Loading...

TỨ ĐỘNG TÂM – NHỮNG VÙNG ĐẤT THIÊNG (Phần cuối): Phật tích Kushinagar (Câu-thi-na)

Về địa lý: Kushinagar là một thị xã thuộc quận Kushinagar, bang Uttar Pradesh, Đông Ấn Độ. Ở thời đức Phật, Kushinagar là một thủ phủ của Malla.

Thánh tích Kushinagar gắn liền với sự kiện Phật Thích Ca nhập niết-bàn. Có tích nói rằng đức Phật đã đến khu rừng gần thành phố, và ngắm nhìn những cây sala nở hoa trước khi Ngài nhập diệt. Sau đó, lễ hỏa thiêu được tiến hành. Tất cả xá-lợi của đức Phật được chia đều cho 8 vị vua trị vì 8 vương quốc miền Bắc Ấn Độ để xây tháp tôn thờ.

Vào năm 260 TTL, dưới thời Đại đế Asoka, khu chiêm bái Kushinagar được xây dựng với rất nhiều tháp. Đến thời đế chế Kushan, Kushinagar càng được mở rộng hơn nữa và phát triển cực thịnh dưới vương triều Gupta.

Ngày nay, khuôn viên của công trình này còn nổi tiếng với Chùa Đại Niết Bàn, nơi đức Phật đã nhập diệt. Công trình này được xây vào năm 1956, mặc dù nó bắt đầu được xây dựng lần đầu tiên vào thế kỷ thứ V, trùng tu vào năm 1927. Năm 1876, một người đồng nghiệp thân thiết với nhà khảo cổ Alexander Cunningham, A. C. L. Carlleyle đã phát hiện tượng Phật nhập niết-bàn bằng đá sa thạch đỏ, có tuổi thọ khoảng 1.500 năm.

Ngoài ra, Phật tích cuối trong “Tứ động tâm” này còn có tháp hỏa thiêu, nơi đã hỏa thiêu kim thân của đức Phật. Tháp cũng được xây dựng bằng gạch đỏ như rất nhiều công trình Phật giáo khác trong 4 thánh tích lớn. Trải qua một thời gian dài, tháp đã bị phai mòn và không còn mang dáng hình vẹn nguyên nữa.

Đền Matha Kuar cũng là một công trình khác nằm trong thánh tích thứ tư này mà chúng ta nên kể đến. Bởi lẽ, đây chính là nơi đức Phật đã truyền dạy Kinh Di Giáo, nhằm nhắc nhở người xuất gia tinh tấn tu học và năng làm Phật sự. Trong đền, tượng Phật ở tư thế xúc địa được bài trí ngay chính giữa đền.

Cuối cùng, Quỹ Đạo Phật Ngày Nay đã gửi đến quý Phật từ các thông tin về “Tứ động tâm” nhân dịp đại lễ Phật đản PL. 2564. Hôm nay là ngày rằm tháng tư, là ngày trăng tròn tháng Vesak, chúng ta – những người yêu quý đức Phật và giáo pháp của Ngài, cùng tưởng nhớ về “vầng trăng tròn” của năm 623 TTL.

Nguồn: Tổng hợp
Ảnh minh họa: từ sách “Theo dấu chân Phật tại Ấn Độ và Nepal”

Có thể bạn quan tâm


Đăng ký

Địa chỉ

Email

Facebook