Loading...

TỨ ĐỘNG TÂM – NHỮNG VÙNG ĐẤT THIÊNG (Phần 3): Phật tích Sarnath (Vườn Lộc Uyển)

Về địa lý: Sarnath thực chất là tên gọi của một thành phố thuộc bang Uttar Pradesh, Đông Ấn Độ, nằm gần ngã ba sông Hằng và sông Gomarti.

Sarnath là nơi đức Phật giảng bài pháp đầu tiên – Kinh Chuyển pháp luân cho 5 anh em Kiều-trần-như. Từ đó, mở ra con đường Phật pháp cho các Phật tử mộ đạo.

Vào năm 234 TTL, Đại đế Asoka đã cho xây dựng tháp Dhamek và nó trở thành công trình nổi tiếng bậc nhất khi nhắc về Sarnath. Tháp có hình trụ tròn, cao 43.6m, đường kính nền tháp 25m, nửa bằng đá, nửa bằng gạch. Cho đến nay, tháp đã trải qua 6 lần trùng tu nhưng công trình vẫn giữ được dáng vẻ vốn có.

Ngoài ra, khuôn viên của Vườn Lộc Uyển còn có tháp Dharmarajika. Công trình này cũng được dựng xây dưới thời của vua A-dục. Nhưng tiếc thay, nó đã bị phá hủy để lấy gạch đá đỏ phục vụ cho việc xây dựng khác. Hiện giờ, di tích này chỉ còn lại nền tháp với vẻ hoang tàn.

Ngày nay, Phật tích này còn lại: trụ đá vua Asoka, hương thất của Phật, tháp Chaukhandi, biểu tượng pháp luân, quần thể chùa và tháp nhỏ.

Giờ đây, khi nhắc đến Vườn Lộc Uyển, người ta lại nghĩ đến cái nôi đầu tiên mà bánh xe chánh pháp nhiệm mầu bắt đầu di chuyển, từ miền Đông Ấn Độ đến những vùng đất mới.

Nguồn: Tổng hợp
Ảnh minh họa: từ sách “Theo dấu chân Phật tại Ấn Độ và Nepal”

Có thể bạn quan tâm


Đăng ký

Địa chỉ

Email

Facebook