Loading...

HÙN PHƯỚC ẤN TỐNG TAM TẠNG THÁNH ĐIỂN PHẬT GIÁO VIỆT NAM KỲ 2 (C200-2)

HÙN PHƯỚC ẤN TỐNG TAM TẠNG THÁNH ĐIỂN PHẬT GIÁO VIỆT NAM KỲ 2 (C200-2)
0

Ngày

0

Tiếng

lượt xem: 4878

THÔNG TIN CHUNG

Nam-mô Bổn Sư Thích-ca Mâu-ni Phật!
Kính thưa quý thiện nam tín nữ, quý vị Phật tử gần xa thân mến!

Tam tạng Thánh điển Phật giáo là kho tàng của trí tuệ Bát-nhã, là chìa khóa của sự thành tựu đạo nghiệp. Kinh tạng là tập đại thành toàn bộ những giáo pháp do đức Phật giảng dạy, Luật tạng là hệ thống các giới luật và nghi lễ dành cho người tu sĩ, Luận tạng tập hợp các bài giảng được hệ thống hóa thành cơ sở triết lý bởi các Thánh Tăng.

Tam tạng Thánh điển Phật giáo Việt Nam (TTTĐ PGVN) được hình thành qua 3 giai đoạn: Giai đoạn 1 (1950 – 1975), với đỉnh cao là sự ra đời của Hội đồng Phiên dịch Kinh điển của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, cho ra đời các bản dịch từ Hán cổ sang tiếng Việt. Giai đoạn 2 (1975 – 2017), với sự ra đời của các bản dịch từ Pāli sang tiếng Việt. Giai đoạn 3 ( 2017 trở đi), thành lập Ban Biên tập TTTĐ PGVN (2018), tiến hành đối chiếu văn bản song ngữ, biên tập tiếng Việt, làm tổng mục lục mới, với mục tiêu phiên dịch hoàn tất, biên tập và xuất bản TTTĐ PGVN, gồm: Ba tạng Thượng Tọa bộ, Ba tạng Bộ phái và Ba tạng Đại thừa. Đồng thời, Văn học Sớ giải, Tục tạng, Văn học tông phái Phật giáo Trung Quốc, Nhật Bản và Văn học Phật giáo Việt Nam.

Tại các quốc gia thuộc hai truyền thống Phật giáo Nam truyền và Bắc truyền đều có Thánh điển Phật giáo bằng tiếng mẹ đẻ của họ từ rất lâu. Tại các nước Phật giáo Nam truyền như: Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Campuchia, ngoài ấn bản Tam tạng Thánh điển Pāli, đều có bản dịch Thánh điển Phật giáo bằng quốc ngữ mẹ đẻ. Tại các nước Phật giáo Đại thừa, Trung Quốc là nước đầu tiên có Khai Bảo tạng (khắc gỗ, 971- 983, Bắc Tống); Đại Hàn (1011-1082) có ấn bản Cao Ly Đại tạng kinh; Nhật Bản có Thiên Hải tạng; Phật giáo Tây Tạng có Đại tạng kinh (1290 – 1364).

Trong khi đó, qua nhiều nỗ lực của những thế hệ đi trước, TTTĐ PGVN đã được kết tập, Việt dịch từ tiếng Pali, tiếng Hán bởi các bậc Cao tăng thạc đức như: HT. Minh Châu, HT. Thích Thiện Siêu, HT. Thích Trí Tịnh, HT. Thích Trí Nghiêm, HT. Thích Trí Quang, HT. Thích Thanh Từ… Tuy nhiên, cho đến nay, Phật giáo Việt Nam vẫn chưa có một bộ Tam tạng thật đầy đủ, trọn vẹn để đáp ứng nhu cầu tìm đọc, nghiên cứu của các Tăng Ni, Phật tử. 

