không nên làm.

Bình luận của bạn

Đăng ký

Địa chỉ

Email

Facebook