Loading...

THƯ VẬN ĐỘNG ẤN TỐNG TAM TẠNG THÁNH ĐIỂN PHẬT GIÁO VIỆT NAM (ĐẠI TẠNG KINH TIẾNG VIỆT) (C200)

THƯ VẬN ĐỘNG  ẤN TỐNG TAM TẠNG THÁNH ĐIỂN PHẬT GIÁO VIỆT NAM  (ĐẠI TẠNG KINH TIẾNG VIỆT) (C200)
  • 8.764.409.209 VNĐ

    Đã thu

  • 8.336.190.190 VNĐ

    Số tiền cần

  • 5735

    Lượt đóng góp

0

Ngày

0

Tiếng

lượt xem: 17286

THÔNG TIN CHUNG

Nam-mô Bổn Sư Thích-ca Mâu-ni Phật!

Kính thưa quý thiện nam tín nữ, quý vị Phật tử gần xa thân mến!

Tam tạng Thánh điển (Kinh tạng, Luật tạng, Luận tạng) là kho tàng của trí tuệ Bát-nhã, là chìa khóa của sự thành tựu Đạo nghiệp. Kinh tạng là tập đại thành toàn bộ những giáo pháp do đức Phật giảng dạy, Luật tạng là hệ thống các giới luật và nghi lễ dành cho người tu sĩ, Luận tạng tập hợp các bài giảng được hệ thống hóa thành cơ sở triết lý bởi các Thánh Tăng. Qua nhiều nỗ lực của những thế hệ đi trước, Tam tạng Thánh điển đã được kết tập, Việt dịch từ tiếng Pali, tiếng Hán bởi các bậc Cao tăng thạc đức: HT. Minh Châu, HT. Thích Thiện Siêu, HT .Thích Trí Tịnh, HT. Thích Trí Nghiêm, HT. Thích Trí Quang, HT. Thích Thanh Từ… Tuy nhiên, cho đến nay, Phật giáo Việt Nam vẫn chưa có một bộ Tam tạng (Kinh tạng, Luật tạng, Luận tạng) thật đầy đủ, trọn vẹn để đáp ứng nhu cầu tìm đọc, nghiên cứu của các Phật tử.  Vì vậy, việc xây dựng Tam tạng Thánh điển Phật giáo Việt Nam là một nhu cầu cấp thiết, và được xem là nhiệm vụ trung tâm của Trung ương Giáo Hội Phật giáo Việt Nam đã đề ra trong nhiệm kỳ 2017 – 2022. (Nguồn: Hội đồng Quản trị Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam trong phiên họp ngày 03/10/2018). 

Theo HT. Thích Giác Toàn: “Bộ Đại tạng Kinh – Luật – Luận bằng chữ viết tiếng Việt được hoàn thành là ước mơ của Tăng Ni, Phật tử; là tâm nguyện thiêng liêng của Giáo hội và Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam.” 

Tính cấp thiết của việc xây dựng Tam tạng Thánh điển Phật giáo Việt Nam

Việc phiên dịch, biên tập các tác phẩm kinh điển (gồm Kinh, Luật và Luận) là Phật sự phải được thực hiện xuyên suốt, liên tục với ý chí và niềm tin mãnh liệt về việc lưu giữ suối nguồn tuệ giác, làm phong phú văn hóa Phật giáo Việt Nam. 

Thứ nhất, xây dựng Tam tạng Thánh điển Phật giáo Việt Nam là giải pháp duy nhất giúp bảo tồn và truyền trao Giáo pháp của đức Phật cho Phật tử Việt Nam ngày nay cũng như những thế hệ về sau. 

Việt Nam chúng ta từ xưa đã sử dụng chữ Hán như một loại chữ viết chính thức trong việc truyền đạt và tiếp thu tri thức, trong đó có tri thức về Phật Pháp. Thế hệ các bậc trưởng lão tôn túc hầu hết đều tiếp thu giáo pháp thông qua việc đọc hiểu chữ Hán từ Hán tạng. Tuy nhiên, đối với thế hệ Tăng, Ni, Phật tử hiện nay, tu học và nghiên cứu Phật Pháp thông qua ngôn ngữ Hán lại là một thử thách không hề dễ dàng.