Do TT. Thích Nhật Từ và TT. Thích Minh Thành làm đồng Tổng Biên tập, TTTĐ PGVN trong lần phiên dịch và ấn hành lần này sẽ bao gồm các tuyển tập: Tam tạng Phật giáo Thượng Tọa bộ, Tam tạng Phật giáo Bộ phái, Tam tạng Phật giáo Đại thừa, Văn học Sớ giải, Văn học Tông phái Phật giáo và Văn học Phật giáo Việt Nam… Đây là một trọng trách, một Phật sự kế thừa thiêng liêng hoài bão của chư tôn đức trưởng lão tiền nhân, cũng như lòng khát ngưỡng về bộ TTTĐ PGVN, làm chỗ nương tựa căn bản tu học, tìm hiểu về Chánh pháp của Đức Thế Tôn, những luận giải của các bậc Đại sĩ qua các thời kỳ và nền văn hóa khác nhau, làm chỗ y cứ, tham khảo cho Phật giáo Việt Nam hiện tại và tương lai.

Từ năm 2019, vinh dự nhận được sự tin tưởng và ủy thác của Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam (VNCPHVN), Quỹ Đạo Phật Ngày Nay (Quỹ ĐPNN) phụ trách ấn tống 150.000 quyển. Với chương trình Ấn tống Tam tạng Thánh điển Phật giáo Việt Nam (C200), Quỹ ĐPNN đã cúng dường hơn 8,3 tỷ đồng đến VNCPHVN để Viện thực hiện chương trình. Cho đến nay, VNCPHVN đã in ấn và cho ra mắt 04 bộ Kinh theo bản dịch của cố Hòa thượng Thích Minh Châu: Trường bộ kinh, Trung bộ kinh, Tương ưng bộ kinh và Tăng chi bộ kinh. 

Kế hoạch in ấn dự kiến
1. Giấy in: Loại giấy siêu nhẹ, bìa simili rất trang trọng, thiết kế, trình bày công phu
2. Khổ in: 19×27 cm
3. Cách dàn trang: Nén khoảng cách, thêm số dòng của mỗi trang.
4. Bìa sách: Bìa cứng, bọc simili nhuyễn của Đài Loan, chữ mạ vàng tựa kinh và cạnh gáy trong.
5. Số lượng Quỹ Đạo Phật Ngày Nay hỗ trợ in ấn: 150.000 quyển.  Giá in trung bình dự kiến là 200.000 đồng/quyển.  (Mỗi bộ Tam tạngThánh điển Phật giáo Việt Nam có 300 đầu sách. Quỹ ĐPNN sẽ hỗ trợ in 100 đầu sách với mỗi đầu sách in 1.500 quyển).
6. Chi phí dự kiến in ấn: 30.000.000.000 đồng

Công trình tầm vóc, dài hạn này chỉ có thể hoàn mãn khi nhận được sự quan tâm của chư tôn đức Giáo hội, chư tôn đức VNCPHVN, chư tôn đức Tăng Ni trong công tác biên tập, phiên dịch và đặc biệt là sự trợ duyên của các Phật tử trong và ngoài nước.  Vì những giá trị lợi lạc mà bộ TTTĐ PGVN mang lại, Quỹ ĐPNN tha thiết kêu gọi quý mạnh thường quân, thiện hữu tri thức hãy phát tâm đóng góp tịnh tài để ấn tống bộ Kinh điển quý báu này. Tiếp nối chí nguyện lan tỏa chánh Pháp của đức Từ phụ Thích-ca, chư vị lịch đại Tổ sư, chư vị hiền thánh Tăng, các bậc Trưởng lão, tôn túc, Quỹ ĐPNN kính mong nhận được sự hộ trì của các quý Phật tử. Cầu nguyện Phật sự này sớm được thành tựu viên mãn.

Kính chúc quý mạnh thường quân, chư thiện hữu tri thức, quý Phật tử luôn an lạc trong Chánh pháp của đức Phật.

