Loading...

Vì sao tôi theo đạo Phật – NSND Bạch Tuyết

NSND cải lương Bạch Tuyết tên thật là Nguyễn Thị Bạch Tuyết, sanh ngày 24/12/1945 tại làng Khánh Bình, Châu Đốc, nay thuộc xã Khánh An, huyện An Phú, tỉnh An Giang. Cô thọ tam quy ngũ giới, pháp danh là Diệu Lộc. Từ thuở ấu thơ, cô đã bộc lộ năng khiếu ca ngâm và thường được mời trình diễn tại trường vào mỗi dịp lễ Tết. Cô bất hạnh mồ côi mẹ năm lên tám tuổi. Cô từng rất thần tượng nghệ sĩ Thanh Nga và được cô khích lệ theo nghề. Những bài Tân nhạc đầu đời được nghệ sĩ Bạch Tuyết ngâm nga như: Nắng đẹp miền Nam, làng tôi, tiếng còi trong sương đêm,…

Năm 1960, Bạch Tuyết gặp nghệ sĩ Điêu Huyền và tên tuổi của cô dần được xuất hiện trên các đài phát thanh báo chí. Năm 1961, đoàn Kiêng Giang diễn vở “Lá thắm chỉ hồng” với vai đào chính, lối diễn xuất thần của cô khiến khán giả thích thú vô cùng, sau đó là những vở: Kiếp chồng chung, suối mơ trên áo cưới,… Tên tuổi Bạch Tuyết bắt đầu được mọi người biết đến. Cuối năm 1962, cô vào đoàn Thống nhất. Năm 1963 nhận giải Thanh Tâm cho diễn viên triển vọng. Năm 1964 cô gia nhập đoàn Dạ lý hương. Năm 1965 với vở Tần nương thất của cặp đôi soạn giả danh tiếng Hà Triều – Hoa Phượng đã mang lại cho Bạch tuyết huy chương vàng giải Thanh Tâm cho nghị sĩ xuất sắc. Năm 1966, sự kết hợp giữa Hùng Cường và Bạch Tuyết tạo thành cặp đôi hoàn hảo được người hâm mộ yêu mến và giới truyền thông lúc bấy giờ gọi là cặp “Sóng thần”. Năm 1985, Bạch Tuyết tốt nghiệp cử nhân ngành ngữ văn. Năm 1988, cô được nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú và nhận bằng tốt nghiệp khoa đạo diễn ở Viện Hàn lâm Sân khấu và Điện ảnh tại Sophia… Năm 1995, cô bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ tại Viện Hàn lâm Hoàng gia Kịch nghệ Anh Quốc với đề tài “Sự thích nghi của nghệ thuật sân khấu dân tộc cổ truyền của các quốc gia Đông Nam Á và trở thành Tiến sĩ nghệ thuật học đầu tiên trong ngành cải lương Việt Nam. Năm 2012, Bạch Tuyết được nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân ở lần xét duyệt thứ 7 năm 2011.

Suốt gần chục năm cống hiến cho nền nghệ thuật cải lương Việt Nam, nghệ sĩ Bạch Tuyết đã ghi dấu ấn cho nhiều vai diễn để đời như Lệ Chi trong vở “ Lá thắm chỉ hồng”, Thúy Kiều trong “Má hồng phận bạc”, cô Tần trong “Tần nương thất”, cô Lựu trong vở “Đời cô Lựu”,… Cô được kỷ lục Guinness phong tặng là người Việt Nam đầu tiên chuyển thể kinh Phật thành trường ca cải lương gồm: trường ca kinh Pháp cú, trường ca Phật giáo với dân tộc, trường ca kinh kim cương, trường ca kiến tánh thành Phật và mới đây nhất là trường ca Tam quy ngũ giới.

Cuộc đời của Bạch Tuyết nói đến may mắn thì cũng rất may mắn, thành công thì cũng thật thành công. Danh vọng và địa vị có đủ nhưng sóng gió, áp lực, mệt mỏi và âu lo luôn đè nặng lên đôi vai bé nhỏ của cô. Những khi mệt mỏi quá, chông chênh quá, cô muốn dừng lại và ngủ một giấc thật sâu, thật dài. Đó là lý do thòi còn trẻ Bach Tuyết đã ba lần tự tử nhưng bất thành. Thuở nhỏ bồng bột là thế nhưng khi trưởng thành rồi, học và thực hành những điều đức Phật dạy, Bạch Tuyết bắt đầu biết sống chậm lại, suy nghĩ sâu hơn, thực hành thiền và quán chiếu nhiều hơn. Đó là lý do cô đã bình tâm chia sẻ rằng “Người nổi tiếng như người lướt ván, phải có kỹ thuật thăng bằng để lướt trên ngọn sóng, xuyên vào lòng con sóng. Nếu không biết cách giữ thăng bằng tất phải té, bị hất khỏi ván thôi, và tôi đã chiêm nghiệm thật lâu mới có thể đứng vững trên đó”.

Hãy cùng tiếp tục lắng nghe những chia sẻ chân thành của NSND Bạch Tuyết trong chương trình Vì sao tôi theo đạo Phật kỳ thứ 28.

Có thể bạn quan tâm


Đăng ký

Địa chỉ

Email

Facebook