Bên cạnh đó, Phật giáo Nam truyền giữ gìn hầu như toàn vẹn về nội dung giáo pháp của đức Phật, được cô đọng và viết ra dưới hình thức ngôn ngữ Pali, tức kinh tạng Pali (bộ Tipitaka (Tam tạng) gồm 37 quyển). Thực tế, trong những năm gần đây, việc Tăng, Ni trẻ sang du học tại các quốc gia Phật giáo Nam truyền: Miến Điện, Tích Lan… ngày càng tăng. Xu hướng này cho thấy rằng thế hệ trí thức Phật học nói riêng và trí thức Việt nói chung khát khao được tìm về với đạo Phật nguyên thủy, được tiếp cận với giáo lý kinh điển mà đức Phật đã từng tuyên thuyết. Để tiếp cận với ngôn ngữ Pali, học, hiểu và nghiên cứu Kinh điển Pali là một điều không hề dễ dàng với đại đa số các Tăng, Ni, Phật tử Việt Nam. Giáo sư Ariyaratna Pinnaduwage (nhà Vật lý, khoa học gia, giáo sư nghiên cứu tại University of Tennessee, Knoxville, USA) trong một nghiên của mình đã nhận định về ngôn ngữ Pali: “Pali là một phiên bản của ngôn ngữ Magadhi (Ma-kiệt-đà) thích hợp cho việc ghi lại những bài giảng bằng lời ở hình thức tóm tắt thuận lợi cho việc truyền bá. Mỗi từ Pali chuyên chở rất nhiều thông tin, …. Kinh điển Pali không được phép dịch từng chữ một.”. (Nguồn: Preservation of the Buddha Dhamma, Ariyaratna Pinnaduwage, Pure Dhamma-A Quest to Recover Buddha’s True Teachings. )

 Chính vì vậy, Tam tạng Thánh điển Phật giáo Việt Nam – một tác phẩm được dịch thuật sang tiếng Việt kỹ lưỡng bởi các bậc cao Tăng thạc đức của nền Phật học Việt Nam, sẽ mang một giá trị lớn đối với việc bảo tồn và truyền trao Giáo pháp của đức Phật cho Phật tử Việt Nam ngày nay. 

Thứ hai, xây dựng Tam tạng Thánh điển Phật giáo Việt Nam hoàn chỉnh, tránh tình trạng Giáo pháp của đức Phật bị nhận hiểu sai lệch hoặc khiếm khuyết.

Do sự hạn chế về ngôn ngữ và tiếp cận với Kinh điển một cách không đầy đủ, chúng ta rất dễ rơi vào tình trạng thiếu kiến thức giáo lý, khi đối mặt với vấn đề, không thể giải quyết theo đúng tinh thần nhà Phật. Từ đó, dễ có khuynh hướng chủ quan, suy diễn để đưa ra cách giải quyết theo tri kiến của riêng mình. Điều đó tiềm ẩn nguy cơ làm cho đạo Phật Việt Nam ngày càng xa rời những lời dạy ban đầu của đức Thế Tôn. Nếu có được một Tam tạng Thánh điển Phật giáo bằng tiếng Việt đầy đủ thì vấn đề sẽ hoàn toàn khác. Bất kỳ ai cũng có thể nghiên cứu, tìm hiểu những vấn đề mình quan tâm trong Kinh tạng, và việc hiểu sai, suy diễn sai về giáo lý sẽ được hạn chế đến mức tối đa.

Thứ ba, xây dựng Tam tạng Thánh điển Phật giáo Việt Nam là nhằm đáp ứng nhu cầu học Phật cũng như tu tập hành trì của Phật tử Việt Nam