Quý vị có thể đóng góp cho chương trình theo các cách như sau:
150.000 quyển x giá trung bình 200.000 đồng/quyển = 30.000.000.000 đồng

1. Ủng hộ tùy hỷ
2. Ủng hộ 1 quyển: 200.000 đồng
3. Ủng hộ 5 quyển: 1.000.000 đồng
4. Ủng hộ 10 quyển: 2.000.000 đồng
5. Ủng hộ 20 quyển: 4.000.000 đồng
6. Ủng hộ 50 quyển: 10.000.000 đồng
7. Ủng hộ 100 quyển: 20.000.000 đồng
8. Ủng hộ 200 quyển: 40.000.000 đồng
9. Ủng hộ 400 quyển: 80.000.000 đồng
10. Ủng hộ 500 quyển: 100.000.000 đồng

Lưu ý: Toàn bộ khoản nhận đóng góp cho chương trình “Ấn tống Tam tạng Thánh điển Phật giáo Việt Nam kỳ 2 (C200-2)” sẽ được cúng dường cho Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam để Viện thực hiện chương trình này.

  • HƯỚNG DẪN ĐÓNG GÓP
    Quý vị có thể ủng hộ tùy hỷ cho chương trình theo các cách sau:
  1. ĐÓNG GÓP TRỰC TIẾP: Văn phòng Quỹ Đạo Phật Ngày Nay tại tầng trệt Chùa Giác Ngộ, 92 Nguyễn Chí Thanh, P.2, Q.10, TP.HCM.
    Điện thoại: (028) 6680 9802
  2. CHUYỂN KHOẢN
    Khi chuyển khoản, xin quý vị hoan hỷ ghi rõ quý danh và mã số C200-2 trong nội dung chuyển khoản để Quỹ ĐPNN sử dụng đúng mục đích.
    Tài khoản: TRẦN NGỌC THẢO (THÍCH NHẬT TỪ)
    Số tài khoản: 0071004336891
    – Ngân Hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh TP. HCM
    – Vietcombank Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam Ho Chi Minh City Branch
    – Swift code: BFTVVNVX007
    3. ĐÓNG GÓP QUA PAYPAL
    Tài khoản Paypal: quydaophatngaynay@gmail.com
    4. ĐÓNG GÓP TẠI ÚC
    Nếu gởi check hay money order, xin quý vị hoan hỷ gởi về:
    Buddhism Today Association Incorporated
    5 Jeanes St, Beverley, SA. 5009, Australia
    Mobile: 0417804357
    Fax: (08) 82688482
    Email: buddhismtodayinc@yahoo.com
    Nếu chuyển khoản, xin quý vị hoan hỷ gởi về:
    Bank: Commonwealth Bank of Australia
    Account Name: Buddhism Today Association Incorporated
    BSB number: 065112
    Account number: 1011 6049
    Nếu quý vị ở ngoài nước Úc, xin hoan hỷ thêm các thông tin sau:
    Swift code: CTBAAU2S
    Address: 230a Port Road Hindmarsh SA. 5007, Australia
  • XÁC NHẬN ĐÓNG GÓP
    a. Gửi kiều hối 
    Quý Phật tử ở Hải ngoại hoan hỷ gửi email xác nhận đến địa chỉ email: quydaophatngaynay@gmail.com để Quỹ Đạo Phật Ngày Nay cập nhật, phản hồi thông tin nhanh chóng nhất đến quý vị.
    b. Chuyển khoản:
    Quý Phật tử có thể xem thông tin mình đã chuyển khoản thành công chưa bằng cách xem thông tin tại đây: https://bit.ly/3nATI90.
    c. Đóng góp qua Paypal:
    Quý Phật tử có thể xem thông tin mình đã chuyển thành công chưa bằng cách xem thông tin tại đây: https://bit.ly/3kAwX44

Nam-mô Công Đức Lâm Bồ-tát Ma-ha-tát!

TM. BAN ĐIỀU HÀNH QUỸ
CHỦ TỊCH
TT. THÍCH NHẬT TỪ

———————-

LƯU Ý:

1. Tài khoản Vietcombank  0071000776335 (Tran Ngoc Thao – Thich Nhat Tu) là tài khoản DUY NHẤT của Quỹ Đạo Phật Ngày Nay.

2. Toàn bộ các khoản đóng góp vào bốn tài khoản dưới đây chỉ được dùng ĐÚNG cho mục đích mà tài khoản đại diện

a) Tài khoản Vietcombank 0071000989041 được DÀNH RIÊNG cho Quỹ đời sống Tăng Ni (Mã số chương trình C106).

b) Tài khoản Vietcombank 0171003471369 được DÀNH RIÊNG cho chương trình xây dựng Chùa Quan Âm Đông Hải tại Sóc Trăng (Mã số chương trình QAĐH)

c) Tài khoản Vietcombank 0171003481551 được DÀNH RIÊNG cho chương trình xây dựng Chùa Giác Ngộ – Vũng Tàu (Mã số chương trình GNVT)

d) Tài khoản Vietcombank 0071004336891 được DÀNH RIÊNG cho chương trình Ấn tống Thánh điển Phật giáo Việt Nam (Mã số chương trình C200)

3. Ngoài những thư vận động được đăng tải trên các kênh truyền thông chính của Quỹ Đạo Phật Ngày Nay có ghi rõ hướng dẫn đóng góp, Ban Điều Hành Quỹ ĐPNN không ủy nhiệm cho bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào khác nhận đóng góp hoặc vận động các chương trình không do Quỹ Đạo Phật Ngày Nay tổ chức.

9 bình luận
  1. Mô Phật!Bạch Thầy
    Xin phép Thầy cho con xin hỏi ạ.Hôm ngày 21/3 con tên Viên Thiện Như xin ấn tông kinh ạ.Mô Phật xin Thầy cho con hỏi bên chùa con chưa thấy cập nhật thông tin là chùa mình có nhận được chưa ạ.con xin cảm ơn ạ.

    • Mô Phật! Qúy vị hoan hỷ chụp màn hình chuyển khoản hoặc biên lai chuyển khoản và gửi vào zalo số 0967 893 766 để Ban Thư ký kiểm tra ạ. Trân trọng.

      • A Di Đà Phật! Gia đình con có cúng dường chương trình ms C200 ngày 10/5 và ms C286 ngày 13/5 nhà chùa nhận được chưa ạ

        • Mô Phật! Qúy vị hoan hỷ chụp màn hình chuyển khoản hoặc biên lai chuyển khoản và gửi vào zalo số 0967 893 766 để Ban Thư ký kiểm tra ạ. Trân trọng.

  2. Dạ mô Phật !con đã nhận được thư phản hồi rồi ạ.con cảm ơn ạ.

  3. Nam Mô A Di Đà Phật!
    Con là Nguyễn Tuấn Ánh. Ngày 23/2/2024 con có chuyển khoản cúng dường ủng hộ chương trình mã số C200-2. Hiện nay con vào kiểm tra thì chưa thấy cập nhật trên trang nhà. Con rất mong các thầy kiểm tra giúp con xem con đã gửi thành công hay chưa. Con xin cảm ơn!

    • Nam-mô Phật! Quý Phật tử có thể xem thông tin mình đã chuyển khoản thành công chưa bằng cách chụp màn hình chuyển khoản thành công/ biên lai chuyển khoản gửi vào zalo số điện thoại: 0967893766. Ban Thư ký sẽ kiểm tra và sớm phản hồi đến quý vị Phật tử. Trân trọng.

      • Nam Mô A Di Đà Phật!
        Con là Nguyễn Tuấn Ánh.
        Dạ thưa Thầy con chưa có tài khoản zalo nên con không biết cách gửi file qua zalo. Nhưng con có tài khoản gmail. Vậy cho con hỏi, con có thể gửi file ảnh của “giấy nộp tiền” vào nơi nào khác không? Con xin lỗi vì đã làm phiền các Thầy!

Bình luận của bạn

Đăng ký

Địa chỉ

Email

Facebook