Với sự nỗ lực không mệt mỏi của thế hệ các vị Trưởng lão, tôn túc đi trước, những bản kinh căn từ tiếng Hán như: A-di-đà, Phổ môn, Kim cang, Pháp hoa, Hoa nghiêm, Bát-nhã, Niết-bàn…và những bản kinh từ tiếng Pali như: Kinh Trường Bộ (Digha Nikaya), Kinh Trung Bộ (Majjhima Nikaya), Tương Ưng Bộ (Samyutta Nikaya), Tăng Chi Bộ (Anguttara Nikaya) và cùng với các quyển trong Tiểu Bộ (Khuddaka Nikaya) đều đã được Việt dịch và lưu hành rộng rãi. Tuy nhiên, việc Việt dịch Kinh điển hiện nay, trong chừng mực nào đó, vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu tu, học, hành trì của số đông Phật tử. Hiện nay, một số quốc gia như: Tây Tạng, Trung Hoa, Nhật Bản, Hàn Quốc… đã có bản dịch Thánh điển Phật giáo bằng ngôn ngữ mẹ đẻ. Việc ra đời bản Tam tạng Thánh điển Phật giáo Việt Nam là một nhu cầu tất yếu nhằm đáp ứng nguyện vọng tìm cầu chánh Pháp của Phật tử trong nước.

  • Kế hoạch in ấn dự kiến
  1. Giấy in: Loại giấy siêu nhẹ, bìa simili rất trang trọng, thiết kế, trình bày công phu
  2. Khổ in:  19×27 cm
  3. Cách dàn trang: Nén khoảng cách, thêm số dòng của mỗi trang.
  4. Bìa sách: Bìa cứng, bọc simili nhuyễn của Đài Loan, chữ mạ vàng tựa kinh và cạnh gáy trong.
  5. Số lượng Quỹ Đạo Phật Ngày Nay hỗ trợ in ấn: 150.000 quyển.  Giá in trung bình dự kiến là 200.000 đồng/quyển.  (Mỗi bộ Tam tạng Thánh điển Phật giáo Việt Nam có 300 đầu sách. Quỹ ĐPNN sẽ hỗ trợ in 100 đầu sách với mỗi đầu sách in 1.500 quyển).
  6. Chi phí dự kiến in ấn: 30.000.000.000 đồng

Vì tính cấp thiết cũng như những giá trị mà bộ Tam tạng Thánh điển Phật giáo Việt Nam mang lại, Quỹ Đạo Phật Ngày Nay tha thiết kêu gọi quý mạnh thường quân, thiện hữu tri thức hãy phát tâm đóng góp tịnh tài để ấn tống bộ Kinh điển quý báu này. Tiếp nối chí nguyện lan tỏa chánh Pháp của đức Từ phụ Thích-ca, chư vị lịch đại Tổ sư, chư vị hiền thánh Tăng, các bậc Trưởng lão, tôn túc, Quỹ  kính mong quý vị liễu tri và nối dài cánh tay hộ Pháp để chương trình được hoàn thành trọn vẹn.

Quý vị có thể đóng góp cho chương trình theo các cách như sau:

150.000 quyển x giá trung bình 200.000 đồng/quyển = 30.000.000.000 đồng

STT

ỦNG HỘ (QUYỂN)

TỊNH TÀI ĐÓNG GÓP (ĐỒNG)

1

Tùy hỷ 

Tùy hỷ

2

1

200.000 

3

05

1.000.000

4

10

2.000.000

5

20

4.000.000

6

50

10.000.000

7

100

20.000.000

8

200

40.000.000

9

400

80.000.000

10

500

100.000.000

Mọi sự đóng góp, ủng hộ, xin quý vị hoan hỷ gửi về:

ĐÓNG GÓP TRỰC TIẾP:

Văn phòng Quỹ Đạo Phật Ngày Nay

Tầng trệt Chùa Giác Ngộ

92 Nguyễn Chí Thanh, P.3, Q.10, TP.HCM.

Điện thoại: (028) 6680 9802

CHUYỂN KHOẢN:

(Khi chuyển khoản, xin quý vị hoan hỷ ghi rõ mã số C200 trong nội dung chuyển khoản để Quỹ ĐPNN sử dụng đúng mục đích)

    Tài khoản: TRẦN NGỌC THẢO (THÍCH NHẬT TỪ)

     Số tài khoản: 0071004336891

    Ngân Hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Vietcombank

    Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam

    Chi nhánh TP. HCM

    Ho Chi Minh City Branch

Tại Úc

* Nếu gởi check hay money order, xin quý vị hoan hỷ gởi về:

      Buddhism Today Association Incorporated

      5 Jeanes St, Beverley, SA. 5009, Australia

      Mobile: 0417804357

      Fax: (08) 82688482

      Email: buddhismtodayinc@yahoo.com

* Nếu chuyển khoản, xin quý vị hoan hỷ gởi về:

       Bank: Commonwealth Bank of Australia

       Account Name: Buddhism Today Association Incorporated

       BSB number: 065112

       Account number: 1011 6049

* Lưu ý: Nếu quý vị ở ngoài nước Úc, xin hoan hỷ thêm các thông tin sau:

       Swift code: CTBAAU2S

      Address: 230a Port Road Hindmarsh SA. 5007, Australia

LƯU Ý:

1. Tài khoản Vietcombank  0071000776335 (Tran Ngoc Thao – Thich Nhat Tu) là tài khoản DUY NHẤT của Quỹ Đạo Phật Ngày Nay.

2. Toàn bộ các khoản đóng góp vào bốn tài khoản dưới đây chỉ được dùng ĐÚNG cho mục đích mà tài khoản đại diện

a) Tài khoản Vietcombank 0071000989041 được DÀNH RIÊNG cho Quỹ đời sống Tăng Ni (Mã số chương trình C106).

b) Tài khoản Vietcombank 0171003471369 được DÀNH RIÊNG cho chương trình xây dựng Chùa Quan Âm Đông Hải tại Sóc Trăng (Mã số chương trình QAĐH)

c) Tài khoản Vietcombank 0171003481551 được DÀNH RIÊNG cho chương trình xây dựng Chùa Giác Ngộ – Vũng Tàu (Mã số chương trình GNVT)

d) Tài khoản Vietcombank 0071004336891 được DÀNH RIÊNG cho chương trình Ấn tống Thánh điển Phật giáo Việt Nam (Mã số chương trình C200)

3. Ngoài những thư vận động được đăng tải trên các kênh truyền thông chính của Quỹ Đạo Phật Ngày Nay có ghi rõ hướng dẫn đóng góp, Ban Điều Hành Quỹ ĐPNN không ủy nhiệm cho bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào khác nhận đóng góp hoặc vận động các chương trình không do Quỹ Đạo Phật Ngày Nay tổ chức.

Quý Phật tử ở Hải ngoại phát tâm đóng góp các chương trình bằng cách gởi kiều hối về Chùa hoan hỷ sau khi đóng góp vui lòng gởi email xác nhận đến quydaophatngaynay@gmail.com để Quỹ cập nhật thông tin cũng như phản hồi nhanh chóng nhất đến Quý vị.

Để tra cứu phương danh đóng góp cho chương trình Ấn tống Tam tạng Thánh điển Phật giáo Việt Nam (Đại Tạng kinh tiếng Việt), kính mời quý vị hoan hỷ theo dõi các cách sau:

* Nếu đóng góp qua tài khoản 0071000776335, kính mời quý vị hoan hỷ xem thông tin đóng góp cho chương trình này trong năm 2020 tại đây,và năm 2021 tại đây.

* Nếu đóng góp qua tài khoản 0071004336891, kính mời quý vị hoan hỷ liên hệ số điện thoại (028) 6680 9802 – 096 789 3766 hoặc gửi tin nhắn các thông tin như: Tên người đóng góp, ngày chuyển khoản, số tịnh tài đóng góp,… về email quydaophatngaynay@gmail.com hay facebook Quỹ Đạo Phật Ngày Nay. Sau khi có thông tin từ quý vị, Quỹ ĐPNN sẽ nhanh chóng kiểm tra và phản hồi cho quý vị.

* Nếu đóng góp qua Paypal, kính mời quý vị xem phương danh  tại đây.

Kính chúc an lành!

TM. BAN ĐIỀU HÀNH QUỸ

            CHỦ TỊCH

   TT. THÍCH NHẬT TỪ

Báo cáo

Tổng kết

TỔNG KẾT CHƯƠNG TRÌNH

ẤN TỐNG TAM TẠNG THÁNH ĐIỂN PHẬT GIÁO VIỆT NAM 

(C200)

Tam tạng Thánh điển Phật giáo Việt Nam (TTTĐ PGVN) do TT. Thích Nhật Từ và TT. Thích Minh Thành làm đồng tổng biên tập, là kho tàng của trí tuệ Bát-nhã, là chìa khóa của sự thành tựu Đạo nghiệp. Qua nhiều nỗ lực của những thế hệ đi trước, Tam tạng Thánh điển đã được kết tập, Việt dịch từ tiếng Pali, tiếng Hán bởi các bậc Cao tăng thạc đức; tuy nhiên, cho đến nay, Phật giáo Việt Nam vẫn chưa có một bộ Tam tạng thật đầy đủ, trọn vẹn để đáp ứng nhu cầu tìm đọc, nghiên cứu của các Tăng, Ni, Phật tử. Vì vậy, việc xây dựng TTTĐ PGVN là một nhu cầu cấp thiết, và được xem là nhiệm vụ trung tâm của Trung ương Giáo Hội Phật giáo Việt Nam đã đề ra trong nhiệm kỳ 2017 – 2022”. Vinh dự nhận được sự tin tưởng và ủy thác của Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam (VNCPHVN), Quỹ ĐPNN phụ trách vận động kinh phí ấn tống 150.000 quyển từ cuối năm 2019 (Mỗi bộ Tam tạng Thánh điển Phật giáo Việt Nam có 300 đầu sách. Quỹ ĐPNN sẽ hỗ trợ in 100 đầu sách với mỗi đầu sách in 1.500 quyển). Kết thúc chiến dịch kêu gọi đầu tiên, Quỹ ĐPNN đã cúng dường hơn 8,3 tỷ đồng đến VNCPHVN để Viện thực hiện chương trình Ấn tống Tam tạng Thánh điển.

 Cấu trúc Tam tạng Thánh điển Phật giáo Việt Nam bao gồm: Tam tạng Thượng tọa bộ, Tam tạng Phật giáo bộ phái, Tam tạng Phật giáo Đại thừa, Chú giải các trường phái Phật giáo, Tục tạng, Hậu tục tạng và bộ Từ điển Phật giáo Việt Nam.

Về trình bày, các ấn bản lần này được hiệu đính một số chỗ sai sót, bổ sung một số chú thích, nhuận văn một số câu dựa theo cách dịch của Trưởng lão cho được đồng bộ, thống nhất trong các bản dịch và được các vị trong Ban Biên tập, dò kinh mô-rát kỹ lưỡng. Bộ TTTĐ PGVN được in với khổ 19×27 cm, cỡ chữ 13, font Times New Roman. giấy in loại siêu nhẹ, định lượng 36gsm, xuất xứ Phần Lan, có ưu điểm mỏng, dai, bền màu, thời gian sử dụng lên đến trên 100 năm. Bìa sử dụng giấy mỹ thuật cao cấp giả da sản xuất tại Hà Lan chuyên dùng cho sách đóng bìa cứng, được bồi lên tấm solid board 1575gsm sản xuất tại Hà Lan. Chữ và các họa tiết ép nhũ vàng trên bìa được dùng loại nhũ hiệu Kurz của Đức sản xuất. Sách được mạ vàng 3 cạnh trên máy mới theo công nghệ của Thụy Sĩ có mặt tại Việt Nam lần đầu tiên. Với cách in công nghệ tiên tiến và in khổ lớn (đồng bộ với các khổ Đại tạng trên thế giới), nên thay vì 2- 4 tập, giờ chỉ gom lại trong một tập.

 Kế hoạch dự kiến phiên dịch và in ấn TTTĐ PGVN:

  • Kế hoạch đến cuối năm 2020: VNCPHVN sẽ in lại Tương ưng bộ kinh, Tăng chi bộ kinh và Tiểu bộ kinh, hoàn tất phần kinh tạng Pali do cố Trưởng lão HT. Thích Minh Châu phiên dịch từ nhiều năm trước.
  • Kế hoạch vào năm 2021: VNCPHVN sẽ in bản dịch mới của tạng A-hàm gồm: Trường A-hàm, Trung A-hàm, Tăng nhất A-hàm và Tạp A-hàm do nhóm Trung tâm phiên dịch Trí Tịnh thực hiện. In các bộ Bản duyên và các tập liên hệ. Đồng thời, triển khai các bản kinh Đại thừa do Đại lão HT. Thích Trí Tịnh phiên dịch lúc Hòa thượng sinh tiền. Về Luật tạng và Luận tạng Pali, theo kế hoạch, sẽ hoàn tất năm 2021 cùng một số bộ thuộc Phật giáo bộ phái.
  • Kế hoạch vào năm 2022: VNCPHVN sẽ hoàn thành các bộ Đại Bát-nhã, phần còn lại kinh điển Đại thừa và Luật tạng, Luận tạng Đại thừa.
  • Nhiệm kỳ 2022-2027: VNCPHVN sẽ nỗ lực hoàn tất phần Chánh tạng Phật giáo Nguyên thủy, Phật giáo bộ phái và Phật giáo Đại thừa, có cả phần Văn học Chú sớ.

 Vào ngày 06-11-2020, VNCPHVN đã tổ chức giới thiệu và ra mắt kinh Trung bộ và kinh Trường bộ, bản dịch của cố Trưởng lão HT. Thích Minh Châu. Lễ ra mắt hai tập kinh này trở thành sự kiện quan trọng đánh dấu khởi đầu cho việc ra đời của các bộ Kinh trong tương lai gần. Vào ngày 28-01-2021, trong khuôn khổ Lễ tổng kết công tác Phật sự năm 2020, VNCPHVN cũng đã giới thiệu và ra mắt kinh Tương Ưng bộ và kinh Tăng chi bộ. Như vậy, cho đến nay, Viện NCPHVN đã ấn tống và cho ra mắt 04 bộ Kinh theo bản dịch của cố Hòa thượng Thích Minh Châu: Trường bộ kinh, Trung bộ kinh, Tương ưng bộ kinh và Tăng chi bộ kinh.

Tiếp nối chí nguyện lan tỏa chánh Pháp của đức Từ phụ Thích-ca, chư vị lịch đại Tổ sư, chư vị hiền Thánh Tăng, các bậc Trưởng lão, tôn túc, các quý Phật tử trong và ngoài nước đã hưởng ứng lời kêu gọi của Quỹ ĐPNN, phát tâm đóng góp tịnh tài để ấn tống bộ Kinh điển quý báu này với 5.735 lượt đóng góp với hơn 8,7 tỷ đồng. Số tịnh tài còn lại là hơn 428 triệu đồng sẽ chuyển vào chương trình Ấn tống Tam tạng Thánh điển Phật giáo Việt Nam kỳ 2 (C200-2). Kính mong quý vị tiếp tục cùng chung tay góp sức để Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam có đầy đủ nguồn kinh phí ấn tống Pháp bảo Tam tạng Thánh điển Phật giáo Việt Nam.

 Với sự chứng minh của thập phương thường trụ Tam bảo, cùng sự hộ trì của chư Thiên, Long thần hộ pháp, chư tôn trưởng lão các thời kỳ đã viên tịch cũng như hiện tiền, các bậc thiện tri thức, đặc biệt là sự ngoại hộ của quý Phật tử trong và ngoài nước, với tâm nguyện chung là làm cho Phật pháp được trường tồn ở thế gian, vì lợi lạc cho muôn loài, vì an lạc và hạnh phúc cho chư Thiên và loài Người, chúng ta cùng đặt niềm tin công trình Tam tạng Thánh điển Phật giáo Việt Nam sẽ sớm được hoàn mãn.

22 bình luận
  1. Dự tính chi phí ấn tống đại tạng kinh tiếng việt hết khoảng bao nhiêu tiền thầy,,,,

    • Mô Phật! Hiện dự án vẫn còn đang vừa mới khởi động và chưa có dự toán kinh phí. Chúng con sẽ cập nhật chi phí kịp thời khi có thông tin ạ. Kính thông tin đến quý Đạo hữu. Nam-mô Hoan Hỷ Tạng Bồ-tát Ma-ha-tát!

      • Nếu mình muốn gửi kiều hối về phải có sđt của chủ tk thì mới gửi được về.

  2. Dạ thưa thầy con xin đóng góp va gửi tiền từ mỹ về thì con nên gửi theo địa chỉ nào ạ.

    • Mô Phật! Qúy Đạo hữu phát tâm đóng góp vào các chương trình hoan hỷ gửi tịnh tài đóng góp về Văn phòng Quỹ Đạo Phật Ngày Nay, tầng trệt
      Chùa Giác Ngộ, số 92, Nguyễn Chí Thanh, phường 3, quận 10, TP.HCM. Thời gian làm việc Từ thứ 2 – Chủ Nhật, Sáng: 08h00-12h00, chiều: 13h00-18h00, riêng Chủ Nhật là việc từ 06h00-18h00. Hoặc chuyển khoản
      CHUYỂN KHOẢN
      (Khi chuyển khoản, xin quý vị hoan hỷ ghi rõ quý danh người đóng góp và mã số chương trình C200 trong nội dung chuyển khoản để Quỹ ĐPNN sử dụng đúng mục đích.)
      Tài khoản: TRẦN NGỌC THẢO (THÍCH NHẬT TỪ)
      Số tài khoản: 0071000776335
      Ngân Hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Vietcombank
      Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam
      Chi nhánh TP. HCM
      Ho Chi Minh City Branch
      Swift code: BFTVVNVX007

      Tại Úc
      Nếu gởi check hay money order, xin quý vị hoan hỷ gởi về:
      Buddhism Today Association Incorporated
      5 Jeanes St, Beverley, SA. 5009, Australia
      Mobile: 0417804357
      Fax: (08) 82688482
      Email: buddhismtodayinc@yahoo.com
      Nếu chuyển khoản, xin quý vị hoan hỷ gởi về:
      Bank: Commonwealth Bank of Australia
      Account Name: Buddhism Today Association Incorporated
      BSB number: 065112
      Account number: 1011 6049

      Lưu ý: Nếu quý vị ở ngoài nước Úc, xin hoan hỷ thêm các thông tin sau:
      Swift code: CTBAAU2S
      Address: 230a Port Road Hindmarsh SA. 5007, Australia

  3. Mô Phật!
    Thưa thầy con chuyển khoản đến tài khoản 0071004336891, thì cách kiểm tra như thế nào để biết đã chuyển thành công rồi vậy Thầy? Con cảm ơn

    • Mô Phật! Để thuận tiện cho việc kiểm tra phương danh đóng góp, kính mời quý đạo hữu cung cấp các thông tin: tên người chuyển khoản, thời gian chuyển khoản, số tiền chuyển khoản vào email: quydaophatngaynay@gmail.com. Sau đó, Quỹ Đạo Phật Ngày Nay sẽ kiểm tra và gửi tin xác nhận về cho quý đạo hữu. Kính chúc quý đạo hữu an lành trong chánh pháp và hanh thông trong cuộc đời.
      Nam-mô Hoan Hỷ Tạng Bồ-tát Ma-ha-tát!

  4. Mô Phật , chương trình cho 2 số tk 0071000776335 và số tk 0071004336891 , bản thân con đã nhiều lần Ck vào số tk 0071004336891 nhưng kiểm tra thì ko thấy cập Nhật vào danh sách đã Ck thành công của quý Thầy
    Để tránh phát sinh sự nghi ngờ làm tổn Phước , mong Thầy kiểm tra lại và ghi chính xác số tk để con có thể an tâm mAH cúng dường ấn tống kinh ah
    Con xin cảm ơn

    • Mô Phật! Kính thưa quý đạo hữu, tài khoản 0071000776335 là tài khoản chung dành cho tất cả các chương trình. Còn đối với các chương trình có quy mô và việc triển khai thực hiện chương trình diễn ra lâu dài hoặc những chương trình thường niên như: chương trình Hùn phước xây dựng chùa Quan Âm Đông Hải, Quỹ đời sống Tăng Ni,… đêu có tài khoản nhận đóng góp riêng. Tương tự như vậy tài khoản 0071004336891 là tài khoản đành riêng cho chương trình ấn tống Tam Tạng Thánh điển Phật giáo Việt Nam (Đại Tạng kinh tiếng Việt).

      Thông thường đa số quý mạnh thường quân, quý Phật tử hữu duyên thường chuyển khoản đóng góp về tài khoản 0071000776335 và tài khoản này cũng được công khai minh bạch tại đường dẫn https://bitly.com.vn/joMwF nên Quỹ thường gắn đường dẫn này để quý mạnh thường quân và quý Phật tử tiện theo dõi. Còn tài khoản 0071004336891 hiện vẫn chưa có đường link để kiểm tra đóng góp trực tuyến như tài khoản 0071000776335 nên để tra cứu việc đóng góp cho tài khoản 0071004336891, kính mời quý đạo hữu hoan hỷ liên hệ với Quỹ ĐPNN qua số điện thoại (028) 6680 9802 – 096 789 3766 hoặc gửi tin nhắn vào email: quydaophatngaynay@gmail.com hoặc facebook Quỹ Đạo Phật Ngày Nay.

      Sau khi có thông tin từ quý đạo hữu, Quỹ ĐPNN sẽ nhanh chóng kiểm tra và phản hồi cho quý đạo hữu.

      Quỹ ĐPNN sẽ ghi chú lưu ý về cách kiểm tra phương danh đóng góp cho chương trình này trên bài viết vận động để tất cả quý mạnh thường quân và quý Phật tử thuận tiện hơn trong việc tra cứu phương danh đóng góp.

      Kính mong quý đạo hữu hoan hỷ.

      Kính chúc quý đạo hữu thân khỏe, tâm an, vạn sự hanh thông, cát tường như ý!

  5. Bản kinh này có upload lên mạng để phật tử có thể tiện theo dõi không ạ. Ngày nay máy tính bảng và máy đọc sách có thể lưu trữ và đọc dễ dàng hơn rồi ạ. Ngoài in ấn gửi tặng các chùa thì Ban Quản Trị in ấn có ý định chia sẻ file không ạ. Con cảm ơn.

    • Mô Phật! Hiện Quỹ ĐPNN vẫn chưa có thông tin về việc công bố ebook của Tam Tạng Thánh điển Phật giáo Việt Nam ạ.

  6. Cho phép con hỏi khi nào có bản ebook dành cho thiết bị điện tử để các phật tử muốn tìm hiểu có thể tải về học được ạ. Hay chỉ in sách thôi không phát hành bản điện tử ạ

  7. Xin cho con hỏi, hiện tại đã phát hành được những kinh nào? Con muôn thỉnh các kinh đã được phát hành thì liên hệ ở đâu?

    • Mô Phât!
      Hiện chương trình vẫn còn vận động để ấn tống. Kính mời quý vị tiếp tục theo dõi và ủng hộ cho chương trình.
      Nam-mô Hoan Hỷ Tạng Bồ-tát Ma-ha-tát!

  8. Cho con hỏi 1 bộ TAM TẠNG THÁNH ĐIỂN PHẬT GIÁO VIỆT NAM gồm có bao nhiêu quyển vậy ạ ?

    • Mô Phật! Theo như thông tin mà Quỹ ĐPNN được biết, một bộ Tam tạng Thánh điển Phật giáo Việt Nam khoảng 300 quyển. Còn Số lượng chính xác hiện tại vẫn chưa có thông tin chính thức ạ. Kính thông tin đến quý đạo hữu.

  9. Thầy ơi cho con hỏi.con đã chuyễn tiền cúng dường cho chùa vào ngày 12/5/21 và có gửi xác nhận qua mail quydaophatngaynay@gmail.com nhưng sao ko có thông tin phản hồi là đã nhận đuợc chưa ạ?

    • Mô Phật!
      Quỹ ĐPNN xin cảm niệm tấm lòng vàng của quý Đạo hữu. Quỹ ĐPNN đã gửi xác nhận qua email cho quý vị rồi ạ.
      Kính chúc quý đạo hữu thân khỏe tâm an, vạn sự hanh thông, cát tường như ý!

  10. xin hỏi “đại tạng kinh tiếng việt”là đại tạng kinh dịch tử chữ hán Đại Chánh Tân Tu đại tạng kinh hay la đai tạng kinh nam truyền hay là đại tang kinh Linh Sơn PHáp Bảo hay la đại tạng kinh mới biên tập.xin chân thành cám ơn .

  11. Con xin hỏi các quí thầy hiện nay còn quyên góp cho quĩ phát hành đại tạng kinh nữa không ạ? Xin cảm ơn quí thầy.

    • Mô Phật! Hiện chương trình Ấn tống Tam tạng Thánh điển Phật giáo Việt Nam vẫn đang tiếp nhận đóng góp với mã C200-2 ạ.

Bình luận của bạn

Đăng ký

Địa chỉ

Email

Facebook